The good bargain


Hên xui


There was once a peasant who had driven his cow to the fair, and sold her for seven thalers. On the way home he had to pass a pond, and already from afar he heard the frogs crying, "Aik, aik, aik, aik." - "Well," said he to himself, "they are talking without rhyme or reason, it is seven that I have received, not eight." When he got to the water, he cried to them, "Stupid animals that you are! Don't you know better than that? It is seven thalers and not eight." The frogs, however, stood to their, "aik aik, aik, aik." - "Come, then, if you won't believe it, I can count it out to you." And he took his money out of his pocket and counted out the seven thalers, always reckoning four and twenty groschen to a thaler. The frogs, however, paid no attention to his reckoning, but still cried, "aik, aik, aik, aik." - "What," cried the peasant, quite angry, "since you are determined to know better than I, count it yourselves," and threw all the money into the water to them. He stood still and wanted to wait until they were done and had brought him his own again, but the frogs maintained their opinion and cried continually, "aik, aik, aik, aik," and besides that, did not throw the money out again. He still waited a long while until evening came on and he was forced to go home. Then he abused the frogs and cried, "You water-splashers, you thick-heads, you goggle-eyes, you have great mouths and can screech till you hurt one's ears, but you cannot count seven thalers! Do you think I'm going to stand here till you get done?" And with that he went away, but the frogs still cried, "aik, aik, aik, aik," after him till he went home quite angry.
After a while he bought another cow, which he killed, and he made the calculation that if he sold the meat well he might gain as much as the two cows were worth, and have the skin into the bargain. When therefore he got to the town with the meat, a great troop of dogs were gathered together in front of the gate, with a large greyhound at the head of them, which jumped at the meat, snuffed at it, and barked, "Wow, wow, wow." As there was no stopping him, the peasant said to him, "Yes, yes, I know quite well that thou art saying, 'wow, wow, wow,' because thou wantest some of the meat; but I should fare badly if I were to give it to thee." The dog, however, answered nothing but "wow, wow." - "Wilt thou promise not to devour it all then, and wilt thou go bail for thy companions?" - "Wow, wow, wow," said the dog. "Well, if thou insistest on it, I will leave it for thee; I know thee well, and know who is thy master; but this I tell thee, I must have my money in three days or else it will go ill with thee; thou must just bring it out to me." Thereupon he unloaded the meat and turned back again, the dogs fell upon it and loudly barked, "wow, wow."
The countryman, who heard them from afar, said to himself, "Hark, now they all want some, but the big one is responsible to me for it."
When three days had passed, the countryman thought, "To-night my money will be in my pocket," and was quite delighted. But no one would come and pay it. "There is no trusting any one now," said he; and at last he lost patience, and went into the town to the butcher and demanded his money. The butcher thought it was a joke, but the peasant said, "Jesting apart, I will have my money! Did not the great dog bring you the whole of the slaughtered cow three days ago?" Then the butcher grew angry, snatched a broomstick and drove him out. "Wait a while," said the peasant, "there is still some justice in the world!" and went to the royal palace and begged for an audience. He was led before the King, who sat there with his daughter, and asked him what injury he had suffered. "Alas!" said he, "the frogs and the dogs have taken from me what is mine, and the butcher has paid me for it with the stick," and he related at full length all that had happened. Thereupon the King's daughter began to laugh heartily, and the King said to him, "I cannot give you justice in this, but you shall have my daughter to wife for it, -- in her whole life she has never yet laughed as she has just done at thee, and I have promised her to him who could make her laugh. Thou mayst thank God for thy good fortune!"
"Oh," answered the peasant, "I will not have her, I have a wife already, and she is one too many for me; when I go home, it is just as bad as if I had a wife standing in every corner." Then the King grew angry, and said, "Thou art a boor." - "Ah, Lord King," replied the peasant, "what can you expect from an ox, but beef?" - "Stop," answered the King, "thou shalt have another reward. Be off now, but come back in three days, and then thou shalt have five hundred counted out in full."
When the peasant went out by the gate, the sentry said, "Thou hast made the King's daughter laugh, so thou wilt certainly receive something good." - "Yes, that is what I think," answered the peasant; "five hundred are to be counted out to me." - "Hark thee," said the soldier, "give me some of it. What canst thou do with all that money?" - "As it is thou," said the peasant, "thou shalt have two hundred; present thyself in three days' time before the King, and let it be paid to thee." A Jew, who was standing by and had heard the conversation, ran after the peasant, held him by the coat, and said, "Oh, wonder! what a luck-child thou art! I will change it for thee, I will change it for thee into small coins, what dost thou want with the great thalers?" - "Jew," said the countryman, "three hundred canst thou still have; give it to me at once in coin, in three days from this, thou wilt be paid for it by the King." The Jew was delighted with the profit, and brought the sum in bad groschen, three of which were worth two good ones. After three days had passed, according to the King's command, the peasant went before the King. "Pull his coat off," said the latter, "and he shall have his five hundred." - "Ah!" said the peasant, "they no longer belong to me; I presented two hundred of them to the sentinel, and three hundred the Jew has changed for me, so by right nothing at all belongs to me." In the meantime the soldier and the Jew entered and claimed what they had gained from the peasant, and they received the blows strictly counted out. The soldier bore it patiently and knew already how it tasted, but the Jew said sorrowfully, "Alas, alas, are these the heavy thalers?" The King could not help laughing at the peasant, and as all his anger was gone, he said, "As thou hast already lost thy reward before it fell to thy lot, I will give thee something in the place of it. Go into my treasure chamber and get some money for thyself, as much as thou wilt." The peasant did not need to be told twice, and stuffed into his big pockets whatsoever would go in. Afterwards he went to an inn and counted out his money. The Jew had crept after him and heard how he muttered to himself, "That rogue of a King has cheated me after all, why could he not have given me the money himself, and then I should have known what I had? How can I tell now if what I have had the luck to put in my pockets is right or not?" - "Good heavens!" said the Jew to himself, "that man is speaking disrespectfully of our lord the King, I will run and inform, and then I shall get a reward, and he will be punished as well."
When the King heard of the peasant's words he fell into a passion, and commanded the Jew to go and bring the offender to him. The Jew ran to the peasant, "You are to go at once to the lord King in the very clothes you have on." - "I know what's right better than that," answered the peasant, "I shall have a new coat made first. Dost thou think that a man with so much money in his pocket is to go there in his ragged old coat?" The Jew, as he saw that the peasant would not stir without another coat, and as he feared that if the King's anger cooled, he himself would lose his reward, and the peasant his punishment, said, "I will out of pure friendship lend thee a coat for the short time. What will people not do for love!" The peasant was contented with this, put the Jew's coat on, and went off with him.
The King reproached the countryman because of the evil speaking of which the Jew had informed him. "Ah," said the peasant, "what a Jew says is always false -- no true word ever comes out of his mouth! That rascal there is capable of maintaining that I have his coat on."
"What is that?" shrieked the Jew. "Is the coat not mine? Have I not lent it to thee out of pure friendship, in order that thou might appear before the lord King?" When the King heard that, he said, "The Jew has assuredly deceived one or the other of us, either myself or the peasant," and again he ordered something to be counted out to him in hard thalers. The peasant, however, went home in the good coat, with the good money in his pocket, and said to himself, "This time I have hit it!"
Bác nông dân đem bò ra chợ và bán được bảy Taler. Dọc đường về, bác đi qua một cái chuôm, bác nghe tiếng ếch kêu: "Ắc, ắc, ắc"(acht, acht, acht). Bác ta nghĩ:
- Lạ thật, rõ ràng mình bán con bò được bảy Taler, tại sao chúng nó lại nói là tám.
Bác tới gần chuôm và nói:
- Đồ ngu si dốt nát chúng mày. Không hiểu gì cả, bảy Taler chứ không phải tám, nghe chưa.
Tiếng ếch kêu đáp lại:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
- Nếu không tin để ta đếm lại cho mà coi.
Nói rồi bác nông dân lấy tiền ra đếm, cứ hai mươi bốn xu là một Thalơ. Nhưng đám ếch kia đâu có biết đếm, chúng lại kêu:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Bác nông dân nổi cáu:
- Chà, nếu không tin thì tụi bay đếm thử xem.
Rồi bác ném tiền xuống nước. Bác ta cứ thế đứng đợi trên bờ, trong bụng nghĩ, đếm xong tiền ếch sẽ đem trả, nhưng đám ếch vẫn cứ một giọng:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Và chúng cũng chẳng thèm ném tiền lên trả. Bác nông dân cứ đứng đấy đợi cho đến khi trời tối. Trước khi đi về nhà bác la mắng ếch một hồi:
- Đúng là đồ ếch nhái, quân trố mắt, lũ đầu rỗng toàn nước, chỉ to mồm, có bảy Taler mà đếm cũng không xong, tưởng tao thích thú lắm đấy mà đứng đợi ở đây?
Rồi bác đi về, nhưng lũ ếch vẫn cứ một giọng:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Tiếng ếch vẫn cứ đều đều như vậy là bác nông dân rầu cả người.
Một thời gian sau, bác nông dân mua bò về mổ. Bác tính, nếu khéo lọc thịt thì tiền bán thịt bằng tiền mua hai con bò, không những thế mình còn được không miếng da.
Bác đem thịt vào thành phố bán, vừa mới tới cổng thành thì một đàn chó chạy tới, đầu đàn là một con chó săn rất lớn, nó chạy quanh đống thịt, mũi hít rồi sủa:
- Vát, vát, vát, vát.
Chó cứ sủa như vậy mãi, bác nông dân nói:
- Ờ, tao biết rồi, muốn buôn bán xui xẻo thì hãy cho mày chút ít chứ gì?
Nhưng chó vẫn cứ sủa:
- Vát, vát, vát, vát.
- Mày lại còn không muốn ăn hay sao? Định kiếm ăn cho cả đàn hả?
- Vát, vát, vát, vát.
- Nào, mày tính phải lắm, tao biết cả chủ của mày nữa, mày và cả đàn cứ tha thịt về, ba ngày nữa tao sẽ tới lấy tiền, nếu không có thì mày sẽ biết tay tao.
Thế rồi bác ta để tất cả thịt lại và đi về. Lũ chó vẫy đuôi mừng và xúm lại:
- Vát, vát, vát, vát.
Đã đi được một quãng nhưng bác nông dân còn nghe rõ tiếng đàn chó sủa, bác lẩm bẩm:
- Giờ thì cả đàn xúm vào, nhưng con đầu đàn phải lo chuyện trả tiền ta đấy.
Đúng ba ngày sau bác nông dân lẩm bẩm với mình:
- Tối nay thì chắc chắn tiền nằm trong tay mình.
Bác ta vui mừng đón chờ việc đó, nhưng đợi mãi chẳng thấy ai tới trả cả, bác ta nói:
- Đúng là không thể tin ai được.
Rồi bác vào thành phố đòi tiền người bán thịt - người chủ đàn chó kia. Bác hàng thịt bảo có ai đùa giỡn như vậy. Bác nông dân nổi nóng nói:
- Không có đùa giỡn gì cả. Tôi đến đây để lấy tiền thịt bò, cách đây ba ngày con chó đầu đàn lớn nhất cùng cả đàn chó không mang về cho anh thịt bò cả con hay sao?
Giờ thì đến lượt bác hàng thịt nổi sùng, bác ta cầm ngay cán chổi để đánh bác nông dân và đuổi ra khỏi nhà. Bác nông dân nói với:
- Cứ đợi đấy, trên đời này ít nhất cũng còn công lý chứ.
Rồi bác đến thưa kiện với nhà vua. Bác được dẫn tới trước vua để hầu kiện. Nhà vua cùng công chúa ngồi nghe. Bác ta nói:
- Trời ơi, lũ ếch và lũ chó săn đã lấy hết của cải gia sản của tôi. Đã thế người bán thịt này còn trả tiền tôi bằng roi vọt nữa.
Và bác kể lể hết đầu đuôi câu chuyện. Thấy chuyện ngộ như vậy, công chúa phải bật cười. Nhà vua phán:
- Ta không thể nói là ngươi đúng, nhưng để thưởng ta gả công chúa cho ngươi. Từ trước tới nay công chúa không hề nhếch miệng cười bao giờ, nhưng nghe chuyện ngươi, công chúa cười, và ta có hứa, ai làm công chúa cười ta sẽ gả công chúa cho người đó. Ngươi hãy khấn cám ơn trời về diễm phúc này.
Bác nông dân thưa:
- Ối trời, tôi không dám, ở nhà tôi có vợ rồi, có một bà vợ thôi mà mỗi khi về tới nhà tôi có cảm tưởng, chỗ góc nào trong nhà cũng có một người đàn bà đang đứng để hỏi dằn vặt tôi.
Nhà vua nổi giận và phán:
- Trên đời này có lẽ ngươi là kẻ ngu đần nhất đó.
Người nông dân thưa:
- Trời ơi, thưa đức vua cao cả, tôi làm thịt bò để lấy thịt bán, tôi không dám nghĩ chuyện khác.
Vua nói:
- Được, cứ đợi, ngươi sẽ nhận phần của ngươi, giờ về đi, ba ngày nữa lại đây, ngươi sẽ lãnh đủ năm trăm, không thiếu chút nào.
Bác nông dân ra tới cửa, tên lính gác nói:
- Này người anh em, làm được công chúa cười thế nào cũng được thưởng hậu lắm.
Bác nông dân nói:
- Chắc thế, tôi nghe nói được năm trăm.
Người lính nói tiếp:
- Này chia cho tôi chút ít nhé, người anh em làm sao tiêu hết số tiền lớn như vậy.
Bác nông dân đáp:
- Nếu vậy thì cậu lấy hai trăm nhé, ba ngày nữa cậu tới trình nhà vua để nhận nhé.
Một người Do Thái đứng gần đó nghe được hết đầu đuôi câu chuyện, thấy bác nông dân ra liền chạy theo, túm áo lại và nói:
- Thật là chuyện lạ trên đời, chắc bác là con trời nên mới may mắn thế. Tôi xin đổi tiền lẻ để bác dễ tiêu. Những đồng tiền Thalơ kia thì có ích gì cho bác đâu.
Bác nông dân đáp:
- Nói khẽ chứ, ờ thì đưa tiền xu cho tôi bây giờ, ba ngày nữa tới đây nhận của nhà vua ba trăm Thalơ.
Thấy có lời người Do Thái kia mừng lắm, vội đưa ngay tiền xu cho bác nông dân, vì có ai ngu tới mức đổi tiền mới ở kho vua lấy tiền cũ sứt cạnh đâu.
Ba ngày sau, theo lệnh nhà vua, bác nông dân tới trình diện. Nhà vua phán:
- Lôi nó ra cho năm trăm.
Bác nông dân thưa:
- Trời, tôi làm gì còn đồng nào, tôi tặng cho người lính gác hai trăm, ba trăm còn lại tôi đã đổi cho một người Do Thái.
Đúng lúc đó người lính và người Do Thái kia bước vào. Cả hai nhận được đủ phần roi của mình. Người lính biết thân biết phận cứ cắn răng chịu đòn. Người Do Thái kia thì hết kêu lại ca thán:
- Ối trời ơi, đau quá, tiền gì mà cứng thế.
Nhà vua cũng phải bật cười về hành động ngô nghê tức cười của bác nông dân. Vua phán:
- Đáng nhẽ ngươi được thưởng năm trăm roi, nhưng vì có người thế cho nên ta trả ngươi bằng cách khác vậy. Hãy vào trong kho hoàng cung, ngươi muốn lấy bao nhiêu tiền thì lấy.
Chẳng đợi nhắc đến lần thứ hai, bác nông dân vào kho, nhét tiền đầy các túi rồi đi ra. Bác đi thẳng tới một quán trọ để đếm tiền.
Người Do Thái kia thấy bác nông dân đi ra liền lẻn theo tới quán, đứng ngoài nghe bác nông dân lẩm bẩm một mình.
- Nếu không có chuyện hai người kia ăn đòn thay mình thì làm gì có chuyện được thưởng tiền. Có trời mà biết được tại sao mình lại có cái diễm phúc này.
Nghe xong, tên Do Thái nghĩ bụng:
- Lạy trời, nó dám nói xấu nhà vua. Ta phải đi ngay trình báo nhà vua, lúc đó ta sẽ được thưởng, hắn sẽ bị trừng phạt.
Nghe chuyện, nhà vua nổi giận, truyền cho gọi ngay phạm nhân tới. Tên Do Thái bảo bác nông dân:
- Bác phải đến ngay trình vua, càng sớm càng tốt.
Bác nông dân đáp:
- Tôi biết là có chuyện gì rồi. Trước tiên tôi phải sắm một bộ quần áo mới, giàu có như tôi bây giờ không thể mặc quần áo vá đến trình diện nhà vua được.
Tên Do Thái thấy không thể thay đổi được ý kiến bác nông dân, nếu để chậm trễ thì cơn giận của nhà vua sẽ nguội đi, biết đâu chính mình lại ăn phạt, bác nông dân lại được thưởng lần nữa thì sao. Hắn nói:
- Chỗ anh em quen biết, tôi cho bác mượn quần áo mới để bác đi, chỗ thân tình thì gì mà chả được.
Bác nông dân nghe thấy cũng bùi tai, liền lấy quần áo của người Do Thái mặc vào, rồi đến hoàng cung. Nhà vua kể tội bác nông dân. Nghe xong, bác nông dân nói:
- Muôn tâu bệ hạ, những điều mà tên Do Thái nói toàn là chuyện lừa dối, không bao giờ có một lời nói thật từ mồm tên Do Thái. Hắn dám cả gan khẳng định rằng tôi mặc quần áo của hắn để đến đây.
Tên Do Thái kêu:
- Thế là thế nào nhỉ? Không phải quần áo của tôi à? Không phải tôi cho mượn để đến trình vua hay sao? Có quen thân tình thì tôi mới cho mượn chứ.
Nghe xong, nhà vua phán:
- Chắc chắn là tên Do Thái đã lừa dối. Nhưng hắn lừa dối ai? Ta hay là tên nông dân kia?
Rồi nhà vua truyền cho lính đem tên Do Thái ra nọc cho một trận, đếm lại đủ ba trăm như lần trước. Còn bác nông dân ung dung trong bộ quần áo mới cùng số tiền thưởng đi về nhà, bác nói:
- Lần này mới gặp hên.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng