Grobowa Górka


Ngôi mộ


Pewien bogaty chłop stał któregoś dnia na swoim podwórzu i patrzył na swoje pola i swe ogrody: Ziarno rosło dorodnie, a drzewa pełne były owoców. Zboże z poprzedniego roku leżało jeszcze ogromnymi kupami na strychu, że belki ledwo trzymały. Poszedł potem do obory, gdzie stały utuczone woły, tłuste krowy i gładkie konie. W końcu wrócił do izby i rzucił spojrzenie na żelazną skrzynię, gdzie leżały pieniądze. Kiedy tak stał i mierzył swe bogactwo, zapukało coś mocno do niego. Nie pukało jednak do drzwi jego domu, lecz do drzwi jego serca. Otworzyły się i usłyszał głos, który mówił do niego "Zrobiłeś coś dobrego dla swych bliźnich? Widziałeś biedę ubogich? Dzieliłeś chleb z głodnymi? Starczyło ci, co miałeś, czy chciałeś jeszcze więcej?" Serce nie zwlekało z odpowiedzią. "Byłem twardy i nieubłagany, nigdy nie okazałem swym bliźnim nic dobrego. Gdy przyszedł biedak, odwracałem od niego oczy. Nie troszczyłem się o Boga, lecz myślałem o pomnażaniu bogactw. Gdyby wszystko było moje, co niebo przykrywa, nie byłoby mi dość." Gdy usłyszał tę odpowiedź, wystraszył się okrutnie, jego kolana poczęły drżeć i musiał usiąść. Wtedy znowu zapukało, lecz tym razem były to drzwi izby. Był to jego sąsiad, człowiek biedny z kupą dzieciaków, których nie mógł wykarmić. "Wiem," pomyślał biedak, "mój sąsiad jest bogaty, ale tak samo zatwardziały. Nie wierzę, że mi pomoże, ale moje dzieci krzyczą o chleb, więc spróbuję." Rzekł tedy do bogacza "Niełatwo dajecie ze swego, lecz stoję tu jako ten, któremu woda podchodzi do głowy: moje dziatki głodują, pożyczcie mi cztery metry ziarna." Bogacz długo patrzył na niego, pierwszy promień słońca począł topić lód jego chciwości. "nie pożyczę ci czterech metrów, "odrzekł, "podaruję ci osiem, ale jeden warunek musisz spełnić." - "Co mam zrobić?," rzekł biedak. "Kiedy umrę, będziesz czuwał trzy noce przy moim grobie." Chłopu zrobiło się od tej prośby nieswojo, lecz nędza w jakiej się znajdował, pozwoliłaby na wszystko, zgodził się więc i zaniósł ziarno do domu.
A było tak, jakby bogaty przeczuł, co się z nim stanie. Po trzech dniach nagle padł martwy na ziemię. Nikt nie wiedział, jak to się stało, ale też nikt go nie żałował. Gdy go pochowano, biedakowi przypomniała się jego obietnica. Chętnie zostałby z niej zwolniony, ale myślał: "Okazał się dla ciebie dobry, jego ziarnem nakarmiłeś głodne dzieci, a nawet gdyby nie to, raz danej obietnicy musisz dotrzymać." Gdy zapadł zmrok poszedł na kościelny podwórzec i usiadł na grobowej górce. Było zupełnie cicho, tylko księżyc świecił przez grobowe wypukłości, czasem przeleciała sowa wydając z siebie tony skargi. Gdy słońce wstało, poszedł bezpiecznie do domu. Druga noc była tak samo spokojna jak pierwsza. Wieczorem trzeciego dnia obleciał go wyjątkowy strach. Było tak, jakby zaraz coś miało się stać. Gdy wyszedł, dojrzał przy murze człowieka, którego nie widział nigdy dotąd. Nie był już młody, a na twarzy miał blizny, jego oczy rozglądały się bystro i płomiennie. Cały przykryty był starym płaszczem. Tylko rajtarskie buty było widać. "Czego tu szukacie?" - zagadnął go chłop, "Nie straszno wam samemu na kościelnym dziedzińcu?" - "Niczego nie szukam," odrzekł, "I niczego się nie boję. Jestem jak chłopiec, co wyszedł by nauczyć się bać, lecz daremnie się trudził, który królewnę dostał za żonę, a z nią wielkie bogactwa, lecz wciąż był biedny. Jestem nikim jak tylko żołdakiem bez służby i chcę tu spędzić noc, bo nie mam innego schronienia." - "Jeśli się nie boicie," rzekł chłop, "toi pomóżcie mi czuwać nad tym grobem." - "Czuwanie to żołnierska rzecz," odparł. "Cokolwiek nas tu spotka, dobre czy złe, zniesiemy to razem." Chłop podał mu rękę i usiedli razem na grobie.
Spokojnie było do północy. Wtedy rozległ się w powietrzu ostry gwizd. Obydwaj strażnicy ujrzeli Złego, który wcielony stał przed nimi. "Precz, łajdaki," zawołał do nich, "Ten w grobie jest mój i przychodzę po niego. Jeśli sobie nie pójdziecie, przetrącę wam karki." - "Panie z czerwonym piórem," rzekł żołnierz, "Kapitanem moim nie jesteście i nie muszę was słuchać, a bać się nie nauczyłem. Idźcie swą drogą, my se tu posiedzimy." Diabeł pomyślał sobie: "Lepiej będzie złapać tych łachmytów na złoto, nastroił więc łagodniejsze struny i zapytał poufale, czy zechcieliby przyjąć sakwę złota i pójść z nią do domu. "Dobrze to brzmi," odparł żołnierz, "ale sakwą pełną złota nas nie kupicie. Jeśli dacie tyle złota, ile wejdzie do tego buta, oddamy wam pola i se pójdziemy." - "Tyle nie mam przy sobie," rzekł diabeł, "ale pójdę po nie. W sąsiednim miasteczku mieszka lichwiarz. Jest moim przyjacielem i chętnie mi tyle wyłoży." Gdy diabeł znikł, żołnierz zdjął swego lewego buta i rzekł: "Utrzemy nosa smoluchowi, dajcie no mi noża, kumie." Odciął od buta podeszwę i postawił obok pagórka w wysoką trawę na brzeg na pół zarośniętego dołu. "No i wszystko dobrze," rzekł, "teraz ten kominiarz może przyjść."
Obydwaj usiedli i czekali. nie trwało długo, a przyszedł diabeł. W ręku miał woreczek złota. "Sypcie," rzekł żołnierz i podniósł but odrobinę do góry, "ale chyba tego nie starczy." Czarny opróżnił woreczek, posypało się złoto, ale but pozostał pusty. "Głupi diabeł," zawołał żołnierz, "To się nie godzi! Czy nie mówiłem od razu? Wracajcie no i przynieście więcej! Diabeł pokiwał głową, poszedł i wrócił po godzinie z o wiele większym workiem pod pachą. "Sypcie," rzekł żołnierz, "ale wątpię, że but się napełni. Złoto brzęczało, kiedy wpadało do buta, lecz but pozostał pusty. Diabeł spojrzał swymi rozżarzonymi oczyma do środka i przekonał się, że to prawda. "Macie nieprzyzwoicie wielkie nogi," zawołał i wykrzywił usta. "Myślicie," odparł żołnierz, "że mam końskie kopyta jak wy? Od kiedy jesteście tacy skąpi? Nanoście złota, inaczej nic z naszego targu." Potwór poszedł sobie. Tym razem nie było go dłużej, a gdy w końcu się pokazał, stękał od ciężaru worka, co na jego plecach leżał. Wysypał go do buta, a ten napełnił się tyle co przedtem. Wściekł się i chciał go wyrwać żołnierzowi z ręki, lecz w tym momencie pojawił się pierwszy promień wschodzącego słońca na niebie i zły duch przepadł z głośnym krzykiem. Biedna dusza została ocalona.
Chłop chciał podzielić się złotem, ale żołnierz rzekł: "Oddaj biednym moją część, zamieszkam w twojej chacie i będziemy z reszty razem żyli w pokoju, jak długo Bóg pozwoli.


Tłumaczył Jacek Fijołek, © Jacek Fijołek
Một hôm, người nông dân giàu có kia đứng giữa sân nhìn cảnh ruộng vườn của mình: ngoài đồng lúa trĩu bông, trong vườn cây trĩu quả. Vào trong nhà, bác ta thấy lúa đầy vựa, nhiều đến nỗi dầm gỗ lún cong xuống. Trong chuồng dưới nhà nhốt toàn bò, ngựa, con nào con nấy béo mỡ màng, khỏe mạnh. Trở về buồng mình, bác say sưa ngắm những của cải đồ đạc cùng tủ sắt đựng tiền vàng. Bỗng bác nghe có tiếng gõ cửa mà là tiếng gõ ở chính tim mình, rồi lại nghe thấy có tiếng ai nói với mình:
- Ngươi đã bao giờ làm điều thiện chưa? Ngươi có trông thấy còn biết bao nhiêu người nghèo đói không? Ngươi có cho những kẻ đói nghèo bánh mì không đấy? Nhiều ngần này đã đủ chưa hay ngươi lúc nào cũng còn muốn có nhiều hơn nữa?
Không ngần ngừ, tim hắn đáp:
- Ta vốn nhẫn tâm và tàn bạo, ta chưa bao giờ lấy của cải ra để làm điều thiện. Thấy người ăn xin tới ta ngoảnh mặt làm ngơ. Có trời chứng giám, ta lúc nào cũng muốn của cải của ta sinh sôi nảy nở, dù tất cả những gì dưới bầu trời này thuộc về ta, ta vẫn thấy mình chưa có đủ.
Nghe câu trả lời ấy xong, chính hắn lại thấy sợ, đầu gối run rẩy đến nỗi hắn phải ngồi thụp xuống. Lại có tiếng gõ cửa, nhưng là tiếng gõ cửa của người hàng xóm nghèo đông con. Bác ta nghĩ bụng:
- Hàng xóm mình giàu nhưng keo kiệt, chắc chẳng ưng giúp mình lúc này, nhưng bọn trẻ đang la đói, mình cứ liều thử sang hỏi xem sao.
Bác ta nói:
- Tôi cũng biết ông không thích cho vay, nhưng trong lúc này tôi là kẻ chết đuối vớ được cọc, mong ông cho tôi vay bốn đấu lúa mì, lũ trẻ nhà tôi đói lả cả rồi.
Người giàu nhìn bác ta trừng trừng một lúc lâu, một tia sáng mặt trời đã làm trái tim băng giá của hắn nhỏ một giọt của lòng thương hại, hắn nói:
- Vay thì tôi không cho vay, nhưng tôi cho bác tám đấu với một điều kiện…
Người nghèo hỏi ngay:
- Thưa điều kiện gì ạ?
- Sau khi tôi chết, bác phải ngồi canh mộ tôi ba đêm.
Nghe đòi hỏi ấy người nghèo thấy rùng cả mình, nhưng trong lúc khốn đốn này điều kiện gì bác cũng phải nhận. Bác đồng ý và mang lúa mì về nhà.
Người nhà giàu hình như có linh cảm trước việc sắp xảy ra. Đúng ba ngày sau, bỗng hắn lăn đùng ra chết, chẳng ai biết là hắn chết vì sao, nhưng có điều là chẳng thấy ai mủi lòng thương hắn. Khi chôn cất hắn, người nghèo kia mới chợt nhớ tới lời hứa, bác cũng muốn lờ đi, nhưng rồi lại nghĩ:
- Người ấy đã tỏ lòng rộng rãi với mình, đưa lúa để mình nuôi con qua cơn đói kém. Nhưng nếu không có việc ấy đi nữa, đã hứa thì phải giữ lời hứa.
Đêm đến, bác ra nghĩa địa của nhà thờ, ngồi bên mộ người mới mất. Ánh trăng chiếu chênh chếch qua các nấm mộ, thỉnh thoảng cú lại bay qua để vọng lại tiếng kêu nghe hãi sợ. Đến lúc trời tảng sáng bác nghèo kia đi về nhà. Đêm thứ ba cũng trôi qua vô sự như vậy.
Đến đêm thứ ba thì người nghèo kia linh cảm thấy hình như sẽ có chuyện. Vừa mới tới gần nhà thờ thì bác gặp ngay một người đứng sừng sững ở chân tường nhà thờ, mặt đầy vết sẹo, mắt sáng quắc đang ngó nghiêng tìm gì đó, mình khoác chiếc áo măng tô cũ kỹ và để lộ thấy đôi ủng kỵ binh đeo bên người.
Bác nông dân cất tiếng hỏi:
- Ông tìm gì ở nơi đây? Ở nghĩa địa thanh vắng mà ông không thấy sợ sao?
Người kia đáp:
- Ta chẳng tìm gì mà cũng chẳng sợ gì. Ta như một chàng trai, thích đi chu du khắp thiênhạ để xem thế nào gọi là sợ hãi. Nhưng ta chẳng thấy gì cả, ta như kẻ giàu nhất trong thiên hạ mà vẫn chẳng có gì, nghèo vẫn hoàn nghèo. Ta chỉ là một tên lính bị thải hồi, vì không còn chốn nương thân nào khác nên đêm nay ngủ ở đây.
Bác nông dân nói:
- Ờ, nếu bác không biết sợ là gì thì ở đây canh mộ này cùng với tôi.
Người kia đáp:
- Canh gác vốn là việc của lính. Có chuyện lành hay dữ thì cả hai chúng ta cùng chung nhau hưởng, chịu chứ lo gì.
Hai người nắm tay nhau thề và cùng ngồi xuống bên nhau.
Cho đến nửa đêm, cảnh vật vẫn yên lặng như tờ, bỗng có tiếng gió rít, hai người ngửng lên nhìn thì đã thấy con quỷ đang đứng sừng sững trước mặt, nó hét:
- Bước ngay, quân lừa đảo. Kẻ nằm trong mồ này là của ta, ta đến để đem nó đi. Cút mau, không ta vặn cổ cả hai bây giờ.
Người lính cất tiếng:
- Này ông lông đỏ, ông không có phải là đại úy chỉ huy tôi mà tôi phải tuân lệnh. Tôi không biết sợ là gì. Ông hãy đi đường ông, để mặc chúng tôi ở đây.
Quỷ nghĩ bụng:
- Chỉ có vàng mới tống khứ nổi hai tên khốn kiếp này.
Rồi nó đổi giọng, thân mật hỏi hai người nếu được túi vàng thì có chịu về nhà không.
Người lính đáp:
- Có thế chứ. Nhưng một túi vàng thì không bõ. Nếu ông chịu cho chúng tôi số vàng vừa đầy một chiếc giày ủng của tôi thì cả hai chúng tôi sẵn lòng rời khỏi nơi đây.
Quỷ nói:
- Nhiều như vậy ta không có ở đây, nhưng để ta đi lấy. Ở trong thành phố gần đây ta có một người bạn thân giàu có, người đó sẵn sàng ứng trước cho ta.
Quỷ vừa đi khuất bóng, người lính tháo ủng trái và nói:
- Ta phải cho tên quỷ đen này một vố, phải không anh bạn, cho tôi mượn con dao nào.
Người lính cắt đế giày, dựng giày vào trong một cái hố cỏ lau mọc cao, rồi nói:
- Thế là mọi việc đâu đã đâu vào đấy. Giờ lão quỷ đen như người thông ống khói có thể trở lại được.
Cả hai ngồi xuống đợi. Chẳng mấy chốc quỷ đã tới, tay xách một bao tải nhỏ đầy vàng. Người lính nói:
- Thì cứ để vào coi.
Người lính khẽ nhấc ủng lên và nói:
- Trông chừng không đủ rồi.
Quỷ đen đổ vàng vào ủng, vàng lọt đáy ủng ra hố, ủng vẫn rỗng không. Người lính la lớn:
- Đồ quỷ ngu xuẩn. Ta đã nói rồi mà, thế sao đủ, quay đi lấy nữa đi.
Quỷ lắc đầu rồi đi. Một giờ sau nó quay trở lại, tay cắp một bao vàng to hơn trước.
Người lính nói:
- Cứ đổ vào, chắc gì đã đầy ủng.
Vàng rơi loảng xoảng mà vẫn không đầy ủng. Quỷ trố mắt nhòm vào và nói:
- Gân bắp cũng như ủng của chúng mày to kỳ lạ thật.
Người lính đáp:
- Tưởng tao cũng có chân ngựa như mày sao? Mày học đâu ra thói keo bẩn ấy. Đi lấy vàng nữa về đây, nếu không thì thôi nhé.
Quỷ lại phải lộn đi lần nữa. Chuyến này đi lâu hơn. Nó về với một bao tải vác nặng è cổ. Nó đổ vàng vào ủng, nhưng ủng vẫn không đầy. Nó nổi cơn tức giận, định giật lấy ủng từ tay người lính. Nhưng đúng trong khoảnh khắc ấy, tia nắng đầu tiên chiếu rọi vào mặt quỷ, nó thét lên một tiếng rồi biến mất. Thế là linh hồn đáng thương kia được cứu thoát.
Bác nông dân định chia vàng, người lính nói:
- Phần của tôi bác hãy phân phát cho người nghèo khó. Tôi sẽ đến ở với bác trong túp lều tranh. Với số vàng còn lại chúng ta có thể sống với nhau trong yên bình tới trọn đời.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng