El lebrato marino


Con thỏ biển tí hon


Vivía cierta vez una princesa que tenía en el piso más alto de su palacio un salón con doce ventanas, abiertas a todos los puntos del horizonte, desde las cuales podía ver todos los rincones de su reino. Desde la primera, veía más claramente que las demás personas; desde la segunda, mejor todavía, y así sucesivamente, hasta la duodécima, desde la cual no se le escapaba nada de cuanto había y sucedía en sus dominios, en la superficie o bajo tierra. Como era en extremo soberbia y no quería someterse a nadie, sino conservar el poder para sí sola, mandó pregonar que se casaría con el hombre que fuese capaz de ocultarse de tal manera que ella no pudiese descubrirlo. Pero aquel que se arriesgase a la prueba y perdiese, sería decapitado, y su cabeza, clavada en un poste. Ante el palacio levantábanse ya noventa y siete postes, rematados por otras tantas cabezas, y pasó mucho tiempo sin que aparecieran más pretendientes. La princesa, satisfecha, pensaba: "Permaneceré libre toda la vida".
Pero he aquí que comparecieron tres hermanos dispuestos a probar suerte. El mayor creyó estar seguro metiéndose en una poza de cal, pero la princesa lo descubrió ya desde la primera ventana, y ordenó que lo sacaran del escondrijo y lo decapitasen. El segundo se deslizó a las bodegas del palacio, pero también fue descubierto desde la misma ventana, y su cabeza ocupó el poste número noventa y nueve. Presentóse entonces el menor ante Su Alteza, y le rogó le concediese un día de tiempo para reflexionar y, además, la gracia de repetir la prueba por tres veces; si a la tercera fracasaba, renunciaría a la vida. Como era muy guapo y lo solicitó con tanto ahínco, díjole la princesa:
- Bien, te lo concedo; pero no te saldrás con la tuya.
Se pasó el mozo la mayor parte del día siguiente pensando el modo de esconderse, pero en vano. Cogiendo entonces una escopeta, salió de caza, vio un cuervo y le apuntó; y cuando se disponía a disparar, gritóle el animal:
- ¡No dispares, te lo recompensaré!
Bajó el muchacho el arma y se encaminó al borde de un lago, donde sorprendió un gran pez, que había subido del fondo a la superficie. Al apuntarle, exclamó el pez:
- ¡No dispares, te lo recompensaré!
Perdonóle la vida y continuó su camino, hasta que se topó con una zorra, que iba cojeando. Disparó contra ella, pero erró el tiro; y entonces le dijo el animal:
- Mejor será que me saques la espina de la pata-. Él lo hizo así, aunque con intención de matar la raposa y despellejarla; pero el animal dijo:
- Suéltame y te lo recompensaré.
El joven la puso en libertad y, como ya anochecía, regresó a casa.
El día siguiente había de ocultarse; pero por mucho que se quebró la cabeza, no halló ningún sitio a propósito. Fue al bosque, al encuentro del cuervo, y le dijo:
- Ayer te perdoné la vida; dime ahora dónde debo esconderme para que la princesa no me descubra.
Bajó el ave la cabeza y estuvo pensando largo rato, hasta que, al fin, graznó:
- ¡Ya lo tengo!-. Trajo un huevo de su nido, partiólo en dos y metió al mozo dentro; luego volvió a unir las dos mitades y se sentó encima.
Cuando la princesa se asomó a la primera ventana no pudo descubrirlo, y tampoco desde la segunda; empezaba ya a preocuparse cuando, al fin, lo vio, desde la undécima. Mandó matar al cuervo de un tiro y traer el huevo; y, al romperlo, apareció el muchacho:
- Te perdono por esta vez-, pero como no lo hagas mejor, estás perdido.
Al día siguiente se fue, el mozo al borde del lago y, llamando al pez, le dijo:
- Te perdoné la vida; ahora indícame dónde debo ocultarme para que la princesa no me vea.
Reflexionó el pez un rato y, al fin, exclamó:
- ¡Ya lo tengo! Te encerraré en mi vientre.
Y se lo tragó, y bajó a lo más hondo del lago. La hija del Rey miró por las ventanas sin lograr descubrirlo desde las once primeras, con la angustia consiguiente; pero desde la duodécima lo vio. Mandó pescar al pez y matarlo, y, al abrirlo, salió el joven de su vientre. Fácil es imaginar el disgusto que se llevó. Ella le dijo:
- Por segunda vez te perdono la vida, pero tu cabeza adornará, irremisiblemente, el poste número cien.
El último día, el mozo se fue al campo, descorazonado, y se encontró con la zorra.
- Tú que sabes todos los escondrijos -díjole-, aconséjame, ya que te perdoné la vida, dónde debo ocultarme para que la princesa no me descubra.
- Difícil es -respondió la zorra poniendo cara de preocupación; pero, al fin, exclamó:
- ¡Ya lo tengo!
Fuese con él a una fuente y, sumergiéndose en ella, volvió a salir en figura de tratante en ganado. Luego hubo de sumergirse, a su vez, el muchacho, reapareciendo transformado en lebrato de mar. El mercader fue a la ciudad, donde exhibió el gracioso animalito, reuniéndose mucha gente a verlo. Al fin, bajó también la princesa y, prendada de él, lo compró al comerciante por una buena cantidad de dinero. Antes de entregárselo, dijo el tratante al lebrato:
- Cuando la princesa vaya a la ventana, escóndete bajo la cola de su vestido.
Al llegar la hora de buscarlo, asomóse la joven a todas las ventanas, una tras otra. sin poder descubrirlo; y al ver que tampoco desde la duodécima lograba dar con él, entróle tal miedo y furor, que, a golpes, rompió en mil pedazos los cristales de todas las ventanas, haciendo retemblar todo el palacio.
Al retirarse y encontrar el lebrato debajo de su cola, lo cogió y, arrojándolo al suelo, exclamó:
- ¡Quítate de mi vista!
El animal se fue al encuentro del mercader y, juntos, volvieron a la fuente. Se sumergieron de nuevo en las aguas y recuperaron sus figuras propias. El mozo dio gracias a la zorra, diciéndole:
- El cuervo y el pez son unos aprendices, comparados contigo. No cabe duda de que tú eres el más astuto.
Luego se presentó en palacio, donde la princesa lo aguardaba ya, resignada a su suerte. Celebróse la boda, y el joven convirtióse en rey y señor de todo el país. Nunca quiso revelarle dónde se había ocultado la tercera vez ni quien le había ayudado, por lo que ella vivió en la creencia de que todo había sido fruto de su habilidad, y, por ello, le tuvo siempre en gran respeto, ya que pensaba:
"Éste es más listo que yo".
Ngày xửa ngày xưa có một cô công chúa sống trong một lâu đài rộng lớn. Trên tầng thượng lâu đài là một căn phòng có mười hai cửa sổ quay hướng ra khắp phương trời. Mỗi khi lên đấy, công chúa có thể nhìn thấy toàn cảnh giang sơn đất nước. Nhìn qua cửa sổ thứ nhất, công chúa thấy rõ người ở phía xa tít tắp mà mắt người không nhận thấy. Độ phóng đại của các cửa sổ cứ tăng dần. Nhìn qua cửa sổ thứ ba thì thấy cảnh vật hiện ra rõ hơn là nhìn qua cửa sổ thứ hai. Đứng ở cửa sổ thứ mười hai, công chúa có thể nhìn thấy mọi thứ có trên đất hay nằm sâu trong lòng đất, không gì qua được mắt nàng. Chính vì lẽ ấy nên công chúa rất kiêu kỳ, không muốn khuất phục một ai cả, muốn độc tôn chiếm giữ ngai vàng. Một ngày kia, nàng cho loan báo tin kén chồng, ai náu mình mà nàng không thể tìm ra sẽ là chồng nàng. Nhưng nếu nàng tìm thấy, người ấy sẽ bị chết chém. Công chúa đinh ninh rằng chẳng ai thành công trong chuyện này. Chưa có ai đi ẩn trốn mà nàng không tìm ra. Đã từ lâu không có một ai xin thử nữa. Công chúa rất lấy làm hả dạ, khoái chí, nghĩ bụng: "Ta sẽ được sống tự do suốt đời."
Bỗng có ba anh em nhà kia xuất hiện, tới xin thử tài trong chuyện may rủi này. Người anh cả chui trốn ở trong hang đá vôi, đinh ninh tưởng chắc không ai tìm được, không ngờ công chúa chỉ liếc mắt nhìn qua cửa sổ thứ nhất đã trông thấy anh ta. Anh ta bị chết chém. Người em thứ hai lẩn trốn ở dưới căn hầm của lâu đài, số phận của anh ta cũng chẳng khác gì người anh cả. Đến lượt người em út, anh xin công chúa cho một ngày để suy nghĩ, xin công chúa rộng lòng bỏ qua, tha chết cho anh, nếu hai lần đầu đều bị công chúa tìm thấy. Nếu lần thứ ba đi ẩn náu mà cũng không thành công, lúc đó anh xin nộp mạng mà không hề ta thán. Thấy anh khôi ngô tuấn tú, ăn nói chân thành, công chúa xiêu lòng ưng thuận và nói:
- Được, ta sẵn lòng để ngươi trổ hết tài mình, nhưng chắc ngươi cũng chả thành công đâu.
Tay ôm trán, anh vắt óc suy nghĩ xem nên trốn thế nào, nhưng cũng chẳng nghĩ được kế gì hay cả. Rồi anh lấy súng đi vào rừng săn cho khuây khỏa. Anh nhìn thấy một con quạ, liền giơ súng lên ngắm. Đúng lúc anh sắp bấm cò thì quạ cất tiếng nói:
- Đừng bắn, tôi sẽ đền ơn anh.
Anh buông súng xuống rồi lại tiếp tục đi lang thang trong rừng. Vừa tới bên bờ một cái hồ lớn, anh hết sức ngạc nhiên khi nhìn thấy một con cá thật là to lao vút lên khỏi mặt nước. Khi anh giương súng lên bắn thì cá cất tiếng gọi:
- Đừng bắn, tôi sẽ đền ơn anh.
Cá lặn xuống, anh lại đi tiếp thì gặp một con cáo đang khập khiễng đi. Anh bắn, nhưng không trúng. Cáo liền gọi:
- Tốt nhất là hãy lại đây, nhổ giúp tôi chiếc gai ở chân.
Anh nhổ gai giúp cáo, nhưng trong bụng lại tính giết luôn cáo làm thịt và lột da phơi. Cáo nói:
- Để tôi đi, tôi sẽ đền ơn anh.
Chàng trai để cáo chạy đi, khi ấy trời đã tối nên anh đành quay về nhà.
Ngày hôm sau là ngày anh phải tìm chỗ ẩn trốn. Nghĩ đau cả đầu, buốt cả óc mà anh vẫn không nghĩ ra chỗ có thể trốn được. Anh lại đi lang thang trong rừng, tới chỗ quạ và nói:
- Ta đã để mi sống. Giờ hãy nói cho ta biết, ta nên ẩn trốn nơi nào để công chúa không nhìn thấy?
Quạ cúi đầu trầm ngâm suy nghĩ một lúc. Cuối cùng, quạ nói giọng khàn khàn:
- Tôi đã nghĩ ra rồi.
Quạ lấy trong ổ một quả trứng, mổ đôi ra rồi để chàng trai chui tọt vào trong. Quạ gắn trứng liền lại như cũ rồi tha vào tổ và nằm lên ấp trứng. Đứng trước cửa sổ thứ nhất, công chúa không tìm thấy anh, nhìn qua cửa sổ tiếp theo cũng chẳng thấy tăm hơi anh đâu cả, công chúa bắt đầu lo sợ. Nhưng rồi nhìn qua cửa sổ thứ mười một thì nàng phát hiện được chỗ anh đang ẩn nấp. Nàng sai bắn chết quạ, leo lên lấy trứng xuống, đập trứng vỡ. Chàng trai trẻ kia đành phải chui ra. Công chúa nói:
- Đây là lần thứ nhất ta tha cho ngươi. Nếu ngươi không tìm kế khác hay hơn nữa ngươi sẽ thua cuộc.
Ngày hôm sau, anh tới bên bờ hồ, gọi cá bơi vào gần và nói:
- Ta đã để mi sống. Giờ hãy nói cho ta biết ta nên ẩn trốn ở nơi nào để công chúa không tìm thấy?
Cá trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi reo lên:
- Tôi đã nghĩ ra rồi. Tôi sẽ giấu anh vào trong bụng tôi.
Cá nuốt anh vào bụng, rồi lặn thẳng xuống đáy hồ. Công chúa lên căn phòng ở tầng thượng, lần lượt nhìn qua các cửa sổ, tới cửa sổ thứ mười một mà vẫn không tìm ra. Công chúa vô cùng lo lắng. Nhưng rồi đến cửa sổ thứ mười hai thì nàng phát hiện ra chỗ ẩn nấp. Nàng sai người kéo lưới bắt cá, mổ bụng: chàng trai trẻ đành phải bước ra. Chắc các bạn ai cũng biết tâm trạng rối bời của anh ta lúc đó.
Công chúa nói:
- Đây là lần cuối cùng.
Lòng nặng trĩu lo âu, anh ra đồng tìm cáo, anh nói:
- Mi khôn ngoan, biết tìm chỗ ẩn nấp. Ta đã để mi sống. Giờ hãy nói cho ta biết, ta nên ẩn trốn ở nơi nào để công chúa không tìm thấy?
Cáo làm bộ đăm chiêu suy nghĩ:
- Cái đó khó gặm đấy?
Lát sau, nó reo lên:
- Tôi đã nghĩ ra rồi!
Cáo dẫn anh ta tới một con suối. Cáo lặn xuống suối, một lát sau cáo nhô lên khỏi mặt nước, đổi dạng thành một người lái buôn vẫn đi mua bán súc vật ở chợ. Chàng trai trẻ cũng ngụp lặn dưới suối và biến thành một con thỏ biển tí hon. Người lái buôn mang thỏ biển vào kinh đô để bán, cố ý phô con vật nhỏ xíu lạ kỳ đáng yêu kia. Cả chợ xúm đông lại xem. Tin đồn đến tai công chúa, nàng tới, thấy con vật nhỏ xinh thật dễ thương ấy, nàng mua ngay, trả cho người lái buôn rất nhiều tiền. Trước khi giao thỏ tí hon cho công chúa, lái buôn khẽ dặn thỏ:
- Đợi lúc công chúa sắp tới bên cửa sổ để tìm thì bò thật nhanh, lẩn trốn vào trong bím tóc nàng.
Đã đến lúc công chúa lên căn phòng ở tầng thượng để tìm đối thủ. Nàng đi lần lượt từ cửa sổ thứ nhất tới cửa sổ thứ mười một mà chẳng nhìn thấy chàng trai. Nhìn qua cửa sổ thứ mười hai, công chúa cũng chẳng thấy tăm hơi anh đâu. Lòng nàng rối bời, vừa sợ hãi, vừa tức giận điên khùng. Trong cơn tức giận ấy, nàng đập phá lung tung, kính ở mười hai cửa sổ vỡ vụn thành trăm ngàn mảnh, cả lâu đài rung chuyển.
Lúc bình tĩnh trở lại, công chúa cảm thấy hình như con vật tí hon đang ở trong bím tóc mình, nàng túm nó kéo ra, vứt nó xuống đất, miệng thét lớn:
- Xéo đi cho khuất mắt ta!
Thỏ biển tí hon chạy về với cáo lái buôn. Cả hai vội vã ra bờ suối nhảy xuống ngụp lặn. Lát sau, cả hai lại hiện nguyên hình. Chàng trai cám ơn cáo:
- So với chú thì quạ và cá thật quá khờ dại. Mưu mẹo của chú thật tuyệt vời!
Chàng trai trở lại lâu đài. Công chúa đành lòng theo số mệnh, đứng sẵn ở trong lâu đài đợi chàng. Đám cưới được tổ chức linh đình. Chàng nghiễm nhiên trở thành nhà vua, trị vì cả một giang sơn hùng vĩ. Chàng không bao giờ kể cho nàng biết, lần thứ ba chàng đã ở ẩn náu ở đâu, và cũng không nói ai đã giúp chàng. Công chúa cứ đinh ninh chồng mình thật là tài ba lỗi lạc, nàng rất kính trọng chàng và thầm nghĩ: "Anh ta tài ba hơn mình nhiều lắm!"


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng