うまい商売


Hên xui


昔、一人の農夫がいて、雌牛を市に連れて行き、七ターレルで売りました。家へ帰る途中で池を通らなければなりませんでした。もう遠くから蛙たちが、アク、アク、アク(*注)と鳴いているのが聞こえてきました。「うん、彼らは韻をふむことも理由もなく話してるんだ。おいらが受けとったのは7だよな、8じゃないよ。」と彼は思いました。水辺に着くと、彼は蛙たちに言いました。「間抜けな動物だよ、おまえたちゃあ。もっと分別がないのかい?7タ―レルだよ、8ターレルじゃないんだ。」しかし、蛙たちはただアクアク鳴いてるだけでした。「さあ、じゃあ、信じないなら、お前たちに数えてあげるよ。」そして、彼はポケットからお金をとりだすと、24グロッシェンを1ターレルに換算しながら、七ターレルを数えました。しかしながら、蛙たちは気にもかけず、やはりアクアク鳴いていました。「何だって!」と農夫は怒って叫びました。「お前たちがおいらより分別があるんなら、自分で数えてみろ!」とお金を全部水の中の蛙たちに投げつけました。彼はじっと立って、蛙たちが数え終わり、自分のお金を返してくれるまで待っていようと思いました。が、蛙たちは相変わらずで、アクアク鳴き続けるだけでした。おまけにお金を水から投げ返してもくれませんでした。彼は、やはり暫く待っていましたが、とうとう夜がきてしかたなく家へ帰るしかなくなりました。それで、蛙たちの悪口をいい、叫びました。「水はね者!あほ!ギョロ目!お前は大きな口をして、人の耳が痛くなるまでキーキー言うが、七ターレルを数えられない。お前が終わるまでおいらが立ってられると思ってるのか?」それを言うと、彼は立ち去りました。しかし、蛙たちは、彼がまったくイライラして家へ帰るまで、後ろで相変わらずアクアク鳴いていました。
暫くして、彼は別の牛を買い、それを殺しました。そして、もし肉をうまく売れば2頭分の収入をえられるかもしれないし、おまけに皮もできると計算しました。それで、肉を持って町に着くと、門の前に大きなグレイハウンドを先頭に沢山の犬が集まっていました。そのグレイハウンドは、肉に飛びつき、匂いをかぎ、ワウワウ(注2)とほえました。止めることができなかったので、農夫はその犬に言いました。「うん、うん、よくわかるよ、お前は肉が欲しいからワウワウ言っているんだね。だけど、仮に肉をお前にあげるとしたら、おいらは結構な状況にいなくちゃね。」しかし、犬はワウワウと答えるだけでした。「じゃあ、全部食べちゃわないと約束してくれないか?お前の仲間にも言っておくれかい?」ワウワウワウ、犬は言いました。「ええと、お前がそこまで言い張るならお前に置いていこう。おいらはお前をよく知ってる。お前の主人が誰かも知ってるよ。だけどこれだけは言っておくが、おいらは3日の内に金を貰わなくてはいけない。さもないとまずいことになるからな。金を持ってきさえすればいいんだ。」そう言って肉を降ろし、背を向けました。犬たちは肉に襲いかかり、大声でワウワウほえました。そのいなか者は、犬たちから離れて聞いていて、思いました。「いいかい、今はみんながいくぶんか欲しがっている、だけど大きいやつがおいらに責任があるんだからな。」
3日経ったとき、「今夜、金が手にはいるぞ。」とそのいなか者は思い、とても喜んでいました。しかし、誰も来て支払おうとはしませんでした。「もうだれも信じることはできないぞ。」と彼は言いました。とうとうしびれを切らし、町の肉屋にでかけ、お金を要求しました。肉屋は冗談だと思いましたが、農夫は冗談抜きで「金はもらうぞ。あの大きな犬は3日前、殺した牛の肉をまるまる持ってこなかったかい?」と言いました。すると肉屋は怒って、ほうきをつかむと彼を追い出しました。「待てよ、今世の中には裁判もあるんだ。」と農夫は宮殿にでかけ、聴聞を求めました。彼は王様の前に案内され、王様はそこに娘と一緒に座っていましたが、どんな痛手をこうむったのか、と彼に尋ねました。「ああ悲しい、蛙や犬が私のものを奪いました。そして肉屋は棒でそのお返しをしました。」と彼は言い、起こったことを詳しく述べました。それを聞いて、王様の娘は心から笑い出しました。そして王様は「これについて正義をもたらすことはできないが、娘を妻としてお前にやろう。娘はこんな風には今まで一度も笑ったことがないのだ。それで娘を笑わせることができた男に娘をやると約束しておったのだ。幸運を神に感謝するがいい。」と王様は言いました。「ああ!」と農夫は言いました。「おいらは全然欲しくないんで。もうかかあがおりやす。一人でも沢山でして。家に帰ると、うちのやつがどの角にも立ってるみたいなんで。」すると王様は怒って、「無礼者め!」と言いました。「ああ、王さま、牛から肉のほかに何を求めるんです?」と農夫は言いました。「黙れ、お前には別のほうびをやろう。今は帰れ、だが3日したら戻って来い。そのときにきっちり500とっといてあげよう。」と王様は答えました。
農夫が門のそばに出ていくと、門番が「お前は王様の娘を笑わせた。きっとなにかいいものをもらうだろう。」と言いました。「そうだよ。おいらもそう思っている。おいらのために500とっておくってさ。」と農夫は答えました。「ねぇ、俺にいくらかくれよ。そんなにたくさんの金をどうするつもりだい?」と門番は言いました。「あんただから、200あげるよ。3日したら王様の前に行きな、払ってくれるだろうよ。」と農夫は言いました。近くに立っていて、この会話を聞いたユダヤ人が農夫のあとを追いかけ、コートをつかまえて言いました。「なんとまあ、神の驚異だ、あなたはなんと幸運なんでしょう。交換してさしあげます。小額の硬貨に換えてさしあげますよ。大きなターレル銀貨をどうするんです?」「ユダヤの人、あんたにはあと300ありますよ。今すぐ硬貨をおくれ。今から3日したら王様が払ってくれるからね。」といなか者は言いました。そのユダヤ人は小さな利益に喜び、その額を質の悪いグロッシェンで持ってきました。その3枚が質のよい硬貨の2枚分の価値しかありませんでした。
3日経ったあと、王様の命令に従って、農夫は王様の前に行きました。「コートを脱げ、そうしたら500あげようぞ。」と王様はいいました。「ああ、もうおいらのものじゃないんですよ。そのうちの200を門番にあげたし、300はユダヤ人がおいらに換金してくれたんで。だから当たり前ですが、ぜんぜんおいらのものじゃねえ。」と農夫は言いました。そのうち、門番とユダヤ人がやってきて、農夫から手に入れたものを請求しました。そしてきっちり数えて打ちすえられました。兵士の門番はじっとそれに耐え、それがどんな味か知りましたが、ユダヤ人は「ああ、ああ、これが重たいターレルか?」と悲しみの声をあげました。王様は農夫のことを笑わざるをえませんでした。そして怒りがすっかりおさまると、「お前は自分のものになる前にもうほうびを失くしてしまったのだから、埋め合わせのものをやろう。わしの宝庫へ行き、好きなだけ、自分で金をとれ。」と言いました。農夫は二度言われる必要はありませんでした。何でも入るものをポケットに詰め込みました。
後に、彼は宿屋に行き、お金を数えました。ユダヤ人はこっそりあとをつけていたので、農夫が「あの王様のやつは結局おいらをだましやがった。なんで自分で金をくれることができなかったんだ?そしたらおいらがいくらもってるかわかったのによ?たまたまポケットに入れたものが適当かどうかなんて、今になってどうやってわかるんだ?」とつぶやいているのを聞きました。(なんとまあ、あいつは王様に無礼なことを話している。走っていって告げればおれはほうびがもらえるし、あいつは罰をうけるだろう。)とユダヤ人は心のなかで思いました。王様は農夫の言葉について聞くと激怒し、ユダヤ人に犯罪者を連れてくるよう命じました。
ユダヤ人は農夫のところへ走って行き、「お前は着のみ着のまますぐ王様のところへ行かなくてはならない」と言いました。「おいらにゃ、もっと分別があるさ。まず新しいコートを作ってもらおう。ポケットにたらふく金が入ってる男がぼろの古いコートを着てそこに行くと思うのかい?」と農夫は答えました。ユダヤ人は、農夫が別のコートが無くては動こうとしないのを見てとり、また、王様の怒りが静まれば、自分はほうびを貰い損ねるし、農夫の罰もなくなってしまうと恐れたので、言いました。「純粋に友情の気持ちからだけど、短い間おれのコートを貸すよ。君が好きだからこそだよ。」農夫はこれを聞いて満足し、ユダヤ人のコートを着て、一緒にでかけました。王様は、ユダヤ人が告げ口した悪口のことでいなか者を責めました。「ああ、ユダヤ人がいうことはいつだって嘘ですよ。あいつの口からホントの言葉なんて出てこねえです。そこのならず者はおいらがやつのコートを着ているって言い張りますぜ。」と農夫は言いました。「何だって!」とユダヤ人は喚きました。「そのコートがおれのじゃないって?純粋な友情から、そのコートをお前に貸したんじゃなかったか?お前が王様の前に出ていくために?」王様はこれをきくと、「ユダヤ人が、わしか農夫かどちらかをだましているのははっきりしている」と言いました。そしてまたまた彼を打ち据えることを命じたのでした。しかし、農夫のほうは立派なコートを着て、ポケットにはたっぷりお金を入れ、家に帰り、「今度はうまくやっただ。」とひとりごちました。
*(1)蛙はAkt! Akt!と鳴いてドイツ語ではachtは8だから、農夫は蛙が「8、8!」と言ってると解釈してるらしい
*(2)同じく「少し」と発音が似ていて、犬が「少しくれ」と言ってると農夫が解釈した。
Bác nông dân đem bò ra chợ và bán được bảy Taler. Dọc đường về, bác đi qua một cái chuôm, bác nghe tiếng ếch kêu: "Ắc, ắc, ắc"(acht, acht, acht). Bác ta nghĩ:
- Lạ thật, rõ ràng mình bán con bò được bảy Taler, tại sao chúng nó lại nói là tám.
Bác tới gần chuôm và nói:
- Đồ ngu si dốt nát chúng mày. Không hiểu gì cả, bảy Taler chứ không phải tám, nghe chưa.
Tiếng ếch kêu đáp lại:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
- Nếu không tin để ta đếm lại cho mà coi.
Nói rồi bác nông dân lấy tiền ra đếm, cứ hai mươi bốn xu là một Thalơ. Nhưng đám ếch kia đâu có biết đếm, chúng lại kêu:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Bác nông dân nổi cáu:
- Chà, nếu không tin thì tụi bay đếm thử xem.
Rồi bác ném tiền xuống nước. Bác ta cứ thế đứng đợi trên bờ, trong bụng nghĩ, đếm xong tiền ếch sẽ đem trả, nhưng đám ếch vẫn cứ một giọng:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Và chúng cũng chẳng thèm ném tiền lên trả. Bác nông dân cứ đứng đấy đợi cho đến khi trời tối. Trước khi đi về nhà bác la mắng ếch một hồi:
- Đúng là đồ ếch nhái, quân trố mắt, lũ đầu rỗng toàn nước, chỉ to mồm, có bảy Taler mà đếm cũng không xong, tưởng tao thích thú lắm đấy mà đứng đợi ở đây?
Rồi bác đi về, nhưng lũ ếch vẫn cứ một giọng:
- Ắc, ắc, ắc, ắc.
Tiếng ếch vẫn cứ đều đều như vậy là bác nông dân rầu cả người.
Một thời gian sau, bác nông dân mua bò về mổ. Bác tính, nếu khéo lọc thịt thì tiền bán thịt bằng tiền mua hai con bò, không những thế mình còn được không miếng da.
Bác đem thịt vào thành phố bán, vừa mới tới cổng thành thì một đàn chó chạy tới, đầu đàn là một con chó săn rất lớn, nó chạy quanh đống thịt, mũi hít rồi sủa:
- Vát, vát, vát, vát.
Chó cứ sủa như vậy mãi, bác nông dân nói:
- Ờ, tao biết rồi, muốn buôn bán xui xẻo thì hãy cho mày chút ít chứ gì?
Nhưng chó vẫn cứ sủa:
- Vát, vát, vát, vát.
- Mày lại còn không muốn ăn hay sao? Định kiếm ăn cho cả đàn hả?
- Vát, vát, vát, vát.
- Nào, mày tính phải lắm, tao biết cả chủ của mày nữa, mày và cả đàn cứ tha thịt về, ba ngày nữa tao sẽ tới lấy tiền, nếu không có thì mày sẽ biết tay tao.
Thế rồi bác ta để tất cả thịt lại và đi về. Lũ chó vẫy đuôi mừng và xúm lại:
- Vát, vát, vát, vát.
Đã đi được một quãng nhưng bác nông dân còn nghe rõ tiếng đàn chó sủa, bác lẩm bẩm:
- Giờ thì cả đàn xúm vào, nhưng con đầu đàn phải lo chuyện trả tiền ta đấy.
Đúng ba ngày sau bác nông dân lẩm bẩm với mình:
- Tối nay thì chắc chắn tiền nằm trong tay mình.
Bác ta vui mừng đón chờ việc đó, nhưng đợi mãi chẳng thấy ai tới trả cả, bác ta nói:
- Đúng là không thể tin ai được.
Rồi bác vào thành phố đòi tiền người bán thịt - người chủ đàn chó kia. Bác hàng thịt bảo có ai đùa giỡn như vậy. Bác nông dân nổi nóng nói:
- Không có đùa giỡn gì cả. Tôi đến đây để lấy tiền thịt bò, cách đây ba ngày con chó đầu đàn lớn nhất cùng cả đàn chó không mang về cho anh thịt bò cả con hay sao?
Giờ thì đến lượt bác hàng thịt nổi sùng, bác ta cầm ngay cán chổi để đánh bác nông dân và đuổi ra khỏi nhà. Bác nông dân nói với:
- Cứ đợi đấy, trên đời này ít nhất cũng còn công lý chứ.
Rồi bác đến thưa kiện với nhà vua. Bác được dẫn tới trước vua để hầu kiện. Nhà vua cùng công chúa ngồi nghe. Bác ta nói:
- Trời ơi, lũ ếch và lũ chó săn đã lấy hết của cải gia sản của tôi. Đã thế người bán thịt này còn trả tiền tôi bằng roi vọt nữa.
Và bác kể lể hết đầu đuôi câu chuyện. Thấy chuyện ngộ như vậy, công chúa phải bật cười. Nhà vua phán:
- Ta không thể nói là ngươi đúng, nhưng để thưởng ta gả công chúa cho ngươi. Từ trước tới nay công chúa không hề nhếch miệng cười bao giờ, nhưng nghe chuyện ngươi, công chúa cười, và ta có hứa, ai làm công chúa cười ta sẽ gả công chúa cho người đó. Ngươi hãy khấn cám ơn trời về diễm phúc này.
Bác nông dân thưa:
- Ối trời, tôi không dám, ở nhà tôi có vợ rồi, có một bà vợ thôi mà mỗi khi về tới nhà tôi có cảm tưởng, chỗ góc nào trong nhà cũng có một người đàn bà đang đứng để hỏi dằn vặt tôi.
Nhà vua nổi giận và phán:
- Trên đời này có lẽ ngươi là kẻ ngu đần nhất đó.
Người nông dân thưa:
- Trời ơi, thưa đức vua cao cả, tôi làm thịt bò để lấy thịt bán, tôi không dám nghĩ chuyện khác.
Vua nói:
- Được, cứ đợi, ngươi sẽ nhận phần của ngươi, giờ về đi, ba ngày nữa lại đây, ngươi sẽ lãnh đủ năm trăm, không thiếu chút nào.
Bác nông dân ra tới cửa, tên lính gác nói:
- Này người anh em, làm được công chúa cười thế nào cũng được thưởng hậu lắm.
Bác nông dân nói:
- Chắc thế, tôi nghe nói được năm trăm.
Người lính nói tiếp:
- Này chia cho tôi chút ít nhé, người anh em làm sao tiêu hết số tiền lớn như vậy.
Bác nông dân đáp:
- Nếu vậy thì cậu lấy hai trăm nhé, ba ngày nữa cậu tới trình nhà vua để nhận nhé.
Một người Do Thái đứng gần đó nghe được hết đầu đuôi câu chuyện, thấy bác nông dân ra liền chạy theo, túm áo lại và nói:
- Thật là chuyện lạ trên đời, chắc bác là con trời nên mới may mắn thế. Tôi xin đổi tiền lẻ để bác dễ tiêu. Những đồng tiền Thalơ kia thì có ích gì cho bác đâu.
Bác nông dân đáp:
- Nói khẽ chứ, ờ thì đưa tiền xu cho tôi bây giờ, ba ngày nữa tới đây nhận của nhà vua ba trăm Thalơ.
Thấy có lời người Do Thái kia mừng lắm, vội đưa ngay tiền xu cho bác nông dân, vì có ai ngu tới mức đổi tiền mới ở kho vua lấy tiền cũ sứt cạnh đâu.
Ba ngày sau, theo lệnh nhà vua, bác nông dân tới trình diện. Nhà vua phán:
- Lôi nó ra cho năm trăm.
Bác nông dân thưa:
- Trời, tôi làm gì còn đồng nào, tôi tặng cho người lính gác hai trăm, ba trăm còn lại tôi đã đổi cho một người Do Thái.
Đúng lúc đó người lính và người Do Thái kia bước vào. Cả hai nhận được đủ phần roi của mình. Người lính biết thân biết phận cứ cắn răng chịu đòn. Người Do Thái kia thì hết kêu lại ca thán:
- Ối trời ơi, đau quá, tiền gì mà cứng thế.
Nhà vua cũng phải bật cười về hành động ngô nghê tức cười của bác nông dân. Vua phán:
- Đáng nhẽ ngươi được thưởng năm trăm roi, nhưng vì có người thế cho nên ta trả ngươi bằng cách khác vậy. Hãy vào trong kho hoàng cung, ngươi muốn lấy bao nhiêu tiền thì lấy.
Chẳng đợi nhắc đến lần thứ hai, bác nông dân vào kho, nhét tiền đầy các túi rồi đi ra. Bác đi thẳng tới một quán trọ để đếm tiền.
Người Do Thái kia thấy bác nông dân đi ra liền lẻn theo tới quán, đứng ngoài nghe bác nông dân lẩm bẩm một mình.
- Nếu không có chuyện hai người kia ăn đòn thay mình thì làm gì có chuyện được thưởng tiền. Có trời mà biết được tại sao mình lại có cái diễm phúc này.
Nghe xong, tên Do Thái nghĩ bụng:
- Lạy trời, nó dám nói xấu nhà vua. Ta phải đi ngay trình báo nhà vua, lúc đó ta sẽ được thưởng, hắn sẽ bị trừng phạt.
Nghe chuyện, nhà vua nổi giận, truyền cho gọi ngay phạm nhân tới. Tên Do Thái bảo bác nông dân:
- Bác phải đến ngay trình vua, càng sớm càng tốt.
Bác nông dân đáp:
- Tôi biết là có chuyện gì rồi. Trước tiên tôi phải sắm một bộ quần áo mới, giàu có như tôi bây giờ không thể mặc quần áo vá đến trình diện nhà vua được.
Tên Do Thái thấy không thể thay đổi được ý kiến bác nông dân, nếu để chậm trễ thì cơn giận của nhà vua sẽ nguội đi, biết đâu chính mình lại ăn phạt, bác nông dân lại được thưởng lần nữa thì sao. Hắn nói:
- Chỗ anh em quen biết, tôi cho bác mượn quần áo mới để bác đi, chỗ thân tình thì gì mà chả được.
Bác nông dân nghe thấy cũng bùi tai, liền lấy quần áo của người Do Thái mặc vào, rồi đến hoàng cung. Nhà vua kể tội bác nông dân. Nghe xong, bác nông dân nói:
- Muôn tâu bệ hạ, những điều mà tên Do Thái nói toàn là chuyện lừa dối, không bao giờ có một lời nói thật từ mồm tên Do Thái. Hắn dám cả gan khẳng định rằng tôi mặc quần áo của hắn để đến đây.
Tên Do Thái kêu:
- Thế là thế nào nhỉ? Không phải quần áo của tôi à? Không phải tôi cho mượn để đến trình vua hay sao? Có quen thân tình thì tôi mới cho mượn chứ.
Nghe xong, nhà vua phán:
- Chắc chắn là tên Do Thái đã lừa dối. Nhưng hắn lừa dối ai? Ta hay là tên nông dân kia?
Rồi nhà vua truyền cho lính đem tên Do Thái ra nọc cho một trận, đếm lại đủ ba trăm như lần trước. Còn bác nông dân ung dung trong bộ quần áo mới cùng số tiền thưởng đi về nhà, bác nói:
- Lần này mới gặp hên.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng