Đôi ủng da trâu


As botas de búfalo


Có một người lính không hề biết sợ và cũng chẳng bao giờ lo âu, buồn rầu. Khi được giải ngũ, vì chẳng biết nghề gì, nên anh ta đành phải lang thang khắp chốn, xin ăn những người hảo tâm.
Trên vai anh ta là một chiếc áo đi mưa đã cũ, chân đi một đôi ủng bằng da trâu. Những thứ đó là gia sản của anh. Một hôm anh ta chẳng kể đường lớn, đường nhỏ, cứ thẳng đồng hoang đi mãi, cuối cùng thì đến một khu rừng, thấy một người đang ngồi trên thân cây bị đốn đổ. Người đó trang phục chỉnh tề, mặc bộ đồ đi săn màu xanh lá cây.
Anh lính chìa tay ra bắt, sau đó ngồi xuống bãi cỏ bên cạnh người ấy và duỗi thẳng chân ra. Anh nói với người đi săn:
- Tôi thấy bác đi đôi ủng da mịn, lại đánh bóng nhoáng. Nếu như bác phải đi đây đi đó như tôi thì đôi ủng của bác chẳng mấy mà hỏng! Bác cứ xem đôi ủng của tôi, nó làm bằng da trâu đấy, đã dùng lâu lắm rồi, chẳng kể đường dễ đi hay khó đi, mà cũng chẳng làm sao cả!
Một lúc sau, anh lính đứng dậy, nói:
- Tôi đói hết chịu nổi rồi, không sao ngồi yên được nữa. Nhưng người anh em có đôi ủng bóng ơi, đường này đi về đâu thế?
- Chính tôi cũng không biết nó đi về đâu. Tôi đang lạc ở trong rừng này! - Người đi săn đáp.
Người lính nói:
- Nếu vậy thì hoàn cảnh của bác cũng giống như tôi. Những người cùng cảnh ngộ thì thường hay kết bạn với nhau. Chúng ta cùng tìm đường nào!
Người đi săn mỉm cười, sau đó họ cùng nhau đi, đi hoài mãi cho tới khi màn đêm buông xuống.
- Chúng ta không ra khỏi rừng được rồi. Nhưng tôi nhìn thấy có ánh đèn nhấp nháy ở nơi xa. Ở đó nhất định sẽ được chút gì để ăn - Anh lính nói.
Họ tìm thấy một cái nhà xây bằng đá, bèn đi tới gõ cửa. Một bà già ra mở. Anh lính nói:
- Chúng tôi muốn tìm một chỗ ngủ, và mong có chút gì cho vào bụng, vì bụng tôi lép kẹp như cái ba lô trống rỗng.
- Các bác không thể ở lại đây. Đây là nhà của bọn cướp. Trước khi chúng về, tốt nhất là các bác nên nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Bởi nếu chúng phát hiện ra thì các bác mất mạng đấy.
Anh lính trả lời:
- Đã hai ngày nay tôi chưa có gì cho vào bụng. Mất mạng ở đây, hay chết đói trong rừng cũng vậy. Tôi vào đây!
Người đi săn không muốn vào nhà, nhưng anh lính nắm ống tay áo của bác ta lôi vào:
- Vào đi anh bạn! Chẳng thể bị cắt cổ ngay đâu!
Bà già lại có vẻ thông cảm, nói:
- Nấp ở đằng sau cái lò lửa ấy! Nếu chúng ăn còn thừa thứ gì, đợi chúng đi ngủ say, tôi sẽ lén luồn vào cho các bác.
Họ vừa nấp vào trong góc nhà thì mười hai tên cướp ào về, ngồi ngay vào bàn, giục mang đồ ăn uống cho chúng. Bà già mang một tảng thịt nướng, chúng ăn hết một cách ngon lành. Ngửi thấy mùi thịt nướng, anh lính thèm và nói với người thợ săn:
- Tôi không thể đợi được nữa. Tôi phải ra bàn ngồi ăn cùng với chúng nó!
Người thợ săn túm áo anh lính nói:
- Làm như anh chẳng khác gì ta nộp mạng cho chúng!
Anh lính hắt hơi to tới mức làm cho bọn cướp giật mình, bỏ dao dĩa xuống bàn, quay ra lùng sục và phát hiện ra hai người đang nấp ở sau lò sưởi, chúng nói:
- Ái chà, các anh bạn sao lại ngồi trong xó nhà, được cử đi do thám phải không? Cứ đợi đấy, các anh bạn sẽ được học cách đu cành cây khô.
Anh lính nói:
- Khỏi phải khách khí! Tôi đói lắm. Trước tiên cho tôi ăn chút đã, rồi các anh muốn xử trí thế nào cũng được.
Bọn cướp ngơ ngác nhìn nhau. Tên đầu sỏ bảo:
- Tao thấy mày không biết sợ. Ăn thì mày sẽ được ăn, nhưng ăn xong là phải chết đấy!
- Việc đó tính sau! - Anh lính đáp. Anh ngồi ngay vào bàn và ăn ngốn nghiến. Anh còn gọi người thợ săn:
- Này, anh bạn đi ủng bóng ơi, lại đây ngồi ăn. Anh nhất định đói hơn tôi. Ở nhà anh chẳng thể có món thịt nướng ngon như thế này.
Người thợ săn không muốn ăn. Bọn cướp ngạc nhiên nhìn anh lính, chúng nói:
- Anh chàng này chẳng hề khách khí gì cả!
Anh lính đáp:
- Món ăn thì ngon, nhưng mang rượu ra chứ!
Tên đầu sỏ cao hứng nên cũng chịu chơi, hắn bảo bà già:
- Bà xuống hầm lấy một chai rượu ngon lên đây!
Anh lính mở chai rượu nổ đánh bốp một cái, anh cầm chai rượu tới chỗ người thợ săn và nói:
- Anh bạn xem này. Anh sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tôi chúc sức khỏe cả bọn cướp.
Anh lính vung chai rượu qua đầu bọn cướp và hô:
- Các ngươi sống, nhưng há hốc mồm ra, giơ tay phải lên!
Nói rồi, anh lính tu một hơi ngon lành. Anh lính vừa nói dứt lời thì cả bọn cướp ngồi đơ ra, mồm há hốc, tay phải giơ lên. Người thợ săn bảo anh lính:
- Tôi biết anh còn nhiều thuật lạ khác. Nhưng giờ chúng ta hãy về nhà.
- Anh bạn thân mến, làm gì mà đi sớm thế. Chúng ta đã đánh bại quân thù và giờ phải thu chiến lợi phẩm chứ. Chúng đang ngồi dính vào ghế há hốc mồm. Chúng chỉ cử động được khi nào tôi cho phép. Nào lại đây ăn uống đi!
Bà già lại đi lấy một chai rượu ngon. Anh lính ăn uống no nê đến mức ba ngày sau mới cần ăn. Khi trời hửng sáng, anh lính nói:
- Đã đến lúc chúng ta có thể nhổ trại, nhưng để cho bà già chỉ cho chúng ta con đường về thành phố ngắn nhất.
Về tới thành phố, anh lính đi tới chỗ đồng đội và bảo:
- Tôi tìm thấy một ổ cướp ở trong rừng. Nào đi cùng với tôi tới đó quét sạch chúng đi.
Anh lính dẫn đồng đội đi, anh nói với người thợ săn:
- Anh đi cùng chúng tôi tới đó. Anh sẽ thấy chúng bị tóm cổ như thế nào.
Anh lính bảo đồng đội bao vây tụi cướp. Rồi anh rút chai rượu ra tu một hơi và vung chai rượu qua đầu chúng, miệng hô:
- Bắt sống bọn cướp đi!
Chỉ trong chớp, từng đứa một trong bọn cướp bị quật ngã, bị trói lại. Chúng bị ném lên xe như những bao tải đựng đồ. Anh lính ra lệnh:
- Đưa ngay chúng vào nhà tù!
Người thợ săn kéo một người sang bên và giao cho anh ta một việc gì đó. Anh lính bảo người thợ săn:
- Anh bạn đi ủng đánh bóng. Chúng ta may mắn túm cổ được bọn cướp, lại ăn uống no nê thỏa thích. Giờ ta có thể đủng đỉnh theo sau xe.
Khi họ về tới gần thành, anh lính thấy rất đông người chen lấn nhau ở cổng thành, tay vẫy cành lá, mồm hô vang. Rồi anh còn thấy đội cận vệ của nhà vua bước tới. Anh rất ngạc nhiên, hỏi người thợ săn:
- Thế này là thế nào nhỉ?
- Thế anh bạn không biết à. Nhà vua xa vương quốc đã lâu, nay nhà vua trở về nên dân chúng ra nghênh đón đấy.
Người lính nói:
- Nhưng vua đâu? Tôi không nhìn thấy nhà vua.
- Ông ta đang đứng trước mặt anh. Chính ta là nhà vua. Ta đã sai người thông báo ngày ta về lại hoàng cung.
Rồi vua cởi trang phục thợ săn, mọi ngườiu nhìn thấy hoàng bào. Anh lính hoảng sợ, vội quỳ xuống xin được tha thứ, vì anh không biết nên đã đối xử với vua như kẻ bằng vai phải lứa. Nhà vua chìa tay đỡ anh ta dậy và bảo:
- Ngươi là người lính dũng cảm đã cứu sống ta. Từ nay ngươi không phải khổ nữa. Ta sẽ chu cấp cho đầy đủ. Khi nào muốn ăn thịt nướng như khi ở nhà bọn cướp thì cứ xuống bếp của hoàng gia. Nhưng nếu muốn nâng cốc chúc sức khỏe ai đó thì phải được ta cho phép mới được làm!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Um soldado que não tem medo de nada, nunca se preocupa com nada. Um indivíduo desses foi dispensado e, como não tinha aprendido a fazer nada, não conseguia ganhar coisa alguma, e ia perambulando de cá para lá e pedindo à boa gente a caridade de uma esmola.
O soldado usava um velho capote e conservava ainda as botas de couro de búfalo que recebera no exército. Certo dia, andava ele através dos campos, sem rumo definido, e foi andando, andando, até que chegou a uma floresta. O lugar era-lhe completamente desconhecido, mas não se importava com isso; eis que, sentado no tronco de uma árvore caída, viu um homem muito elegante, trajando um fato verde de caçador. Aproximou-se-lhe, estendeu-lhe a mão, sentou-se junto dele e espichou as pernas. Depois, disse ao desconhecido:
- Noto que usas botas finas e polidas! Mas se tivesses de andar de cá e de lá, como eu, certamente não resistiriam muito. Olha para as minhas: são de couro de búfalo e já prestaram bons serviços, contudo ainda pisam bons e maus caminhos!
Depois de ter descansado um pouco, o soldado levantou-se e acrescentou:
- Não posso demorar-me, a fome me obriga a andar. Sabes porventura aonde vai dar este caminho, Senhor Botalustra?
- Não sei, não, - respondeu o caçador; - eu mesmo estou extraviado aqui nesta floresta.
- Então estamos nas mesmas condições, - retrucou o soldado; - Deus faz o homem e depois o junta; sendo assim, fiquemos juntos e vamos procurar o nosso caminho.
O caçador sorriu, imperceptivelmente, e juntos prosseguiram o caminho. Andaram sem parar até cair a noite.
- E não saímos da floresta, - disse o soldado; - mas estou vendo uma luz brilhando lá ao longe; quem sabe se encontraremos algo para comer!
Dirigiram-se para o local onde brilhava a luz e deram com uma casa de pedra; bateram à porta e uma velha apareceu no limiar.
- Estamos procurando abrigo para esta noite, - disse-lhe o soldado, - e um pouco de lastro para o bojo do estômago, porquanto o meu está tão vazio como um saco.
- Aqui é impossível abrigar-vos, - respondeu a velha; - esta casa pertence a um grupo de bandidos; o melhor que tendes a fazer, é tratar de sumir quanto antes, pois se eles vierem e vos encontrarem aqui, estais perdidos.
- Certamente não são o diabo em pessoa! - retorquiu o soldado; - há dois dias que não como nada e tanto me faz morrer aqui como arrebentar de fome na floresta. Vou entrar, não tenho medo.
O caçador, porém, hesitava e não queria segui-lo, mas o soldado puxou-o pela manga do casaco e arrastou-o para dentro da casa, dizendo:
- Vem, coraçãozinho, tens medo acaso que nos liquidem tão já?
A velha compadeceu-se deles e disse:
- Escondei-vos atrás do fogão; se sobrar alguma coisa do jantar deles, logo que se forem deitar, eu vô-la trarei aqui.
Mas, apenas acabavam de esconder-se no cantinho indicado, os doze bandidos irromperam pela casa dentro e, fazendo uma algazarra infernal, sentaram-se à mesa e pediram o jantar.
A velha serviu-lhes um enorme assado, que os bandidos devoraram sofregamente. O delicioso aroma da comida chegou ao nariz do soldado, que não se pôde conter e exclamou:
- Não aguento mais; vou sentar-me lá com eles e encher o estômago.
- Estás louco? - sussurrou o caçador; - queres que te matem? - e tentou segurá-lo pelo braço.
Mas o soldado teve um acesso de tosse e os bandidos ouviram; então, largando facas e garfos, pularam e descobriram os dois refugiados atrás do fogão.
- Ah, senhores, - exclamou um deles: - estais aí no cantinho? Que vindes fazer nesta casa? Alguém vos mandou espionar o que fazemos? Pois bem, já aprendereis como se voa na ponta de um galho seco!
- Bem, bem; tenham modos! - disse o soldado; - estou morto de fome; dai-me antes de mais nada um pouco de comida, depois fazei de mim o que vos aprouver.
Os bandidos estacaram surpresos, ante tamanha calma, e então o chefe do bando disse:
- Pelo que vejo, não tens medo! Pois bem, terás a comida que quiseres, mas em seguida, não escaparás da morte.
- Veremos! - disse o soldado. Sentou-se à mesa e atacou valentemente o assado.
- Ó compadre Botalustra, vem comer! - gritou ele ao caçador. - Certamente estás com tanta fome como eu e em casa duvido que encontres um assado tão bom como este!
O caçador, porém, não aceitou o convite. Os bandidos, estupefatos, olhavam para o soldado e diziam entre si:
- Esse tipo não faz cerimônias!
Daí a pouco, o soldado disse-lhes:
- A comida me agradou muito; deem-me agora um copinho do bom!
O chefe do bando, que excepcionalmente estava de bom humor, gritou à velha:
- Vai à adega buscar uma garrafa, e do melhor!
O soldado fez saltar a rolha bem alto, chegou para o caçador ostentando a garrafa e lhe disse:
- Agora fica bem atento, amigo, pois vais ver maravilhas. Antes de tudo vou fazer um brinde à toda a companhia.
Empunhou a garrafa e, brandindo-a à altura das cabeças dos bandidos, disse-lhes:
- A vossa saúde! Laventai o braço direito para o alto e abri bem a boca! - e sorveu um largo trago.
Tendo pronunciado aquelas palavras, os bandidos quedaram-se todos imóveis, com o braço direito estendido para o ar e a boca aberta; então o caçador disse ao soldado:
- Vejo que és entendido em mágicas; mas agora, vem daí, vamos para casa.
- Oh, meu coração, seria levantar o cerco muito depressa; batemos o inimigo, agora cuidemos do saque. Ei-los todos grudados nos seus lugares como que petrificados, de boca aberta e braço erguido e não se poderão mexer enquanto eu não o permitir. Vem, coração, come e bebe à vontade!
A velha teve de trazer mais uma garrafa de vinho e o soldado não saiu da mesa senão após ter comido o suficiente para três dias. Finalmente, ao despontar do sol, disse:
- Está na hora de levantar acampamento; para encurtar a marcha, a velha tem de nos ensinar qual o caminho mais curto que vai ter à cidade.
Assim que chegou à cidade, foi procurar os antigos camaradas e disse-lhes:
- Achei no meio da floresta um ninho de pássaros próprios para a forca; acompanhai-me, vamos desaninhá-los.
Assumindo o comando do grupo de soldados, o nosso valentão disse ao caçador:
- Vem conosco, assim poderás ver como se espojam quando os pegarmos pelos pés!
Foram todos para a floresta, o soldado postou os seus homens em volta dos bandidos, pegou a garrafa e tomou um bom gole; depois, brandindo-a sobre as cabeças deles, disse:
- A vossa saúde!
No mesmo instante, os bandidos recuperaram os movimentos, mas foram imediatamente derrubados ao chão e, em seguida, amarraram-lhes os pés e as mãos com fortes cordas. Depois o soldado deu ordem para que fossem atirados como sacos dentro do carro.
- Levai-os, diretamente, para a cadeia.
Nisso o caçador chamou de lado um deles e sussurrou-lhe qualquer coisa.
- Compadre Botalustra, - disse-lhe o soldado, - além de surpreender os bandidos todos, na toca, ainda nos abarrotamos de boa comida; agora, formar fila e marchar, tranquilamente, como fazem os retardatários.
Quando estavam chegando, o soldado viu uma enorme multidão, um aglomerado de gente que vinha saindo pela porta da cidade. Bradavam todos cheios de júbilo e agitavam ramos verdes. E viu que a guarda nacional, em perfeita formação, também se aproximava.
- Que significa isto tudo? - perguntou ele muito admirado ao caçador.
- Ignoras certamente, - respondeu este, - que o rei há muito se achava fora do reino. Hoje ele está voltando para o seu povo, por isso todos lhe vão ao encontro jubilosos!
- Mas, onde está o rei? - perguntou o soldado, - não o estou vendo!
- Ei-lo aqui; - respondeu o caçador apresentando-se. - O rei sou eu e mandei que anunciassem a minha chegada.
Falando assim, abriu a túnica de caçador e mostrou por baixo dela a roupa real. O soldado ficou estarrecido; caiu de joelhos e pediu perdão quase chorando, pois na sua ignorância o havia tratado como a um igual e, ainda por cima, lhe havia aplicado aquele apelido de Botalustra! O rei, sorrindo, estendeu-lhe a mão e disse:
- Tu és um bravo soldado e me salvaste a vida. Daqui por diante, não passarás mais necessidades, eu cuidarei de ti. E se alguma vez quiseres comer um bom assado, tão bom como aquele dos bandidos, podes pedi-lo sem cerimônia às cozinhas reais. Mas, se pretendes fazer um brinde igual àquele, passa antes na minha sala e pede-me licença!