Kataja (Satu omena-puusta)


Cây đỗ tùng


Jo nyt on aikoja, varmaankin kaksituhatta vuotta, kulunut siitä, jolloinka muinoin eli mies äveriäs, jolla oli ihana ja hurskas vaimo; nämät toisiansa hyvin rakastivat, mutta heillä ei lapsia ollut, vaikka hartahimmasti halasivat saadaksensa, ja vaimo tuota rukoili yöt päivät, vaan eipä vain heille lasta syntynytkään. Pihalla heidän huoneensa edustalla kasvoi omenapuu; tuon juurella vaimo eräänä talvi-päivänä seisoi omenaa kuoriellen, ja sitä siinä itsellensä kuoriessaan hän sormeensa leikkasi, ja haavasta vertä lumelle tippui. "Voi," sanoi silloin vaimo huo'aten sekä sangen suru-mielisenä, kun veren näki edessänsä, "jospa minulla sentään olisi lapsi, valkoinen, kuten tuossa lumi, ja punainen, kuin siinä veri!" Ja kun hän nämät sanat oli saanut sanotuksi, hänen mielensä iloiseksi muuttui, ja hänestä tuntui, ikään-kuin toivosta tosi tulisi. Sitten hän huonehesen astui sisälle; ja kuluipa kuukausi, johan oli lumi maasta sulanut, kului tuosta toinen ja ruoho viheriänä rehoitti, menihän kolmas, jopa kukat maata koristamassa, ja vyöri ajan virtahan neljäs, jo metsikössä kaikki puut leveälle haaroilivat ja viheriät oksat toisihinsa kietoutuivat, silloin lintusten heleä laulu metsissä kajahteli ja kukat puista maahan varisivat; sitten viidennen kuukauden viimeisenä päivänä hän suloisesti lemuavan omena-puun suojassa seisoi, ilosta sykki hänen sydämmensä ja hän polvilleen lankesi ihastuksissansa, kuudennen kuukauden kuluttua omenat kyllä jo isoja olivat, vaan vaimo alallansa pysyi huoneessansa, seitsemännen kuluessa hän omenan otti sekä söi sen aivan mieli-halulla, mutta kävipä sitten sairaaksi ja surulliseksi, ja kun kahdeksas kuukausi oli loppumaisillaan, hän miehensä kutsui tykönsä sekä sanoi hänelle: "jos minä kuolen, hautaa minut tuonne omena-puun juureen." Nytpä hänestä huoli haihtui ja hän iloisena oli, kunnes yhdeksännen kuukauden kuluttua hänelle syntyi lapsi, lumen valkoinen, veren punainen, ja lapsen nähtyänsä äiti niin iloiseksi ihastui, että hän kuoleman unehen silmänsä ummisti.
Sitten mies vaimonsa hautasi omenapuun alle ja itki häntä haikeasti; edellensä aika joutui, jo suru lieventymään rupesi, vyöri vielä viikkokaudet, kyynelehet väliin vieri, tuosta suru haihtumahan, itku aivan loppumahan, ja kun kesä taas oli ihanimmallansa, jopa mies nai toisen vaimon.
Tämä hänelle tyttären synnytti, mutta tuon ensimmäisen vaimon lapsi oli poika pienokainen, valkoinen kuten lumi, punainen kuin veri. Tytärtänsä vaimo sydämmellisesti rakasti, mutta poikaa nähdessänsä hän aina suutuksiin joutui; tuo oli muka kaikin tavoin hänelle harmiksi, hän yhä ajatteli, mitenkä kävisi tyttärelle hankkiminen kaikki talon tavarat, ja paholainen paha-henki häntä yllytteli poikaa vihaamaan; nurkasta toiseen hän tuota raukkaa hoputteli, yhtä päätä töykäten ja tuuppiellen, joten lapsi parka alin-omaisessa tuskassa oli. Koulusta kotona ollessansa hän ei rauhan hetkistä nähnyt.
Kerta kun vaimo ylis-tuvassa oli, tuli sinne Marianna, hänen pikku tyttärensä, ja sanoi: "äiti hyvä, anna minulle omena!" - "Kyllä, lapsukaiseni," vastasi vaimo sekä antoi arkusta kauniin omenan; mutta arkussa oli iso, raskas kansi ja kannessa iso, terävä rauta-kara. "Äitiseni," virkkoi tyttö pieni, "etkö myös veljelleni yhtään anna?" Tästä vaimo suuttui, mutta vastasipa sentään: "veljes kyllä osansa saapi, jahka hän koulusta palaa." Ja kun hän akkunasta katsahtaessaan näki pojan tulevan pihalla, hän ikään-kuin pahan-hengen riivaamana sieppasi tyttäreltänsä omenan, sanoen: "ethän sinä tuota saakkaan, ennen-kuin veljes ensin on saanut." Sitten hän sen viskasi arkkuhun sekä paiskasi kannen kiinni; ja kun poika oven suuhun ennätti, hän ystävällisenä olevinaan lausui lapselle: "tahdotko, poikaseni, omenaa?" ja loi vilahdukselta hänehen silmänsä. "Ui äiti kulta," vastasi poika, "oikeinhan nyt näytätte hirveältä! halustakin minä omenan otan." Silloin vaimo arkun avasi sanoen: "tule luokseni ja ota itse tästä yksi." Ja kun pikku poju arkkuhun kumartui, paha-henki vaimon valtasi ja ratsis! hän kannen paiskasi kiinni niin kovasti, että pojalta katkesi kaula ja pää kieri punaisten omenain joukkohon. Mutta kohta pelko vaimoa vavistuttamaan, ja hän itseksensä ajatteli: "mitenkä tästä selkiäisin!" Nyt hän meni alas asuin-tupaan, otti vaate-arkustansa valkoisen huivin, palasi ylisille, sovitti pojan pään paikalleen, sitoi kaulahan huivin, ett'ei pahaa mitään käynyt huomaaminen, asetti pojun istumaan tuolille porstuaan ja pani omenan hänen käteensä.
Sitten Marianna kyökkiin tuli äitinsä tykö; tämä takan ääressä seisoi sekoittelemistaan sekoitellen kuumaa vettä, joka siellä kiehui padassa. "Äiti kultaseni," sanoi Marianna, "veljeni kasvoiltaan kovin kalpeana tuolla porstuassa istuu omena kädessä, minä häntä pyysin minulle omenaa antamaan, mutta eipä hän mitään vastannut, ja tuo minusta peloittavan kummalta veti." - "Mene tuonne toistamiseen," vastasi äiti, "ja tokase hänelle korva-puusti, jollei hän mitään vastaa." Marianna nyt porstuaan meni ja sanoi: "anna, veliseni, minulle tuo omenas," mutta eipä vastausta kuulunut. Tyttö silloin poikaa löi korvalle, että pää laattialle poukahti, pelästyi tästä pahan-päiväisesti, rupesi itkemään ja poraamaan, juoksi äitinsä tykö huutaen: "olenhan veljeltäni pään lyönyt poikki," sekä itki itkemistänsä eikä ottanut rauhoittuaksensa. "Voi Mariannani," sanoi äiti, "mitäkin nyt teit! mutta älä tuosta sanaakaan hiisku, ett'ei siitä kukaan saisi tietoa, sillä eihän sitä kuitenkaan nyt enään käy mitenkään auttaminen; viskatkaamme hänet hapan-kaalihin kiehumaan." Sitten äiti pikku pojun hakkasi palasiksi ja pani palat pataan hapan-kaalin sekahan. Mutta Marianna siinä vieressä seisoi yhä itkemistänsä itkein, ja hänen silmistänsä pataan vieri kyyneleitä niin viljavalta, ett'ei keitos muuta suolaa kaivannut ollenkaan.
Sittemmin tuli isä kotia sekä rupesi ruo'alle, kysyen: "missä on minun poikani?" Äiti pöydälle toi hapan-kaalia, oikein aimo vadillisen, ja Marianna yhä itki, vaikeasti valittaen. Silloin isä taas kysyi: "missä on minun poikani?" - "Hän on vanhaa setääsi mennyt katsomaan," vastasi äiti, "ja aikoo sinne jäädä joksikin aikaa." - "Mitä? onko hän pois kotoa lähtenyt minulle edes jää-hyväisiä sanomata." - "On niinkin," sanoi siihen äiti, "poikaa hartahasti tuonne halutti, ja hän minua rukoili, että hänet kuudeksi viikoksi sinne laskisin; onhan hänen siellä kaikin puolin hyvä ollaksensa." - "Voi," lausui isä, "miten on murheellinen mieleni! pahoinhan menetteli poikani, olisipa hänen kuitenkin tullut isäänsä edes hyvästi jättää." Sitten hän syömään rupesi, puhuen tyttärelleen; "mitäs itket, Mariannani? vielähän veljes kotia palaa." sekä virkkoi vaimollensa: "tämä ruoka vasta hyvältä maistuu! tuo minulle lisää!" Ja mitä enemmän hän söi, sitä enemmän hän tahtoi ja sanoipa: "anna minulle vielä lisää, te ette tästä mitään saa, minä itse tahdon kaikki." Heittäen luut pöydän alle hän sitten söi syömistänsä, kunnes loppui kaikki tyyni. Mutta Marianna piironkinsa alimmaisesta laatikosta otti parahimman silkki-huivinsa, kokosi pöydän alta tuohon kaikki luut ja rustot sekä kantoi net pihalle, katkerimman katkeria kyyneleitä vuodattaen. Tyttö sitten mytyn laski ruohoon omena-puun juurelle, ja tämän tehtyänsä hän yht'äkkiä muuttui iloiseksi, peräti lakaten itkemästä. Silloin omenapuu huojumaan sekä oksat heilumaan, väliin toisistansa eriten, väliin taas toisiinsa yhtyen, ikään-kuin ihminen iloissaan käsiänsä yhteen lyöpi. Samassa puusta sakea sumu nousi, sumussa paloi kirkas tuli, ja liekistä lensi ihana lintunen, joka suloisesti viserrellen ilmahan kohosi korkealle, ja kun se silmän siintämättömiin oli kadonnut, omena-puu siinä ihan entisellänsä seisoi, mutta huivi luinensa oli poissa. Ja Mariannan sydän nyt riemusta sykki, ikään-kuin olisi hänen veljensä elänyt. Sitten hän iloisena taas palasi tupaan ja istui pöydän äärehen syömään.
Mutta lintu kau'as lensi erään kulta-sepän huoneen katolle sekä rupesi laulamaan:
"Äitini mun tappoi,
isäni mun söi,
Marianna siskoseni
kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,
he'elmä-puulle käärön viersi.
Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Kulta-seppä työ-huoneessansa istui kulta-vitjoja valmistellen; silloin kuuli hän linnun laulavan katolla, ja ihanan ihanalta soi hänen mielestään tuo viserrys. Hän kohta istualtaan kavahti sekä riensi ulos tuvasta, ja hänen astuessansa kynnyksen ylitse, jäi jalasta toinen kenkä. Mutta tuosta piittaamata hän keski-kadulle kiisi nahkaisessa esi-liinassaan, toisessa jalassa kenkä, toisessa sukka, toisessa kädessä kulta-vitjat, toisessa pitkät pihdit; ja aurinko kirkkahasti kadulle paistoi. Näin hän lintua katselemaan tuli. "Lintuseni," hän sitten sanoi, "oikeinhan sinä ihanaa viserrystä osaat laskea! laula minulle tuo laulusi vielä toinen kerta," - "En vainen," vastasi lintu, "en maar minä sitä ilmaiseksi laula toistamiseen. Anna minulle nuot kulta-vitjat, kyllä sitten vielä kerran laulan." - "Noh, olkoon menneeksi," pani kulta-seppä vastaukseksi, "tuosta saat kulta-vitjat, laula nyt, kuten lupasit." Silloin lintu hänen luoksensa lensi, otti vitjat oikean jalkansa kynsiin ja istui kulta-sepän etehen sekä lauloi:
"Äitini mun tappoi,
isäni mun söi,
Marianna siskoseni
kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,
he'elmä-puulle käärön viersi.
Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Sitten lintu erään suutarin talon katolle lensi istumaan ja lauloi siellä:
"Äitini mun tappoi.
isäni mun söi,
Marianna siskoseni
kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,
he'elmä-puulle käärön viersi.
Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Suutari tämän kuultuaan paita-hiasillansa ulos ovesta juoksi ja katseli katolle, kädellänsä varjostaen silmiään, ett'ei niitä häikäisemähän pääsisi kirkas päivän-paiste. "Lintu armahani," hän huudahti, "ihanan ihanastihan sinä laulelet!" Sitten hän ovesta huusi huonehesen: "vaimoni hoi! tule tänne! täällä vasta lintu ompi; katsoppas tuota, siinä vasta laulajata!" ja kutsuipa vielä tytärtänsä, kisällejänsä, oppi-poikiaan, renkiänsä sekä piikaansa, ja nämät kaikin kadulle tulivat lintua katselemaan, mitenkä se oli kaunis. Höyhenet sen olivat punaiset, ja viheriät, kaula kullan kirkkaalta hohti, ja silmät päässä välkkyivät, ikään-kuin tähdet. "Lintu kulta!" sanoi suutari, "visertele nyt kuultavakseni tuo laulus vielä toinen kerta." - "En maaren," vastasi lintu, "enhän tuota toistamiseen laula, jollet minulle jotakin lahjoita." - "Vaimoseni!" huusi silloin mies, "mene sinä tupahan, siellä seisoo pöydällä pari punaisia kenkiä, tuo net tänne." Vaimo käskyn kuultuani kohta menikin sekä toi kengät. "Tuosta saat lintuseni," mies sanoi, "laula nyt laulusi vielä kerran." Silloin lintu suutarin luoksi tuli, otti kengät vasemman jalkansa kynsiin, lensi sitten taas katolle sekä lauloi siellä:
"Äitini mun tappoi,
isäni mun söi,
Marianna siskoseni
kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,
he'elmä-puulle käärön viersi.
Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Ja näin laulettuansa se tiehensä lensi, vitjat oikean sekä kengät vasemman jalan kynsissä. Lentää lehahtelihan sitten kylän myllyn tykö, ja mylly käymistänsä kävi: "surr, urr, surr urr, surr, urr;" siinä myllärin kaksikymmentä renkiä istui myllyn-kiveä hakkaamassa, ja he tuossa nakuttivat: "nik, nak, nik, nak, nik, nak," ja mylly kävi: "surr, urr, surr, urr, surr, urr." Silloin lintu myllyn vieressä kasvavaan niini-puuhun istahti ja lauloi:
"Äitini mun tappoi,"
nyt hakkaamistansa yksi keskeytti,
"isäni mun söi,"
tuosta kaksi kuuntelemaan,
"Marianna siskoseni,"
johan taas neljä nakuttamasta lakkasi,
"kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,"
vielä hakkasi kahdeksan,
"he'elmä-puulle"
viisi vielä,
"käärön viersi."
enään vain yksi nakutteli,
"Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Nyt lakkasi viimeinen, sillä olipa hänkin tuon kuullut. "Lintu hyvä!" hän sanoi, "ihanastihan sinä laulelet, laula toki toinen kerta minunkin kuultavakseni!" - "Empä vainen," vastasi lintu, "kahdesti en ilmaiseksi laula, mutta jos minulle myllyn-kiven annat, minä vielä kerran lauluani lasken." - "Antaisin kuin antaisinkin," vakuutti renki, "jos tuo yksistään minun annettavissani olisi." - "Aivan halusta me puolestamme," lisäsi toiset, "sen annamme, jos sinä meille vielä kerran laulat." Silloin tuli lintu puusta alas, ja nuot kaksikymmentä renki-mylläriä kaikin rupesi kangilla nostamaan ylös kiveä, hoilottaen ääneensä: "holooi! holooi!" Lintu sitten kiven-silmästä päänsä pisti, joten kivestä tuli kauluksentapainen, lensi taas puuhun sekä lauloi siellä:
"Äitini mun tappoi,
isäni mun söi,
Marianna siskoseni
kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,
he'elmä-puulle käärön viersi,
Pikii! pikii! mä ihana lintu, pikii!"
Ja näin laulettuansa se siipensä levitti, vitjat oikean, kengät vasemman jalan kynsissä ja myllyn-kivi kaulassa, sekä läksi pois lentämään ja lensipä kau'as, aina isänsä kotihin.
Tuvassa isä, äiti sekä Marianna syömässä istuivat, ja isä lausui: "tiesi, mikä syynä, oikeinhan tänään olen iloisella tuulella." - "Empä suinkaan minä," vastasi äiti, "vaan minua perin-vastoin vaivaa kamala ahdistus, ihan kuin olisi kova raju-ilma tulossa." Mutta Marianna siinä istui ja itkemistänsä itki. Silloin tuli lintu lentäen, ja juuri kun se katolle istahti, sanoi isä: "oi miten nyt olen iloinen! ja aurinko tuolla ulkona vasta ihanasti paistaa! tuntuuhan minusta, ikäänkuin tulisin vanhaa tuttavaa tapaamaan." - "Mutta minun aivan toisin on laitani," valitti vaimo, "olenhan niin tuskissani, että hampaat suussani kalisevat ja veri suonissani tulikuumana kuohuu." Ja hän vaatteensa auki riisti, mutta Marianna nurkassa istui itkein, vyö-liina silmillä, ja kyyneleet sen kastoivat liko-märjäksi. Lintu silloin omena-puuhun istui ja rupesi laulamaan:
"Äitini mun tappoi,"
Tuosta vaimo sormensa pisti korviinsa sekä ummisti silmänsä, jott'ei kuulisi eikä näkisi mitään, mutta ikään-kuin rajuimman myrskyn ääni hänen korvissaan kohisi, ja hänen silmiänsä poltti ja pisteli juuri-kuin salaman leimauksesta.
"Isäni mun söi,"
"Oi vaimoseni!" huudahti mies, "tuo vasta ihana lintunen, joka noin kaunihisti visertelee! aurinko lämpimästi paistaa ja suloinen tuoksu tännekin tunkee."
"Marianna siskoseni"
Silloin Marianna päätään nojasi polveansa vastaan sekä itki katkerasti, mutta mies sanoi: "minä pihalle lähden, lintua likemmältä nähdäkseni." - "Voi älä mene," rukoili vaimo, "onhan minusta, ikään-kuin koko tämä huone tärisisi ja palaisi ilmi tulessa." Mutta mies kuitenkin meni ulos lintua katselemaan.
"Kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi,
he'elmä-puulle käärön viersi."
"Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Samassa lintu kulta-vitjat pudotti, ja nuot suoraa päätä miehen kaulaan suikahtivat sopien siihen aivan mukavasti. Ukko nyt sisälle palasi sanoen: "katsokaappa! tuo vasta kelpo lintu! tämmöiset kauniit kulta-vitjat se minulle lahjoitti! ja olipa se itse oikein ihana!" Mutta vaimo niin pahasti pelästyi, että hän pitkällensä loikahti laattialle ja lakki päästä kau'as lensi. Silloin lintu taas kuului laulavan:
"Äitini mun tappoi,"
"Voi jospa maan povessa sadan syllän syvällä makaisin, ettei tuo korviini kuuluisi!"
"Isäni mun söi."
Nytpä vaimo tainnuksiin meni.
"Marianna siskoseni."
"Mitä!" virkahti Marianna, "menempä minäkin tuonne ulos katsomaan, ehkä lintu minullekkin antaa jotakin." Ja läksipä tyttö kuin läksikin.
"Kaappi kokoon luuni kaikki,
silkki-vaatteesen net kiersi."
Siinä lintu tytölle kengät viskasi.
He'elmä-puulle käärön viersi.
"Pikii! pikii! mä ihana lintu! pikii!"
Silloin tyttö vasta ihastuksissansa! Hän jalkaan koetti nuot uudet, punaiset kenkänsä ja juoksi tanssien tupahan. "Oi!" sanoi, "minä pihalle lähteissäni olin kovin suru-mielisenä, mutta nyt oikein olen iloissani. Tuo maar vasta ihana lintu! se minulle punaisen kenkä-parin lahjoitti." - "Hui! ui!" ähki vaimo, hypäten seisoalle, ja päässä hiukset pystyssä pörröttivät, "minusta tuntuu, ihan-kuin olisi mailman loppu lähenemäisillään, minäkin koetteeksi tuonne ulos lähden, ehkä tulisi edes hiukan huokeampi ollakseni." Ja kohta hänen ehdittyänsä ovesta, ratsis! mättäsipä lintu myllyn-kiven hänen päähänsä, että hän aivan mäsäksi meni. Jyskeen kuultuansa isä ja Marianna pihalle riensivät; silloin tuolta tulen-liekki leimahteli sekä sitten savua nousi, ja tämän haihduttua, seisoipa tuossa pikku veli. Hän isäänsä ja Mariannaa kädestä otti, ja kaikki kolme he siinä aivan ihastuksissansa olivat, menivät tupaan, istuivat pöydän ääreen sekä rupesivat ruo'alle.
Câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu, có tới hai nghìn năm. Một người đàn ông giầu có, vợ xinh đẹp dịu dàng nên họ sống với nhau rất êm ấm, nhưng họ lại không có con. Họ rất mong có được một người con. Người vợ ngày đêm cầu nguyện, nhưng họ vẫn chưa có người con nào cả. Ở sân phía trước ngôi nhà của họ có cây đỗ tùng. Mùa đông, người vợ ngồi dướigốc cây gọt táo, vô ý cắt phải ngón tay khiến máu chảy rơi xuống tuyết. Bà kêu lên một tiếng:" Ối! " rồi nhìn giọt máu ở trước mặt lòng buồn thay cho mình. Bà nói:
- Ước gì ta có một đứa con da trắng như tuyết và môi đỏ như son!
Khi nói xong những lời nói đo, bà thấy trong lòng rất vui, nên cho rằng ý nguyện của mình rồi sẽ trở thành hiện thực. Bà đi vào nhà. Sau một tháng thì tuyết tan. Sau hai tháng, cây cỏ mọc xanh tươi. Đến tháng thứ ba thì hoa nở khắp đất trời. Tới tháng thứ tư thì cây rừng đâm chồi nảy lộc, chim hót líu lô. Qua tháng thứ năm, ngồi ở dưới gốc cây đỗ tùng, ngửi hương thơm của hoa, người vợ rất mừng vui. Tới tháng thứ sáu trên cây đầy quả non, người vợ cảm thấy tĩnh tâm hơn. Đến tháng thứ bảy, bà hái một quả ăn thì thấy trong lòng sầu muộn, người không khoẻ. Khi tháng tám qua đi, bà gọi chồng tới rồi khóc và nói:
Nếu như em chết. Hãy chôn em dưới gốc cây đỗ tùng nhé!
Nói xong, trong lòng bà cảm thấy thanh thản. Sang tháng thứ chín, bà sinh ra một đứa con trắng như tuyết, môi đỏ như son. Bà nhìn thấy đứa con vừa lọt lòng thì mừng lắm, rồi sau đó thì qua đời.
Người chồng mai táng vợ ở dưới gốc cây đỗ tùng. Tháng đầu người chồng khóc suốt ngày, rồi ông ta thỉnh thoảng lại khóc, thời gian sau ông không khóc nữa. Và cuối cùng thì ông đã nguôi buồn nhớ, rồi cưới một người vợ kế.
Người vợ sau của ông đẻ một đứa con gái, còn đứa con trai của vợ trước da trắng như tuyết, môi đỏ hồng như son. Người vợ kế chỉ yêu đứa con gái do mình đẻ ra, nên thường cảm thấy khó chịu với đứa con trai của người vợ cả.Bà ta luôn cảm thấy nó cản trở mình trong việc tính mưu bàn kế thu vén tài sản về cho con gái. Bà ta thường xua đuổi đứa con trai từ góc này tới góc kia trong nhà, có lúc tiện tay đánh nó túi bụi, khiến nó vô cùng sợ hãi, vì hễ từ trường học về nhà là không bao giờ nó được yên thân. Một lần người vợ kế tới phòng ngủ, đứa con gái đi theo và nói với mẹ:
- Mẹ, cho con một quả táo.
Người mẹ nói:
- Được mà, con gái của mẹ.
Bà ta lấy từ trong hòm ra một quả táo, đưa cho con gái. Nắp hòm vừa to vừa nặng, được khoá bằng chiếc khoá lớn. Đứa con gái nói:
- Mẹ, anh trai cũng được một quả chứ?
Bà mẹ kế quỷ quyệt chẳng muốn thế, nhưng ngoài miệng vẫn nói:
- Ừ, nó đi học về thì cho nó.
Từ phía trong cửa sổ, bà nhìon thấy đứa con trai đang đi về nhà thì như bị quỷ tha ma khiến, bà giật lấy quả táo ở trong tay con gái và nói:
- Đợi anh trai con về cùng ăn!
Nói rồi bà ném quả táo vào trong hòm và đóng nắp hòm lại. Khi đứa con trai bước tới cửa nhà, bà ta giả bộ âu yếm con trai, bảo nó:
- Con trai của ta, con có muốn ăn một quả táo không?
Mắt bà nhìn nó chằm chằm. Đứa con trai nói:
- Mẹ, sao mẹ lại nhìn con chằm chằm như vậy? Vâng, mẹ cho con một quả táo.
Bà gọi nó lại:
- Lại đây với ta!
Và rồi, bà ta mở nắp hòm lên, nói tiếp:
- Con lấy táo ở trong hòm này!
Khi đứa con trai cúi đầu vào trong hòm thì bà ta thả nắp hòm xuống. Nắp hòm rơi xuống "sầm" một tiếng, đầu đứa con trai bị đứt lìa khỏi thân, rơi vào trong đống táo. Bà ta vô cùng hoảng sợ, nghĩ:
- Mình phải xoá sạch mọi dấu tích đi mới được!
Nghĩ rồi bà ta vào trong buồng, lấy từ ngăn kéo trên cùng của chiếc tủ lớn ra một miếng vải trắng, rồi đem đầu của đứa con trai buộc chặt vào trên cổ của nó, để không ai nhận ra dấu vết bị cắt rời. Sau đó bà ta đem nó đặt ngồi ở chỗ cửa ra vào, lại đặt quả táo vào trong tay nó.
Cô em gái Marleenken đi vào bếp tìm mẹ thì thấy bà ta đứng bên bếp lò và đang khuấy một nồi nước nóng, bèn hỏi:
- Mẹ, anh con ngồi ở chỗ cửa, sắc mặt xám ngoét, tay cầm một quả táo. Con bảo anh đưa quả táo cho con, mà anh chẳng nói gì làm con sợ hãi quá!
Bà mẹ kế nói:
- Con lại ra đấy đi. Nếu vẫn chẳng trả lời thì cho nó một cái bạt tai!
Thế là Marleenken tới, và bảo người anh:
- Anh, đưa táo cho em nào!
Nhưng chẳng có lời đáp nào cả. Thế là cô bé cho anh một cái bạt tai, làm đầu của anh rơi xuống đất. Marleenken hoảng hốt, oà khóc, chạy tới bên bà mẹ, nói:
- Ối, mẹ ơi! Con vừa bạt tai một cái mà đầu anh ấy đã rơi xuống đất!
Marleenken khóc hoài, khóc mãi, tưởng như chẳng bao giờ dứt. Bà mẹ nói:
- Marleenken, con làm sao vậy? Con chớ làm ồn lên khiến mọi người chú ý.Chẳng có cách nào khác là mẹ phải chặt nó ra từng khúc nấu súp thôi!
Nói rồi bà mẹ kế chặt đứa con trai thành từng khúc, cho vào nồi và nấu. Marleenken đứng cạnh bà ta khóc, nước mắt ràn dụa chảy trên má, rơi cả vào trong nồi súp nên súp chẳng phải cho thêm muối nữa. Người cha trở về nhà, ngồi xuống bên bàn, hỏi:
- Con trai của tôi ở đâu?
Bà mẹ kế đáp:
- Ối dào, nó về quê thăm bà ngọai rồi, nó định ở đó một thời gian.
- Nó làm gì ở đó? Sao cũng chẳng hỏi lấy một lời trước khi đi!
- Nó muốn đi, có xin tôi cho phép nó ở đấy sáu tuần. Sống ở đó cũng tốt!
Người chồng nói:
- Trời ơi, tôi rất buồn. Hình như có gì không ổn. Đúng ra nó phải hỏi tôi một câu chứ!
Người chồng vừa ăn vừa nói:
- Marleenken, sao con lại khóc? Anh con rồi sẽ về thôi mà!
Ông lại nói:
- Ôi bà nó, món súp này ngon quá, cho tôi thêm một ít nữa nào!
Ông càng ăn càng thèm, nên bảo:
- Cho tôi nhiều một chút. Chưa bao giờ ăn thấy ngon như vậy, thôi đưa tất cả cho tôi nào!
Ông ăn ngon lành, vứt tất cả xương xuống gầm bàn. Marleenken lấy ra một chiếc khăn lụa tốt nhất từ ngăn kéo tầng dưới tủ áo của cô, rồi nhặt hết những chiếc xương to, nhỏ ở dưới gầm bàn gói cả vào trong chiếc khăn tay đó, đem ra phía trước cửa, khóc nhiều tới mức chảy cả máu mắt ra. Sau đó cô bé chôn cả bọc xương ấy ở đám cỏ xanh dưới gốc cây đỗ tùng. Làm xongcô thấy trong lòng nhẹ nhõm, và không khóc nữa. Trong khi đó cây đỗ tùng bỗng rung lên, cành cây tản ra, rồi chụm lại với nhau nom giống như người ta vỗ tay khi vui mừng. Từ giữa cây bốc lên một cột khói như sương mù, ở giữa cột khói đó như có lửa đang cháy, rồi một con chim rất đẹp bay ra, nó cất tiếng hót véo von, và bay cao mãi vào trong không trung. Sau khi chim bay đi thì cây đỗ tùng trở lại như trước đó, còn chiếc khăn gói xương lại không cánh mà biến mất. Marleenken thấy trong lòng vui vẻ. Cô vào nhà, ngồi xuống bên bàn và ăn.
Con chim sau khi bay đi thì tới đậu trên nóc nhà người thợ kim hoàn. Nó cất giọng hót:
Mẹ kế của tôi đã làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken (Marie xinh đẹp yêu quý)
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn ở dưới gốc cây
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ kim hoàn đang làm một sợi dây chuyền bằng vàng ở trong xưởng, nghe thấy tiếng chim hót rất hay trên nóc nhà, bèn đứng dậy bước qua hàng rào và làm rơi một chiếc giầy. Thế là một chân đi giầy, một chân chỉ có bít tất, ngực vẫn đeo tạp dề, một tay cầm dây chuyền vàng, một tay còn cầm chiếc kìm, bác bước ra đường. Mặt trời chiếu chói chang trên đường phố. Bác đứng ở đó nhìn chăm chú con chim ấy, và nói:
- Này chim, chim hót nghe hay quá. Hót lại một lần nữa bài ấy cho ta nghe nào!
Chim nói:
- Không, tôi không hót suông lần thứ hai đâu. Bác cho tôi dây chuyền vàng thì tôi sẽ hót lần nữa cho bác nghe.
Người thợ kim hoàn đồng ý, nói:
- Cho chim dây chuyền vàng thì hót ta nghe lần nữa nhé!
Thế là chim dùng móng quặp lấy sợi dây chuyền vàng, chim hót cho bác thợ kim hoàn nghe:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Con chim lại bay đến nhà bác thợ giầy, hót trên nóc nhà bác ta:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương của tôi gói vào trong chiếc khăn bằng lụa,
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt. Tôi là con chim xinh đẹp!
Bác thợ giầy nghe tiếng chim hót, chẳng kịp xỏ áo mặc, chạy vội ra ngoài nhà, nhìn lên nóc nhà, dùng bàn tay che nắng để khỏi bị chói mắt, và nói:
- Chim ơi, chim hót rất hay!
Nói rồi bác gọi với vào trong nhà:
- Bà nó đâu, ra mà xem! Chim hót hay lắm!
Bác gọi cả con gái và những đứa con khác, cùng người học việc, cô gái làm thuê… tất cả, tất cả đều ra đường để xem con chim rất đẹp, có bộ lông xanh đỏ rực rỡ, quanh cổ lấp lánh sắc vàng, hai mắt sáng như sao. Bác thợ giầy nói:
- Chim ơi, chim hót lại cho ta nghe một lần nữa nào!
- Không được, hót suông thì tôi chẳng hót đâu!Bác phải tặng tôi một thứ gì đó!
Bác thợ giầy bảo vợ:
- Bà vào lấy đôi giầy ở trên giá gỗ cao nhất trên lầu xuống đây!
Khi người vợ mang đôi giầy đỏ xuống, bác ta bảo chim:
- Chim ơi, lấy đôi giầy này đi, rồi hót cho nghe lần nữa nhé!
Chim dùng móng chân trái quặp lấy đôi giầy, rồi lại bay lên nóc nhà mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleeken
đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong chiếc
khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi con chim xinh đẹp!
Hót xong chim lại bay đi, chân phải quắp dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ. Nó bay tới nơi xay bột. Cối xay đang quay tít, phát ra tiếng:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Trong nhà xay bột có 26 người. Họ đang đẽo đá, làm phát ra tiếng:
- Hick hack, hick hack, hick hack.
Cối xay vẫn đang quay:
- Klippe klappe, klippe klappe, klippe klappe.
Chim đậu trên cây sồi phía trước xưởng xay bột mà hót:
Mẹ tôi đã làm thịt tôi.
Một người thợ dừng tay.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Lại có hai người thợ nữa dừng tay.
Em gái tôi là Marleenken
Tiếp đến lại có bốn người thợ dừng làm việc.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa.
Tới lúc đó chỉ còn 8 người đang đẽo đá.
Chôn ở
Bây giờ chỉ có 7 người làm việc.
Dưới gốc cây đỗ tùng.
Chỉ còn sót một người làm việc.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Người thợ cuối cùng cũng dừng việc lại, và cũng nghe được mấy từ sau cùng mà con chim đã hót. Người đó nói:
- Chim ơi, chim hót hay quá. Hót cho tôi nghe một lần nữa đi!
Chim nói:
- Không được, tôi không hót suông đâu. Ông đem hòn đá mài cho tôi thì tôi sẽ hót lần nữa!
Người đó nói:
- Được rồi, nếu chim hót lần nữa cho tất cả mọingười nghe thì sẽ biếu chim hòn đá mài.
Những người khác đồng thanh:
- Đúng vậy, nếu chim hót lại lần nữa thì hòn đá mài này thuộc về chim.
Thế là chim sà xuống, đưa cổ xuyên qua lỗ của hòn đá mài, làm như một chiếc vòng, còn 20 người thợ thì dùng thanh gỗ bảy hòn đá lên. Chim bay lên cao và hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Em gái tôi là Marleenken
Đã nhặt tất cả xương tôi gói vào trong
Chiếc khăn bằng lụa.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim hót xong xoè hai cánh ra bay, chân phải quắp chiếc dây chuyền vàng, chân trái quắp đôi giầy đỏ, cổ mang hòn đá mài. Nó bay đi rất xa, rất xa cho tới khi bay tới nhà cha nó. Cha, mẹ kế và Marleenken đang ngồi bên bàn ăn ở trong nhà. Cha nó nói:
- Trời, sao tôi cảm thấy khoan khoái dễ chịu thế!
Mẹ kế nói:
- Không, sao tôi lại sợ hãi vậy cứ như là có sét đánh, chớp giật vậy!
Còn Marleenken thì oà khóc. Chim bay tới nóc nhà và hót ca. Người cha nói:
-Ôi, tôi rất vui mừng. Mặt trời chiếu sáng chan hoà. Tôi như gặp người bạn thân cũ vậy.
Người mẹ kế thì nói:
- Không, tôi sợ hãi thật sự, răng lợi cứ va vào nhau, mạch máu như bốc lửa.
Bà giật đứt cúc áo ỡ ngực. Marleenken ngồi ở góc nhà khóc, tay cầm tạp dề ôm lấy mặt. Chiếc tạp dề ướt sũng nước mắt. Chim bay đậu trên cây đỗ tùng mà hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Người mẹ kế bịt tai không muốn nghe, nhắm nghiền mắt lại không muốn nhìn, nhưng trong tai bà vẫn nghe thấy tiếng của bão táp, mắt bà ta thấy những tia chớp sáng loè.
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người cha nói:
- Trời, bà ơi. Chim hót rất hay. Mặt trời toả sáng chan hoà. Hoa toả hương thơm khắp nơi!
Em gái tôi là Marleenken
Marleenken gục đầu lên gối mà khóc. Người cha nói:
- Tôi ra ngoài sân để ngắm kỹ con chim ấy.
Người mẹ kế nói:
- Ôi, ông đừng đi. Tôi cảm thấy căn nhà nghiêng ngả, đang bốc cháy!
Người cha vẫn ra ngoài để xem con chim.
Đã nhặt tất cả xương của tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt- Tôi là con chim xinh đẹp!
Chim vừa hót vừa thả dây chuyền vàng xuống. Sợi dây chuyền vàng rơi lồng vào đúng cổ của người cha rất vừa vặn. Ông đi vào nhà và nói:
- Bà xem này, đây là dây chuyền vàng mà con chim xinh đẹp cho tôi. Nom có đẹp biết bao.
Người mẹ kế khiếp sợ, ngã lăn ra đất, mũ rơi ra. Tiếp đó chim lại hót:
Mẹ kế của tôi làm thịt tôi.
Mẹ kế nói:
- Ối, tôi mong mình đang ở dưới đất sâu hàng ngàn sải tay (lối đo của người xưa) để không phải nghe lời than vãn kia!
Cha tôi đã ăn hết tôi.
Người mẹ kế nằm ngây người ra như đã chết vậy.
Em gái tôi là Marleenken.
Marleenken nói:
- Ôi con cũng phải ra khỏi nhà, xem chim có cho con gì không!
Nói rồi cô ra đi.
Đã nhặt tất cả xương tôi
Gói vào trong chiếc khăn bằng lụa
Chim tung đôi giầy đỏ xuống cho cô em gái.
Đem chôn dưới gốc cây đỗ tùng.
Kywitt, kywitt - Tôi là con chim xinh đẹp!
Marleenken cảm thấy hết sức vui mừng. Cô đi đôi giầy đỏ vào rồi nhảy nhót. Cô nói:
- Ôi khi con bước ra cửa, lòng nặng trĩu, còn bây giờ lòng thấy dễ chịu. Đó là một con chim kỳ lạ. Nó cho con một đôi giầy đỏ.Bà mẹ kế chồm dậy, tóc dựng đứng lòng như lửa cháy, bà nói:
- Tôi cảm thấy như trời sắp sập tới nơi rồi. Tôi cũng ra xem sao cho dễ chịu một chút!
Khi bà ta khỏi cửa, chim ném hòn đá mài xuống đầu bà ta. "Rầm" một tiếng, bà ta chỉ còn là một đống thịt bầy nhầy. Sau khi nghe tiếng động ấy, người cha và Marleenken vội chạy ra thì chỉ thấy khói và lửa. Khói lửa tan đi thì người anh trai của Marleenken đang đứng ở đấy. Cậu bé cầm lấy tay của cha và Marleenken, rồi cả ba nắm tay nhau vui vẻ bước vào trong nhà, tới bàn để cùng ăn.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng