Anh chàng đánh trống


Dobosz


Một buổi tối kia, anh chàng đánh trống đi lang thang một mình ở giữa cánh đồng, tới bên bờ hồ, anh thấy có ba chiếc áo trắng, anh nói:
- Vải mịn đẹp đấy!
Rồi anh cho luôn một cái vào túi. Về nhà, anh quên khuấy mất chuyện được của rơi và lên giường ngủ. Vừa mới chợp mắt, anh chợt nghe hình như có tiếng gọi mình rất khẽ:
- Anh đánh trống ơi, anh đánh trống ơi, dậy đi!
Trời tối nên anh không nhận được ra ai, nhưng anh thấy rõ ràng là một cái bóng lơ lửng trên giường mình nằm. Anh lên tiếng hỏi:
- Người kia muốn gì?
Có tiếng người đáp:
- Cho tôi xin lại chiếc áo anh cầm ở bên hồ lúc tối.
Anh chàng đánh trống đáp:
- Nếu nói cho tôi biết là ai thì tôi sẽ trả áo.
Có tiếng người đáp:
- Trời, tôi vốn là công chúa con vua một nước hùng cường, chẳng may tôi sa vào tay một mụ phù thủy, và tôi bị đày lên núi thủy tinh. Ngày nào ba chị em tôi cũng tới hồ tắm. Hai chị tôi đã về, nhưng tôi vì không có áo nên không về được. Xin anh trả cho tôi chiếc áo.
Anh đánh trống nói:
- Tôi sẵn lòng trả lại áo, cô cứ yên tâm, cô bé đáng thương ơi!
Anh lấy áo trong túi ra và đưa chiếc áo cho người kia trong bóng tối lờ mờ. Người con gái giơ tay nhận chiếc áo và định đi ngay, nhưng anh nói:
- Hãy khoan nào, biết đâu tôi có thể giúp cho cô được gì thì sao.
- Muốn cứu tôi thoát khỏi vòng pháp thuật của phù thủy thì phải lên ngọn núi thủy tinh. Dù anh có tới chân núi thủy tinh thì anh cũng không làm sao lên được ngọn núi.
Anh đánh trống đáp:
- Điều gì tôi muốn là tôi làm được. Tôi không biết sợ là gì, tôi rất thương cô, nhưng tôi không biết đường tới đó.
Cô gái đáp:
- Đường xuyên qua một cánh rừng lớn, ở đó có một bọn chuyên ăn thịt người. Tôi chỉ được phép nói với anh điều đó thôi.
Ngay sau đó anh chỉ nghe thấy tiếng gió và cô gái biến mất.
Hôm sau, trời vừa hửng sáng, anh đánh trống đã thức giấc, đeo trống lên vai và cứ thẳng đường đi tới rừng, lòng hoàn toàn thanh thản. Vào trong rừng sâu mà anh đánh trống vẫn chưa gặp một ai, anh nghĩ:
- Mình phải đánh thức cái bọn ngủ trưa dậy mới được!
Anh đưa trống ra phía trước và khua vang một hồi làm cho chim chóc náo động cả lên, xao xác bay đi.
Lát sau có một tên khổng lồ nằm ngủ trên bãi cỏ nhỏm dậy, hắn đứng cao lênh khênh như một cây thông. Hắn nói:
- Này thằng nhóc kia, làm gì mà khua trống ầm lên làm tao đang ngủ ngon bị đánh thức dậy.
Anh đáp:
- Ta đánh trống để cho hàng ngàn người định hướng mà tới đây.
Tên khổng lồ nói:
- Họ định làm gì ở trong rừng của ta?
- Họ tới để kết liễu đời mày, để dọn sạch khu rừng khỏi những quái vật như loại mày.
Tên khổng lồ đáp:
- Hay đấy, nhưng ta sẽ giẫm chết cả bọn như giẫm kiến.
Anh đánh trống đáp:
- Đừng tưởng vậy nhé, mày chẳng làm gì nổi họ đâu. Mày chưa kịp giơ chân ra thì họ đã nhảy đi ẩn mất. Đợi lúc mày ngủ say họ mới kéo nhau ra, trèo lên người mày, rút từ thắt lưng ra một cái búa sắt và sẽ đập nát đầu mày ra.
Tên khổng lồ đâm ra ngán, nó nghĩ:
- Chơi với lũ tinh quái này chỉ có thiệt thân. Sói hay gấu ta có thể tóm quật chết tươi. Nhưng đám sâu đất này thì không đùa được với chúng.
Rồi hắn nói:
- Nghe đây, thằng nhóc, hãy đi cho khuất mắt, từ nay trở đi ta cũng không bao giờ dám giây với mày cùng đồng bọn. Nhưng ta cũng sẵn lòng giúp một tay nếu mày cần.
Anh đánh trống nói:
- Chân cao như mày thì chạy nhanh lắm, thế mày cõng tao tới núi thủy tinh nhé, để tao ra hiệu cho đồng bọn rút lui, để mày được yên thân.
Tên khổng lồ nói:
- Thì lại đây, quân nhãi nhép, trèo lên vai, ta sẽ đưa mày tới đó.
Tên khổng lồ nhấc anh lên vai, ngồi trên vai anh đánh liền một hồi trống. Tên khổng lồ nghĩ bụng:
- Chắc nó đánh trống hiệu cho đồng bọn rút.
Đi được một thôi đường thì gặp một tên khổng lồ khác. Hắn nhấc anh từ vai tên kia và cho ngồi vào một chiếc khuy áo to bằng chậu sành. Ngồi trong đó anh tỏ ra thích chí, hết ngó lại nghiêng. Rồi lại gặp tên thứ ba, tên này cho anh lên vành mũ hắn mà ngồi. Ngồi ở đó anh tha hồ ngắm, nhìn qua các ngọn cây, anh thấy xa xa có một ngọn núi. Anh nghĩ bụng:
- Chắc đó là núi thủy tinh.
Đó chính là núi thủy tinh. Tên khổng lồ mới rảo bước một lúc là đã tới chân núi, hắn đặt anh xuống đất. Anh đánh trống đòi hắn đưa mình lên tận ngọn núi, nhưng hắn lắc đầu, nói lẩm bẩm gì đó rồi quay vào trong rừng.
Giờ đây trước mặt anh chàng đánh trống đáng thương là một ngọn núi cao ngất trời, tưởng chừng như nó là do ba ngọn núi chồng lên nhau vậy. Sườn núi láng như gương, anh không biết có cách nào trèo lên được. Anh trèo lên được một tí rồi lại bị trượt xuống ngần ấy. Anh nghĩ bụng:
- Giá ta là chim nhỉ.
Nhưng mong ước có giúp ích gì, cánh vẫn không thể vì thế mà mọc lên. Giữa lúc anh đang đứng tần ngần chưa biết cách nào thì thấy có hai người đang cãi nhau rất to tiếng. Anh đi lại phía họ, và thấy họ cãi nhau chỉ vì chiếc yên ngựa vất trên mặt đất, ai cũng muốn lấy cái yên ngựa.
Anh nói:
- Các ngươi có khùng không đấy, ngựa không có mà lại tranh nhau cái yên ngựa.
Một trong hai người đáp:
- Vì cái yên ngựa rất quí nên mới tranh nhau. Muốn đi đâu, dù có tới tận cùng thế giới đi chăng nữa, chỉ cần ngồi lên yên, nói nơi mình muốn tới, chỉ trong nháy mắt là nó đã đưa mình tới đó. Cái yên vốn là của chung, hôm nay đến lượt tôi được sử dụng, song anh ta lại không chịu.
Anh đánh trống nói:
- Thế để tôi phân xử chuyện này cho!
Rồi anh đi một quãng xa và cắm một cái cọc trắng làm mốc, khi quay lại anh nói:
- Cọc trắng là đích, giờ hai người chạy, ai tới đích trước thì được ngồi yên trước.
Khi họ đua nhau chạy thì anh đánh trống ngồi luôn lên yên, nói ước được đưa tới núi thủy tinh, chưa trở xong bàn tay thì yên đã đưa anh tới đó.
Trên ngọn núi là dải bằng phẳng, có một ngôi nhà bằng đá, trước cửa nhà là ao cá, phía sau nhà là rừng âm u. Anh chẳng thấy bóng dáng người cũng như thú vật nào cả, chỉ thấy gió thổi đung đưa ngọn cây nghe vi vu, mây trôi lững lờ ngay trên đầu mình.
Anh bước tới gõ cửa. Khi anh gõ cửa tới lần thứ ba mới có một bà già mặt đen xạm, mắt đỏ như lửa ra mở cửa. Bà mang một cặp kính trên cái sống mũi dài khoằm, mắt trừng trừng nhìn anh và hỏi anh muốn gì. Anh đánh trống đáp:
- Cho tôi vào nhà, cho ăn và cho ngủ nhờ.
Bà già nói:
- Được, nếu chịu làm ba việc cho ta.
Anh đáp:
- Tại sao lại từ chối nhỉ? Tôi không lười và cũng không sợ khó khăn, nặng nhọc.
Bà cho anh vào nhà, cho ăn và thu xếp giường đệm cho anh ngủ.
Sáng hôm sau, khi anh ngủ đã đẫy giấc, bà già rút bao tay của mình, để lộ ra những ngón tay khẳng khiu, bà đưa cho anh bao tay và nói:
- Cầm lấy bao tay này, ra tát cạn ao trước cửa nhà, trước khi trời sập tối phải tát xong ao, bắt hết cá và xếp phân loại chúng, thứ nào vào thứ ấy.
Anh đánh trống nói:
- Thật là chuyện lạ đời.
Nói thế, nhưng anh vẫn ra ao tát nước. Ao thì lớn mà dụng cụ tát nước lại bằng bao tay, tát có đến ngàn năm chắc cũng không cạn? Tát từ sáng tới trưa mà chẳng thấy suy suyển gì, anh nghĩ:
- Tát hay không tát thì cũng vậy, thế là toi công!
Rồi anh ngồi xuống nghĩ, đúng lúc đó một cô gái đi từ trong nhà ra, tay xách một làn thức ăn đưa cho anh, cô nói:
- Sao anh nom buồn vậy? Có chuyện chi không anh?
Anh ngước mắt lên, thấy trước mặt mình là một người con gái tuyệt đẹp. Anh nói:
- Trời ơi, việc thứ nhất chắc không làm xong nổi, vậy làm sao được những việc khác. Tôi ra đi để tìm nàng công chúa trên núi thủy tinh, tôi chẳng thấy bóng dáng nàng đâu cả, có lẽ tôi phải tiếp tục lên đường.
Người con gái bảo:
- Anh cứ ở lại đây. Tôi sẽ giúp anh vượt khó khăn này. Anh mệt, hãy tạm ngả đầu vào lòng tôi mà ngủ. Khi nào anh thức giấc thì việc cũng xong.
Chẳng phải đợi đến mời lần thứ hai, lúc anh ngủ thiếp, người con gái kia xoay nhẫn thần và ước:
- Tát cạn nước, bắt cá lên bờ!
Tức thì nước dâng cuộn lên không trung như làn sương trắng, cùng mây trôi đi. Cá cứ thế nhảy lên bờ, loại nào nằm vào loại ấy.
Khi anh đánh trống tỉnh dậy, anh hết sức ngạc nhiên thấy mọi việc đã xong. Người con gái còn dặn:
- Có một con cá nằm riêng một chỗ mà không nằm cùng với đồng loại nó. Khi đến xem, thấy mọi việc đúng y như lời mụ dặn, thế nào mụ cũng hỏi: tại sao con cá này lại nằm riêng ra? Khi ấy anh hãy ném ngay con cá vào mặt mụ và nói: Để phần mụ đấy, mụ phù thủy ạ!
Chập tối mụ phù thủy tới, xem mọi việc xong rồi mụ hỏi tại sao có một con nằm riêng, đúng lúc đó anh đánh trống ném ngay con cá đó vào mặt mụ. Mụ đứng đó, chẳng nói chẳng rằng, làm như không có chuyện gì xảy ra cả, nhưng mụ nhìn anh với con mắt đầy căm tức. Sớm hôm sau, mụ bảo:
- Công việc hôm qua dễ quá. Hôm nay nhận việc khó hơn. Từ giờ tới tối phải chặt hết khu rừng này, chẻ thành củi, xếp thành từng đống một!
Mụ đưa cho anh rìu, dao rựa và hai con nêm, tất cả đều bằng sắt tây. Anh mới làm được một lúc thì rìu quằn lưỡi, dao rựa và nêm bẹp rúm. Anh không còn biết xoay sở ra sao. Đúng trưa thì lại có người con gái mang thức ăn tới cho anh và nói an ủi:
- Anh tạm ngả đầu vào lòng tôi mà ngủ. Khi nào anh thức giấc thì việc cũng xong.
Người con gái lại xoay nhẫn thần và ước. Chỉ trong nháy mắt, cả khu rừng chuyển động, kêu răng rắc, cây đổ xuống rầm rầm, tự nó tách ra thành củi, những thanh củi nhảy lại với nhau thành từng đống một. Người ta có cảm tưởng những việc là do những người khổng lồ vô hình làm.
Khi anh đánh trống tỉnh dậy, cô gái dặn:
- Như anh thấy đấy, gỗ đã được bổ và xếp thành từng đống một. Chỉ còn một cành duy nhất là lẻ. Tối nay, khi tới thế nào mụ già cũng hỏi vặn, sao còn sót một cành. Lúc ấy, anh cầm lấy cành quát cho mụ một cái và nói: "Để phần mụ ấy, mụ phù thủy ạ!."
Mới đến là mụ nói ngay:
- Thấy không, việc cũng dễ đấy chứ. Nhưng còn cái cành kia để cho ai?
Anh đáp:
- Để phần mụ đấy, mụ phù thủy ạ!
Rồi anh cầm cành quất cho mụ một cái. Mụ cố làm lơ, cười mỉa mai và bảo:
- Việc thứ ba là chất củi cả cánh rừng thành một đống lớn và đốt trụi hết cho ta!
Sớm tinh mơ anh đã dậy, chuyển các đống nhỏ lại với nhau, nhưng một người làm sao chuyển nổi củi cả cánh rừng lại thành mong to được! Cả buổi mà chuyển chẳng được bao nhiêu. Đúng trưa lại có con gái mang thức ăn tới cho anh. Nàng không bỏ anh trong lúc khó khăn. Ăn xong, anh ngả đầu vào lòng cô và ngủ thiếp.
Lúc tỉnh dậy, anh đánh trống thấy lửa cháy rực trời, ngọn lửa chập chờn tới tận mây xanh. Cô gái nói với anh:
- Anh nghe em nói nhé, khi đến đây mụ phù thủy sẽ bày đủ chuyện cho anh làm. Anh đừng sợ, cứ làm, nếu anh hoảng sợ lửa sẽ liếm luôn anh và thiêu anh ra tro ngay tức khắc. Làm xong mọi việc thì anh túm ngay mụ phù thủy mà ném vào giữa ngọn lửa hồng.
Khi cô gái đi khuất thì mụ phù thủy rón rén bước tới, mụ nói:
- Trời, tôi rét cóng cả người. Nhưng ngọn lửa hồng này chắc cũng đủ ấm để sưởi nắm xương già. Chà, dễ chịu thật! Này, trong ngọn lửa sao lại có một khúc gỗ không cháy, lấy nó ra cho ta. Làm xong việc này thì được tự do, muốn đi đâu thì đi. Cứ việc đi cho thỏa chí!
Chẳng nghĩ gì lâu, anh nhảy vào giữa ngọn lửa, lấy khúc gỗ ra đưa cho mụ. Lửa chẳng hề bén tới chân tơ kẽ tóc của anh.
Vừa chạm mặt đất, khúc gỗ biến ngay thành người con gái đẹp, áo quần bằng lụa óng ánh như dệt bằng sợi vàng. Anh đánh trống nhận ngay ra, đó chính là người con gái từng giúp anh trong lúc khó khăn, chính là công chúa. Ngay lúc đó, với nụ cười nham hiểm mụ phù thủy nói:
- Tưởng thế là có nàng à, chưa đâu!
Mụ định tới lôi người con gái đi, nhưng anh đánh trống ngăn lại, túm ngay mụ ném vào giữa ngọn lửa, lửa cháy bùng cháy to hơn như cũng reo mừng vì đã trừ khử được mụ phù thủy độc ác.
Công chúa ngước nhìn người con trai cường tráng, nàng nhớ tới người không quản khó khăn, nguy hiểm để giải thoát nàng. Nàng đưa tay cho anh hôn và nói:
- Vì em mà anh không tiếc cả tính mạng, em cũng sẵn lòng làm tất cả vì anh. Anh sẽ là người bạn đời của em, nếu anh có mối tình chung thủy. Chúng ta chẳng thiếu gì trên đời, số châu báu mụ phù thủy gom góp thừa đủ để chúng ta dùng suốt đời.
Nàng dẫn anh đánh trống vào nhà, trong nhà toàn rương với hòm đựng vàng bạc, châu báu, hai người chỉ lấy châu báu. Công chúa nói không muốn ở lâu trên núi thủy tinh. Anh đánh trống nói:
- Thế em ngồi lên yên ngựa đi, hai ta sẽ bay đi như chim.
Nàng nói:
- Em chẳng thích cái yên ngựa cũ kỹ kia. Em chỉ cần xoay nhẫn và ước là hai chúng ta về ngay tới nhà trong nháy mắt.
Anh đánh trống nói:
- Thế thì hay quá, em hãy ước về trước cổng thành!
Trong nháy mắt hai người đã ở đó. Anh đánh trống nói:
- Giờ anh muốn về nhà báo tin cho cha mẹ anh biết. Em đứng đây đợi nhé, anh trở lại ngay.
Công chúa dặn anh:
- À, anh nhớ lời em nhé, anh đừng hôn lên má bên phải cha mẹ anh, bằng không anh sẽ lú, quên hết hứa hẹn, để em đứng bơ vơ một mình giữa cánh đồng.
Anh đáp:
- Làm sao anh có thể quên em được!
Anh hôn tay nàng và hứa sẽ trở lại ngay.
Ở nhà không ai nhận ra anh nữa, vì nom anh thay đổi quá nhiều. Ba ngày trên núi thủy tinh dài bằng ba năm dưới trần gian. Sau khi nghe anh kể hết sự tình, cha mẹ anh hết sức vui mừng, ôm chầm lấy con trai. Quá xúc động… anh quên bẵng lời dặn của công chúa, hôn luôn cả hai bên má, khi anh hôn lên má bên phải bố và mẹ anh thì anh không còn nhớ nghĩ tới nàng nữa. Anh dốc túi và đặt lên những hạt ngọc thật lớn. Bố mẹ anh không biết nên làm gì với đống của cải ấy. Bố anh cho xây một tòa nhà thật nguy nga, bao quanh là vườn, rừng, đồng cỏ, cứ như dinh cơ của lãnh chúa một vùng. Khi nhà xây xong, mẹ anh nói:
- Mẹ đã kén nàng dâu rồi, ba ngày nữa sẽ làm lễ cưới cho hai con.
Giờ bố mẹ anh muốn sao, anh cũng ưng thuận.
Còn công chúa đáng thương kia cứ đứng đợi chàng ở cổng trước cổng thành. Lúc trời xẩm tối, nàng nghĩ:
- Chắc chàng đã hôn lên má bên phải bố mẹ chàng nên chàng quên lời ước.
Lòng tràn ngập những buồn bực, nàng ước gì mình sống trong một túp lều cô quạnh trong rừng, nàng chẳng còn lòng nào trở về hoàng cung nữa.
Cứ tối tối nàng lại vào thành, đi qua trước cửa nhà chàng, thỉnh thoảng chàng cũng nhìn thấy một người con gái đi qua nhà, nhưng chàng không nhận ra được là ai. Một hôm, nàng nghe thiên hạ nói với nhau:
- Ngày mai nhà ấy có đám cưới đấy!
Lúc ấy nàng nghĩ:
- Mình cứ thử xem sao, biết đâu trái tim chàng lại vẫn thuộc về ta.
Trong ngày lễ cưới đầu tiên, nàng xoay chiếc nhẫn thần và ước:
- Ước gì ta có chiếc áo lóng lánh như ánh mặt trời.
Tức thì chiếc áo hiện ra ngay trước mặt nàng, nó lóng lánh cứ như áo dệt bằng tia nắng mặt trời vậy.
Khi khách đến đông đủ, nàng liền bước vào phòng. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc áo đẹp, người ngạc nhiên nhất là cô dâu. Vốn xưa nay rất thích quần áo đẹp nên cô dâu liền bước tới chỗ người khách lạ, hỏi xem khách có thể nhượng bán cho mình chăng. Người kia đáp:
- Tôi không lấy tiền, nếu được ở qua đêm tân hôn trước phòng chú rể ngủ, tôi sẵn lòng biếu không tất cả.
Do lòng ham muốn có quần áo đẹp nên cô dâu đồng ý ngay. Để cho chú rể không thể tỉnh dậy được, cô dâu đã trộn thuốc ngủ vào cốc rượu đêm của chú rể. Đợi lúc đêm khuya thanh vắng, công chúa mới rón rén khẽ hé cánh cửa buồng và nói vọng vào:
Chàng đánh trống ơi,
Nghe lời thiếp nói,
Khỏi tay phù thủy,
Tuy đã khó khăn,
Nhưng chuyện trăm năm,
Còn băn khoăn lắm!
Tất cả những việc ấy cũng chẳng có tích sự gì, anh đánh trống vẫn không thể nào tỉnh dậy được. Rạng sáng hôm sau công chúa đành phải rồi bỏ đi mà chẳng được gì cả.
Tối thứ hai, công chúa lại xoay chiếc nhẫn thần và ước:
- Ước gì cho ta chiếc áo bằng bạc lóng lánh như ánh trăng.
Thấy chiếc áo đẹp lóng lánh bạc như ánh trăng cô dâu lại ao ước và đồng ý cho người đưa áo được ở qua đêm trước phòng ngủ của chú rể. Đúng lúc đêm khuya thanh vắng nàng cất tiếng hát:
Chàng đánh trống ơi,
Nghe lời thiếp nói,
Khỏi tay phù thủy,
Tuy đã khó khăn,
Nhưng chuyện trăm năm,
Còn băn khoăn lắm!
Nhưng làm sao mà đánh thức nổi người đã uống một liều thuốc ngủ! Sáng hôm sau, công chúa buồn rầu trở về căn nhà nhỏ trong rừng. Những người khác ở đó nghe được tiếng nàng than thở và đem chuyện ấy kể cho chú rể nghe. Họ còn nói, vì chàng uống rượu có thuốc ngủ nên ngủ say đến nỗi không hề nghe thấy gì cả.
Tối thứ ba, công chúa lại xoay nhẫn thần và ước:
- Ước gì ta mặc áo óng ánh như sao lấp lánh!
Khi nàng bước vào phòng dự lễ, cô dâu nhìn ngay thấy chiếc áo người kia mặc còn đẹp hơn chiếc áo mình có rất nhiều nên đâm ra choáng váng, cô dâu nghĩ:
- Áo ấy ta phải có và nhất định phải chiếm được nó chứ!
Cũng như những lần trước, để được áo, cô dâu đồng ý cho người đưa áo được qua đêm trước phòng ngủ của chú rể. Tối nay, chú rể không uống rượu trước khi đi ngủ, mà đổ rượu ra mé sau giường. Đúng lúc đêm khuya thanh vắng, chàng nghe có tiếng nói dịu dàng gọi mình:
Chàng đánh trống ơi,
Nghe lời thiếp nói,
Khỏi tay phù thủy,
Tuy đã khó khăn,
Nhưng chuyện trăm năm,
Còn băn khoăn lắm!
Bỗng nhiên, trí nhớ nhắc chàng nghĩ tới chuyện xưa, chàng thốt lên:
- Trời ơi, sao ta lại ăn ở bội bạc thế được nhỉ? Trong lúc quá xúc động ta đã hôn lên má bên phải bố mẹ, đó chính là lầm lỗi gây nên chuyện lú lẫn của ta.
Rồi chàng bật dậy, cầm tay công chúa, dẫn nàng tới bên giường bố mẹ và thưa:
- Đây mới là cô dâu thật. Con sẽ có tội lớn, nếu con lấy người khác.
Khi nghe rõ đầu đuôi câu chuyện, bố mẹ chàng cũng ưng thuận. Đèn trong phòng lớn được thắp sáng trưng, tiếng kèn trống lại vang lên, họ hàng thân thích lại được mời tới dự lễ cưới thật sự của công chúa với anh chàng đánh trống, lễ cưới được tổ chức thật lộng lẫy và tưng bừng.
Cô dâu giữ những chiếc áo đẹp mà cô ham thích nên cũng rất hài lòng.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Pewnego wieczoru młody dobosz szedł całkiem sam przez pole aż dotarł nad jezioro. Na brzegu zobaczył trzy białe płótna . "Cóż za przedni len," rzekł i schował jedno z nich do torby. Poszedł do domu nie myśląc wcale o znalezisku i położył się do łóżka. Gdy już zasypiał, zadało mu się, jakby ktoś wymówił jego imię. Wytężył uszu i usłyszał: "doboszu, doboszu, obudź się." Nic nie widział w ciemnej nocy, ale wydawało mu się, że nad ziemią unosi się jakaś postać przed jego łóżkiem. "Czego chcesz?," zapytał. "Oddaj mi koszulę, którą mi zabrałeś wczoraj wieczorem," odpowiedział głos. "Oddam ci ją," rzekł dobosz, "jeśli mi powiesz, kim jesteś." - "Ach," odparł głos, "Jestem córką potężnego króla. Jestem w mocy pewnej wiedźmy, wygnano mnie na szklaną górę. Wraz z siostrami muszę każdego dnia kąpać się w jeziorze, lecz bez koszuli nie mogę odlecieć. Moje siostry już są daleko, lecz ja musiałam zostać." - "Uspokój się, biedaczku," rzekł dobosz, "chętnie ci ją oddam." Wyciągnął ją z torby i podał jej w ciemności. Złapała ją chcąc szybko odlecieć. "Poczekaj chwileczkę," powiedział, " może mógłbym ci pomóc." - "Możesz mi pomóc, jeśli wejdziesz na szklaną górę i uwolnisz mnie z mocy złej wiedźmy. Lecz nigdy nie dojdziesz do szklanej góry, a nawet jeśli będziesz bardzo blisko, to na nią nie wejdziesz." - "Czego pragnę, to i mogę," powiedział dobosz, "żali mi ciebie, a niczego się nie boję. Nie znam drogi, która prowadzi na szklaną górę." - "Droga wiedzie przez wielki las, gdzie mieszkają ludożercy," odpowiedziała, "więcej nie mogę ci powiedzieć." A potem usłyszał, jak odlatuje.
Dobosz wyruszył w drogę o wschodzie słońca, przewiesił swój bębenek i wszedł śmiało do lasu. Gdy już chwilkę szedł i nie zobaczył żadnego olbrzyma, pomyślał sobie "muszę obudzić tego śpiocha," zawiesił swój bęben z przodu i bił w werbel, że aż ptaki uciekały z drzew z krzykiem. Niedługo potem olbrzym, który leżał w trawie i spał, podniósł się do góry, a był tak wielki jak jodła. "Łotrze, " zawołał do niego, "co tak bębnisz i budzisz mnie z najlepszego snu?" - "Bębnię," odrzekł, "bo za mną idą tysiące i muszę im drogę wskazać." - "A czego oni chcą w moim lesie?" zapytał olbrzym. "Chcą cię ukatrupić i wyczyścić las z takiego plugastwa jak ty." - "Och," rzekł olbrzym, "Rozdepczę was jak mrówki" - "Myślisz, że możesz coś nam zrobić?" rzekł dobosz, "kiedy się schylisz, by jednego złapać, skoczy i schowa się, kiedy się położysz i zaśniesz, powyłażą ze wszystkich krzaków i wejdą na ciebie. A każdy ma młot ze stali przy pasie i tak rozwalą ci czaszkę." Olbrzym pochmurniał i pomyślał: "Ten podstępny ludek może naprawdę narobić mi kłopotów. Wilkom i niedźwiedziom miażdżę gardła, lecz nie ma dla mnie ochrony przed robakami drążącymi ziemię." - "posłuchaj, ludziku," rzekł, "odejdź, a obiecuję ci, że ciebie i twych kompanów ostawię w przyszłości w spokoju, a jeśli masz jeszcze jakieś życzenie, powiedz mi, a zrobię ci tę przysługę." - "Masz długie nogi," powiedział dobosz, "i szybciej biegasz niż ja. Zanieś mnie na szklaną górę, a dam swojakom znak, by cię zostawili w spokoju." - "Chodźże, robaku," rzekł olbrzym, usiądź mi na barkach, a zaniosę cię, gdzie chcesz." Olbrzym podniósł się, dobosz zaczął walić w werbel z całego serca. Olbrzym pomyślał, że to znak, by człeczy ludek się oddalił." Po chwili na drodze pojawił się drugi olbrzym, wziął dobosza od pierwszego i wsadził go sobie w dziurkę od guzika. Dobosz chwycił się guzika, a wielki był jak miska, trzymał się go mocno i wesoło się rozglądał. Wtem doszli do trzeciego, wyjął go z dziurki od guzika i posadził go na brzeg kapelusza. Jechał tak dobosz raz do góry raz w dół, a widział wszystko ponad drzewami, w końcu z daleka dojrzał górę, pomyślał więc, że "to na pewno szklana góra," i tak też było. Olbrzym zrobił jeszcze parę kroków i już byli u stóp góry, gdzie olbrzym go zdjął. Dobosz żądał, by go zaniósł na szczyt góry, ale olbrzym pokiwał głową, pomruczał coś przez brodę i ruszył w las.
Biedny dobosz stał przed górą, która była tak wielka, jakby poustawiać trzy góry jedna na drugiej, a przy tym tak gładka jak lustro. Nie wiedział, co począć by na nią wejść. Zaczął się wspinać, lecz daremnie, ciągle ślizgał się w dół. "Gdybym był ptakiem," pomyślał, ale cóż mogło pomóc pobożne życzenie, skrzydła mu przecież nie rosły. Gdy tak stał i nie wiedział, co począć, dojrzał w oddali dwóch mężczyzn, którzy strasznie się kłócili. Podszedł do nich i zobaczył, że poróżnili się z powodu siodła, które leżało przed nimi na ziemi, a które każdy z nich chciał mieć. "Ale z was głupcy," rzekł, "kłócicie się o siodło, a nie macie konia." - "Siodło jest tego warte by się o nie kłócić." odpowiedział jeden z mężczyzn, "Kto na nim siądzie i pomyśli sobie o jakimś miejscu, choćby na końcu świata, znajdzie się tam w oka mgnieniu." Siodło jest wspólne. Teraz moja kolej by na nim usiąść, ale tamten nie chce mnie puścić." - "Zaraz zakończę ten spór," rzekł dobosz, odszedł kawałek dalej i wetknął w ziemię biały drążek. Gdy wrócił, rzekł: "A teraz biegnijcie do celu, kto wygra, siądzie na siodło pierwszy." Obaj rzucili się do galopu, lecz ledwo zrobili parę kroków, a już dobosz bujał się na siodle, pomyślał o szklanej górze i w mgnieniu oka był na jej szczycie. Na górze była równina, stał tam stary kamienny dom, a przed domem był wielki staw rybny, za nim zaś ciemny las. Nie widział ludzi ni zwierząt. Było cicho i tylko wiatr grał na liściach drzew, a chmury płynęły nisko nad jego głową. Podszedł do drzwi i zapukał. Gdy zapukał trzeci raz, otworzyła starucha o brązowej twarzy i czerwonych oczach. Na długim nosie miała okulary i bystro nań patrzyła, potem zapytała, czego dusza pragnie. "Wejść, zjeść i przenocować," odpowiedział dobosz. "Niech ci będzie," odpowiedziała stara, "jeśli w zamian wykonasz trzy prace." - "Czemu nie?" - odpowiedział, "Pracy się nie boję, nawet jeśli jest ciężka." Stara wpuściła go, dała mu jeść, a na wieczór dobre łóżko. Rano, gdy się już wyspał, starucha zdjęła ze swego suchego palca naparstek, podała doboszowi i rzekła: "Teraz czas na robotę. Opróżnij tym naparstkiem staw, lecz przed nocą musisz skończyć, a wszystkie ryby, które są w wodzie, muszą być poukładane według gatunku i wielkości." - "Dziwna praca," rzekł dobosz, ale poszedł nad staw i zaczął czerpać wodę. Czerpał cały ranek, lecz co można zrobić naparstkiem z taką ilością wody, a niechby i przez tysiąc lat? W południe pomyślał sobie: "Wszystko na darmo, obojętnie czy pracuję czy nie," przestał czerpać i usiadł. Wtedy z domu wyszła dziewczyna, podała mu koszyczek z jedzeniem i rzekła: "Siedzisz taki smutny..., co ci jest?" Spojrzał na nią i ujrzał, że jest piękna. "Ach," powiedział, "Nie mogę skończyć pierwszej pracy, a co będzie z resztą? Wyszedłem by szukać królewny, która miała tu mieszkać, lecz jej tu nie ma, odejdę więc." - "Zostań," powiedziała dziewczyna, "Pomogę ci w potrzebie. Jesteś zmęczony, połóż głowę na moich kolanach i śpij. Kiedy wstaniesz, praca będzie skończona." Doboszowi nie trzeba było tego dwa razy powtarzać. Gdy tylko zamknęły mu się oczy, przekręciła czarodziejski pierścień i rzekła: "Wodo odejdź, rybki z wody." Woda odpłynęła jak biała mgła a wiatr uniósł ją razem z innym chmurami, a ryby podskakiwały na brzegu i układały się jedna obok drugiej, każda według wielkości i rodzaju. Gdy dobosz się obudził, ujrzał ze zdziwieniem, , że wszystko się spełniło, lecz dziewczyna rzekła: "Jedna z ryb nie leży ze swojakami, lecz całkiem sama. Gdy stara przyjdzie wieczorem i zobaczy, że stało się, czego żądała, zapyta: "Co ta ryba robi tu sama?" Rzuć tedy rybą w jej twarz i powiedz: "Ta jest dla ciebie, stara wiedźmo." Starucha przyszła wieczorem, a gdy zadała to pytanie, rzucił jej rybą w twarz. Udała, że tego nie zauważyła. Milczała, lecz jej oczy spoglądały na niego złowrogo. następnego ranka rzekła: "Wczoraj było ci za lekko. Muszę ci dać cięższą robotę. Dzisiaj musisz ściąć cały las, drwa pociąć na polana i poukładać w sążnie. Wieczorem ma być wszystko gotowe." Dała mu siekierę, bijaka i kliny, lecz siekiera była z ołowiu, a bijak i kliny z blachy. Gdy zaczął rąbać, siekiera się poskręcała, a bijak i kliny pozgniatały. Nie wiedział, co począć, lecz w południe wróciła dziewczyna z jedzeniem pocieszając go: "Połóż głowę na moich kolanach," powiedziała, "i pij, a kiedy wstaniesz robota będzie skończona." Przekręciła swój pierścień, a w mgnieniu oka cały las padł na ziemię z wielkim trzaskiem. Drwa rozpadły się same na polana i układały w sążnie. Było tak, jakby niewidzialny olbrzym wykonał całą pracę. Gdy się obudził, dziewczyna rzekła: "Widzisz, drwa porąbane i poukładane, została tylko jedna gałąź. Gdy starucha przyjdzie dziś wieczorem i zapyta, co ta gałąź ma znaczyć, uderz ją tą gałęzią i powiedz: "Ta jest dla ciebie, ty wiedźmo" Stara przyszła i rzekła: "Widzisz, jak lekka była ta praca, ale dla kogo została ta gałąź?" - "Dla ciebie, ty wiedźmo," rzekł i uderzył ją gałęzią, lecz ona udawała, że nic nie poczuła, dziko się zaśmiała i rzekła: "Jutro rzucisz całe drewno na kupę i spalisz." Wstał o świcie i zaczął znosić drewno, ale jak jeden człowiek może przenieść cały las? Robota nie posuwała się do przodu. Lecz dziewczyna nie zostawiła go w potrzebie. Przyniosła mu w południe jedzenie, a gdy zjadł, położył głowę na jej kolanach i zasnął. Gdy się zbudził, paliła się góra drew potwornym płomieniem, a jęzory ognia strzelały po samo niebo. "Posłuchaj mnie," rzekła dziewczyna, "Gdy przyjdzie wiedźma, będzie ci rozkazywać różne rzeczy. Jeśli zrobisz, czego chce, bez strachu, nie może ci nic złego uczynić, lecz jeśli będziesz się bał, pochwyci się ogień i cię strawi. A gdy już zrobisz wszystko, co ci każe złap ją w obie ręce i rzuć w żar." Dziewczyna odeszła, a stara przyszła cichaczem: "Hu, zimno mi!" rzekła, "ale ogień płonie i ogrzeje moje stare kości, od raz mi lepiej, ale tam leży kloc, którego nie chcę spalić, przynieś mi go. Jeśli to zrobisz, będziesz wolny i możesz odejść, dokąd chcesz. Tylko żwawo wejdź w ogień." Dobosz nie zastanawiał się długo, skoczył w środek ognia, lecz ów nic mu nie uczynił, nawet włosów nie liznął. Wyciągnął więc kloc i go odłożył. Ledwo drewno dotknęło ziemi, a zmieniło się w piękną dziewczynę. Stanęła przed nim ta sama dziewczyna, która pomogła mu w potrzebie, a po jej jedwabnych sukniach lśniących złotem poznał, że była to królewska córka. Stara zaśmiała się, a jej śmiech był jak trucizna. "Myślisz, że ją masz, lecz jeszcze nie jest twoja." I właśnie chciała ruszyć na dziewczynę by ją zabrać, gdy dobosz złapał staruchę obiema rękoma, podniósł w górę i rzucił w gardziel płomieni, które wystrzeliły nad nią, jakby się cieszyły, że wolno było im strawić wiedźmę.
Królewna spojrzała na dobosza i zobaczyła, że był pięknym młodzieńcem, pomyślała, że zaryzykował swe życie, by ją wybawić, podała mu więc rękę i rzekła: "Dla mnie rzuciłeś na szalę wszystko, ja dla ciebie też zrobię wszystko. Jeśli obiecasz mi wierność, zostaniesz moim mężem. Bogactw mi nie brak, wystarczy nam tego, co nazbierała wiedźma." Zaprowadziła go do domu. Stały tam skrzynie i kufry wypełnione skarbami. Zostawili złoto i srebro, a zabrali szlachetne kamienie. Nie chciała dłużej zostać na szklanej górze, rzekł tedy do niej: "Usiądź na moim siodle, a sfruniemy na dół jak ptaki." - "Nie podoba mi się to siodło," rzekła, "wystarczy, że przekręcę moim pierścieniem, a będziemy w domu." - "Dobrze," odparł dobosz, "Zabierz nas przed bramę miasta." Byli tam w okamgnieniu, lecz dobosz rzekł: "Najpierw muszę iść do moich rodziców i powiedzieć im o wszystkim, czekaj mnie na tym polu, zaraz wrócę." - "Ach," powiedziała królewna, "proszę cię, uważaj, kiedy przybędziesz, nie całuj rodziców w prawy policzek, inaczej wszystko zapomnisz, a ja zostanę sama na tym polu." - "Jakże mógłbym cię zapomnieć?" rzekł i obiecał jej, że wkrótce wróci. Gdy wszedł do ojcowskiego domu, nikt nie poznał, kim jest, tak się zmienił, bo trzy dni na szklanej górze, były trzema długimi latami. Dał się tedy poznać, a rodzice zawiśli mu na szyi, a tak był wzruszony w swym sercu, że oboje pocałował w policzek nie myśląc o słowach dziewczyny. Gdy złożył pocałunek na ich prawym policzku, przepadła wszelka myśl o królewnie. Opróżnił swoje kieszenie, a szlachetne kamienie kładł garściami na stole. Rodzice nie wiedzieli wprost, co mają począć z takim bogactwem. Ojciec zbudował więc wspaniały zamek otoczony ogrodami, lasami i łąkami, jakby miał w nim mieszkać jakiś książę. A gdy skończył, rzekła matka: "Znalazłam dla ciebie dziewczynę, za trzy dni będzie wesele." A syn z radością godził się z tym, czego chcieli rodzice.
Biedna królewna stała długo przed miastem czekając na powrót młodzieńca. Gdy nadszedł wieczór, rzekła: "Na pewno pocałował rodziców w prawy policzek i o mnie zapomniał." Jej serce pełne było smutku, wyczarowała sobie samotny domek w lesie i nie chciała wracać na dwór swego ojca. każdego dnia szła do miasta i przechodziła koło jego domu, czasem patrzył na nią, ale jej nie poznawał. W końcu usłyszała, jak mówię ludzie: "Jutro jest jego wesele." Rzekła tedy: "Spróbuję odzyskać jego serce." Gdy świętowano pierwszy dzień wesela, przekręciła pierścień i rzekła: "Suknie lśniąca jak słońce." Wnet leżała przed nią suknia, która lśniła, jakby ją utkano z promieni słońca. Gdy wszyscy goście się zebrali, weszła do sali. Każdy podziwiał jej piękną suknię, a najbardziej narzeczona, która w sukniach miała wielkie upodobanie. Podeszła więc do obcej i zapytała, czy nie mogłaby jej sprzedać sukni. "Nie za pieniądze," odpowiedziała, "ale jeśli pozwolisz mi stać przed drzwiami, gdzie pierwszej nocy będzie spał pan młody, oddam ci ją." Narzeczona nie umiała poskromić swej żądzy i się zgodziła, lecz do wina dodała narzeczonemu usypiającego trunku, zapadł więc w głęboki sen. Gdy wszystko ucichło, królewna kucnęła u drzwi sypialni, otworzyła je trochę i zawołała:
"Doboszu, doboszu, usłysz nie,
Czy całkiem o mnie zapomniałeś?
Czy na górze ze mną nie siedziałeś?
Czy nie ustrzegłam twego życia od wiedźmy złości?
Czy nie podałeś mi ręki na znak wierności?
Doboszu, doboszu, usłysz mnie."
Lecz wszystko było daremne, dobosz się nie obudził, a gdy nadszedł poranek, królewna musiała odejść z niczym. Drugiego wieczoru, przekręciła swój cudowny pierścień i rzekła: "Suknia srebrna jak księżyc." Gdy weszła na uroczystość w tej sukni, delikatnej jak promień księżyca, znów wzbudziła żądze narzeczonej, która w zamian za suknię, pozwoliła jej spędzić drugą noc u drzwi sypialni. Zawołała tedy w nocnej ciszy.
"Doboszu, doboszu, usłysz nie,
Czy całkiem o mnie zapomniałeś?
Czy na górze ze mną nie siedziałeś?
Czy nie ustrzegłam twego życia od wiedźmy złości?
Czy nie podałeś mi ręki na znak wierności?
Doboszu, doboszu, usłysz mnie."
Lecz dobosz uśpiony nasennym trunkiem, nie obudził się. Smutna odeszła więc do swego leśnego domku. Lecz ludzie w domu słyszeli skargę nieznajomej dziewczyny i opowiedzieli o niej młodemu. Powiedzieli mu także, iż nie mógł nic usłyszeć, bo wino zmieszano mu z nasennym trunkiem. Trzeciego wieczoru królewna przekręciła pierścień mówiąc: "Suknia skrząca się jak gwiazdy." Gdy pokazała się w niej na uroczystości, narzeczona wprost wychodziła z siebie z podziwu dla sukni, która była o wiele piękniejsza od poprzednich i rzekła: "Muszę ją mieć." Dziewczyna i tę oddała w zamian za pozwolenie na spędzenie nocy u drzwi narzeczonego. Narzeczony nie wypił tym razem wina, które podano mu przed snem, lecz wylał je za łóżko. A gdy w domu wszystko ucichło, usłyszał delikatny głos, który go wołał.
"Doboszu, doboszu, usłysz nie,
Czy całkiem o mnie zapomniałeś?
Czy na górze ze mną nie siedziałeś?
Czy nie ustrzegłam twego życia od wiedźmy złości?
Czy nie podałeś mi ręki na znak wierności?
Doboszu, doboszu, usłysz mnie."
Nagle pamięć wróciła. "Ach, " zawołał, "jak mogłem być tak niewierny, lecz winien jest pocałunek, który z radości serca złożyłem na prawym policzku rodziców. To on mnie ogłuszył." Wyskoczył z łóżka, chwycił królewnę za rękę i poprowadził do łoża rodziców. "Oto moja prawdziwa narzeczona," rzekł, "Jeśli pojmę za żonę tę drugą, dopuszczę się nieprawości." Gdy rodzice usłyszeli o tym, co zaszło, wyrazili swą zgodę. Na nowo zapalono światła w sali, sprowadzono cały majdan, sproszono przyjaciół i krewnych, a prawdziwe wesele świętowano w wielkiej radości. Pierwsza narzeczona w zadość uczynieniu mogła zachować suknie i była z tego bardzo zadowolona.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek