Con rắn trắng


Die weiße Schlange


Thuở ấy có một ông vua nổi tiếng trong cả nước là thông minh, học rộng, biết nhiều. Không cái gì là vua không biết. Người ta có cảm giác dường như gió đưa lại cho vua những tin tức bí mật nhất.
Vua có một thói quen rất kỳ lạ. Trưa nào cũng vậy, sau bữa ăn, khi bàn đã dọn đi hết, không còn một ai ở trong phòng nữa, một người hầu tin cẩn bưng vào cho vua một cái thẫu đậy nắp kín. Ngay chính người hầu cũng không biết trong đó có gì. Cũng chẳng một ai biết được điều đó vì vua bao giờ cũng đợi đến khi chỉ còn một mình mới mở thẫu ra. Một thời gian dài như vậy, cho tới một hôm, người hầu bị tính tò mò thôi thúc, không nhịn được nữa, lúc bưng thẩu đi, anh ta mang thẫu thẳng về buồng mình. Khi đã đóng cửa phòng thật cẩn thận, anh ta mới mở nắp ra, thấy một con rắn trắng nằm trong đó. Mới nhìn đã nhỏ nước miếng, không kìm được nữa, anh cắt luôn một miếng bỏ mồm nếm thử xem sao. Anh vừa động lưỡi nếm liền nghe thấy hình như có tiếng chim hót líu lo ở cửa sổ. Anh tới bên cửa sổ lắng nghe, thì ra chim sẻ chuyện trò với nhau, kể cho nhau nghe những gì đã thấy ở ngoài đồng và ở trong rừng. Vì được nếm miếng thịt rắn nên giờ đây anh ta hiểu được tiếng các loài vật.
Cũng đúng ngày hôm đó lại có chuyện xảy ra: Chiếc nhẫn đẹp nhất của hoàng hậu tự nhiên biến mất. Hoàng hậu nghi cho người hầu tin cẩn ấy ăn cắp, vì anh ta là người duy nhất được phép vào tất cả mọi nơi ở trong cung vua. Vua truyền gọi anh đến, dọa mắng anh thậm tệ, hẹn cho đến sáng hôm sau nếu không tìm ra được thủ phạm thì anh sẽ bị coi như chính là thủ phạm và bị đem ra xét xử. Có kêu oan cũng vô ích; anh bị đuổi ra ngoài. Trong lúc phân vân, lo sợ, anh đi lang thang trong sân, nghĩ xem có cách nào giải thoát khỏi cơn khốn quẫn này không.
Lúc đó trong hồ có đàn vịt đang chụm lại với nhau, lấy mỏ rỉa lông cho mượt, chúng đang chuyện trò vui vẻ. Anh người hầu đứng lại lắng nghe. Chúng kể cho nhau nghe những nơi chúng đã đến, nơi nào có lắm mồi ngon. Trong lúc chúng kể chuyện thì có một con càu nhàu ta thán:
- Tao thấy nặng bụng khó chịu quá. Trong lúc vội vã đi ngang qua dưới chân cửa sổ buồng của hoàng hậu, tao đã nuốt luôn một cái nhẫn vào bụng.
Nghe vậy, anh người hầu liền tóm ngay cổ con vịt ấy, mang vào bếp nói với đầu bếp:
- Bác làm thịt con này nhé, con này béo lắm.
Bác đầu bếp nhận lời, nhấc vịt lên xem có nặng không, rồi nói:
- Được, cứ để đó! Con này chắc tham ăn lắm, béo thế này thì chỉ còn đợi đem quay thôi.
Bác đầu bếp mổ vịt thì thấy chiếc nhẫn của hoàng hậu trong mề vịt. Thế là anh người hầu có thể minh oan cho mình một cách dễ dàng. Để đền bù cho sự oan uổng ấy, nhà vua hỏi anh người hầu muốn gì và hứa phong cho anh chức tước cao quý nhất trong triều đình.
Mặc dù còn trẻ, đẹp trai, tương lai đầy hứa hẹn nhưng anh người hầu khước từ tất cả, trong thâm tâm rất buồn, không muốn ở lại cung đình nữa. Anh chỉ xin một con ngựa và ít tiền để đi chu du thiên hạ. Khi đã được toại nguyện, anh lên đường. Một hôm anh đi qua một cái ao, thấy ba con cá bị mắc cạn trong đám lau sậy, đang ngáp thoi thóp. Dẫu rằng người ta thường nói: câm lặng như cá, nhưng anh lại nghe thấy chúng than vãn vì sẽ phải chết một cách bi thảm. Vì có lòng nhân hậu, anh xuống ngựa và nhấc cá khỏi bụi lau sậy rồi thả xuống nước. Cá quẫy, tỏ nỗi vui mừng, lướt nhô đầu khỏi mặt nước, gọi với anh:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh. Thế nào chúng tôi cũng tìm cách trả ơn này.
Anh lại cưỡi ngựa lên đường. Đi được một lúc, anh có cảm giác như có tiếng nói ở trên cát ngay dưới chân mình. Anh lắng tai thì nghe một con kiến chúa đang phàn nàn:
- Giá loài người đừng để con vật vụng về thô lỗ đụng đến chúng ta có hay không! Cái con ngựa ngu ngốc này lại sắp giẫm nát những người bà con của chúng ta mà không hề mủi lòng.
Anh bèn giật cương cho ngựa đi lánh sang bên đường. Kiến chúa nói với anh:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh.
Đang đi trong rừng, bỗng anh nhìn thấy quạ bố và quạ mẹ đang vứt lũ quạ con ra khỏi tổ và thét:
- Tụi bay cút đi, đồ quỷ tha ma bắt! Chúng ta không thể nuôi báo cô chúng mày mãi thế được! Chúng mày đã khôn lớn, phải biết lo liệu lấy chứ!
Lũ quạ con tội nghiệp ấy nằm soài dưới đất, cố vẫy đôi cánh yếu ớt kêu:
- Chúng tôi, những đứa trẻ không nơi nương tựa, bay còn chưa nổi thì làm sao đi kiếm mồi nuôi lấy thân mình? Giờ chỉ còn cách nằm chết đói thảm hại nơi đây.
Lúc đó, chàng trai trẻ xuống ngựa, rút gươm giết ngựa để làm mồi cho quạ con ăn. Lũ quạ con nhảy tới, ăn no nê rồi nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn anh.
Giờ anh đành rảo cẳng đi bộ. Đi hết con đường dài, anh tới một thành phố đông đúc, tấp nập. Mọi người đang xô lấn nhau để đến gần nghe một người cưỡi ngựa đang bắc loa loan báo là công chúa kén chồng. Ai muốn kết duyên cùng nàng thì phải hoàn tất một công việc rất khó, nếu chẳng may không thực hiện được việc đó, đời người ấy coi như bỏ đi. Nhiều người đã thử sức mình, nhưng họ đều bị bỏ mạng. Thấy công chúa đẹp lạ thường, chàng trai đâm ra ngơ ngẩn, quên hết cả những nguy hiểm, đến tâu trình vua muốn xin thử sức mình.
Ngay sau đó anh được dẫn ra bờ biển. Người ta vứt một chiếc nhẫn vàng xuống biển trước sự có mặt của đông đủ mọi người. Nhà vua bảo anh hãy lấy chiếc nhẫn đã rơi xuống đáy biển lên. Nhà vua còn nói thêm:
- Nếu ngươi lên tay không thì sẽ bị ném ngay xuống biển, cứ như vậy đến khi ngươi bị sóng nước cuốn đi.
Mọi người đứng đó đều tiếc cho đời chàng trai trẻ đẹp kia, họ bỏ về lần lần, để anh đứng cô đơn bên bờ biển. Anh đứng đó một mình, đang mải nghĩ xem phải làm gì thì thấy ba con cá bơi lại. Chẳng phải là loại cá xa lạ nào, đó chính là ba con cá mà anh đã cứu sống trước đây. Con cá bơi ở giữa, mồm ngậm một con sò. Nó bơi đến, đặt sò lên bãi biển dưới chân anh. Khi anh cầm sò lên, cậy ra thì thấy có chiếc nhẫn vàng. Anh mừng lắm, liền đem nhẫn dâng vua, hy vọng vua sẽ giữ lời hứa thưởng cho mình. Nào ngờ công chúa vốn kiêu kỳ, biết chàng không phải con nhà gia thế vọng tộc, môn đăng hộ đối, nên chối từ bằng cách ra điều kiện chàng trai phải làm một việc khó thứ hai. Nàng vào vườn, tự tay mình rắc mười bị kê xuống cỏ và nói:
- Sớm mai, trước khi mặt trời mọc, anh phải nhặt xong hết kê lẫn trong cỏ, không thiếu hạt nào.
Chàng trai ngồi trong vườn, suy tính mãi mà không ra được kế gì. Anh đành ngồi rầu rĩ, đợi trời sáng rõ cho người ta dẫn ra pháp trường. Khi những tia nắng đầu tiên vừa lóe lên thì anh thấy mười bị kê đầy ăm ắp đứng liền nhau thành một hàng, không thiếu hạt nào. Thì ra đêm ấy, kiến chúa đã cùng hàng ngàn, hàng vạn kiến quân kéo đến. Những con vật không quên ơn ấy đã cần mẫn nhặt kê bỏ bị. Công chúa đích thân xuống vườn. Nàng hết sức ngạc nhiên khi thấy chàng trai đã làm xong việc mình giao cho. Nhưng nàng vẫn chưa hết tính kiêu kỳ, lại bảo:
- Tuy anh đã làm được hai việc khó, nhưng ta chỉ chấp nhận anh là chồng ta khi nào anh lấy được về đây cho ta một quả táo vàng ở cây táo trường sinh.
Anh không biết cây táo ấy mọc ở đâu, đành nhắm mắt đưa chân, cứ dấn bước đi đến khi nào mỏi thì thôi, lòng chẳng hy vọng gì sẽ kiếm được quả táo đó. Anh đã đi qua ba nước. Một ngày kia, anh vừa tới một khu rừng thì trời sập tối. Anh ngồi xuống gốc cây, định ngủ một giấc, bỗng nghe tiếng vỗ cánh phía trên cao, rồi một quả táo vàng rơi vào tay anh. Cùng lúc đó có ba con quạ sà xuống, đậu lên đầu gối anh và nói:
- Chúng tôi là ba con quạ non anh đã cứu khỏi chết đói. Chúng tôi đã khôn lớn, nghe biết ân nhân đang đi tìm quả táo vàng, lập tức chúng tôi vượt bể tới nơi tận cùng của trái đất, nơi có cây trường sinh mọc để hái táo mang về cho ân nhân.
Hết sức mừng vui, chàng trai lập tức lên đường trở về nước, dâng công chúa xinh đẹp quả táo vàng. Giờ đây công chúa không còn cớ gì để từ chối nữa. Hai người bổ táo, vui vẻ chia nhau mỗi người ăn một nửa. Giờ đây lòng nàng dậy lên tình thương vô hạn đối với chàng trai trẻ. Hai người sống với nhau thật thắm thiết cho đến khi đầu bạc răng long.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es ist nun schon lange her, da lebte ein König, dessen Weisheit im ganzen Lande berühmt war. Nichts blieb ihm unbekannt und es war, als ob ihm Nachricht von den verborgensten Dingen durch die Luft zugetragen würde. Er hatte aber eine seltsame Sitte. Jeden Mittag, wenn von der Tafel alles abgetragen und niemand mehr zugegen war, mußte ein vertrauter Diener noch eine Schüssel bringen. Sie war aber zugedeckt, und der Diener wußte selbst nicht, was darinlag, und kein Mensch wüßte es, denn der König deckte sie nicht eher auf und aß nicht davon, bis er ganz allein war. Das hatte schon lange Zeit gedauert, da überkam eines Tages den Diener, der die Schüssel wieder wegtrug, die Neugierde, daß er nicht widerstehen konnte, sondern die Schüssel in seine Kammer brachte. Als er die Tür sorgfältig verschlössen hatte, hob er den Deckel auf und da sah er, daß eine weiße Schlange darinlag. Bei ihrem Anblick konnte er die Lust nicht zurückhalten, sie zu kosten; er schnitt ein Stückchen davon ab und steckte es in den Mund. Kaum aber hatte es seine Zunge berührt, so hörte er vor seinem Fenster ein seltsames Gewisper von feinen Stimmen. Er ging und horchte, da merkte er, daß es die Sperlinge waren, die miteinander sprachen und sich allerlei erzählten, was sie im Felde und Walde gesehen hatten. Der Genuß der Schlange hatte ihm die Fähigkeit verliehen, die Sprache der Tiere zu verstehen.
Nun trug es sich zu, daß gerade an diesem Tage der Königin ihr schönster Ring fortkam und auf den vertrauten Diener, der überall Zugang hatte, der Verdacht fiel, er habe ihn gestohlen. Der König ließ ihn vor sich kommen und drohte ihm unter heftigen Scheltworten, wenn er bis morgen den Täter nicht zu nennen wüßte, so sollte er dafür angesehen und gerichtet werden. Es half nichts, daß er seine Unschuld beteuerte, er ward mit keinem besseren Bescheid entlassen. In seiner Unruhe und Angst ging er hinab auf den Hof und bedachte, wie er sich aus seiner Not helfen könne. Da saßen die Enten an einem fließenden Wasser friedlich nebeneinander und ruhten, sie putzten sich mit ihren Schnäbeln glatt und hielten ein vertrauliches Gespräch. Der Diener blieb stehen und hörte ihnen zu. Sie erzählten sich, wo sie heute morgen all herumgewackelt wären und was für gutes Futter sie gefunden hätten. Da sagte eine verdrießlich: "Mir liegt etwas schwer im Magen, ich habe einen Ring, der unter der Königin Fenster lag, in der Hast mit hinuntergeschluckt." Da packte sie der Diener gleich beim Kragen, trug sie in die Küche und sprach zum Koch: "Schlachte doch diese ab, sie ist wohlgenährt." - "Ja," sagte der Koch und wog sie in der Hand; "die hat keine Mühe gescheut sich zu mästen und schon lange darauf gewartet, gebraten zu1 werden." Er schnitt ihr den Hals ab, und als sie ausgenommen ward, fand sich der Ring der Königin in ihrem Magen. Der Diener konnte nun leicht vor dem Könige seine Unschuld beweisen, und da dieser sein Unrecht wieder gutmachen wollte, erlaubte er ihm, sich eine Gnade auszubitten und versprach ihm die größte Ehrenstelle, die er sich an seinem Hofe wünschte.
Der Diener schlug alles aus und bat nur um ein Pferd und Reisegeld. Denn er hatte Lust, die Welt zu sehen und eine Weile darin herumzuziehen. Als seine Bitte erfüllt war, machte er sich auf den Weg und kam eines Tages an einem Teich vorbei, wo er drei Fische bemerkte, die sich im Rohr gefangen hatten und nach Wasser schnappten. Obgleich man sagt, die Fische wären stumm, so vernahm er doch ihre Klage, daß sie so elend umkommen müßten. Weil er ein mitleidiges Herz hatte, so stieg er vom Pferde ab und setzte die drei Gefangenen wieder ins Wasser. Sie zappelten vor Freude, steckten die Köpfe heraus und riefen ihm zu: "Wir wollen dir's gedenken und dir's vergelten, daß du uns errettet hast!" Er ritt weiter, und nach einem Weilchen kam es ihm vor, als hörte er zu seinen Füßen in dem Sand eine Stimme. Er horchte und vernahm, wie ein Ameisenkönig klagte: "Wenn uns nur die Menschen mit den ungeschickten Tieren vom Leib blieben! Da tritt mir das dumme Pferd mit seinen schweren Hufen meine Leute ohne Barmherzigkeit nieder!" Er lenkte auf einen Seitenweg ein, und der Ameisenkönig rief ihm zu: "Wir wollen dir's gedenken und dir's vergelten!" Der Weg führte ihn in einen Wald, und da sah er einen Rabenvater und eine Rabenmutter, die standen bei ihrem Nest und warfen ihre Jungen heraus. "Fort mit euch, ihr Galgenschwengel!" riefen sie, "wir können euch nicht mehr satt machen, ihr seid groß genug und könnt euch selbst ernähren." Die armen Jungen lagen auf der Erde, flatterten und schlugen mit ihren Fittichen und schrien: "Wir hilflosen Kinder, wir sollen uns selbst ernähren und können noch nicht fliegen! Was bleibt uns übrig, als hier Hungers zu sterben!" Da stieg der gute Jüngling ab, tötete das Pferd mit seinem Degen und überließ es den jungen Raben zum Futter. Die kamen herbeigehüpft, sättigten sich und riefen: "Wir wollen dir's gedenken und dir's vergelten!"
Er mußte jetzt seine Beine gebrauchen, und als er lange Wege gegangen war, kam er in eine große Stadt. Da war großer Lärm und Gedränge in den Straßen und kam einer zu Pferde und machte bekannt: Die Königstochter suche einen Gemahl, wer sich aber um sie bewerben wolle, der müsse eine schwere Aufgabe vollbringen, und könne er es nicht glücklich ausführen, so habe er sein Leben verwirkt. Viele hatten es schon versucht, aber vergeblich ihr Leben daran gesetzt. Der Jüngling, als er die Königstochter sah, ward von ihrer großen Schönheit so verblendet, daß er alle Gefahr vergaß, vor den König trat und sich als Freier meldete.
Alsbald ward er hinaus ans Meer geführt und vor seinen Augen ein goldener Ring hineingeworfen. Dann hieß ihn der König diesen Ring aus dem Meeresgrund wieder hervorzuholen, und fügte hinzu: "Wenn du ohne ihn wieder in die Höhe kommst, so wirst du immer aufs neue hinabgestürzt, bis du in den Wellen umkommst." Alle bedauerten den schönen Jüngling und ließen ihn dann einsam am Meer zurück. Er stand am Ufer und überlegte, was er wohl tun sollte. Da sah er auf einmal drei Fische daherschwimmen, und es waren keine andern als jene, welchen er das Leben gerettet hatte. Der mittelste hielt eine Muschel im Munde, die er an den Strand zu den Füßen des Jünglings hinlegte, und als dieser sie aufhob und öffnete, so lag der Goldring darin. Voll Freude brachte er ihn dem Könige und erwartete, daß er ihm den verheißenen Lohn gewähren würde. Die stolze Königstochter aber, als sie vernahm, daß er ihr nicht ebenbürtig war, verschmähte ihn und verlangte, er sollte zuvor eine zweite Aufgabe lösen. Sie ging hinab in den Garten und streute selbst zehn Säcke voll Hirse ins Gras. "Die muß Er morgen, eh die Sonne hervorkommt, aufgelesen haben," sprach sie, "und es darf kein Körnchen fehlen." Der Jüngling setzte sich in den Garten und dachte nach, wie es möglich wäre, die Aufgabe zu lösen; aber er konnte nichts ersinnen, saß da ganz traurig und erwartete bei Anbruch des Morgens, zum Tode geführt zu werden. Als aber die ersten Sonnenstrahlen in den Garten fielen, so sah er die zehn Säcke alle wohlgefüllt nebeneinander stehen, und kein Körnchen fehlte darin. Der Ameisenkönig war mit seinen tausend und tausend Ameisen in der Nacht angekommen, und die dankbaren Tiere hatten die Hirse mit großer Emsigkeit gelesen und in die Säcke gesammelt. Die Königstochter kam selbst in den Garten herab und sah mit Verwunderung, daß der Jüngling vollbracht hatte, was ihm aufgegeben war. Aber sie konnte ihr stolzes Herz noch nicht bezwingen und sprach: "Hat er auch die beiden Aufgaben gelöst, so soll er doch nicht eher mein Gemahl werden, bis er mir einen Apfel vom Baume des Lebens gebracht hat." Der Jüngling wußte nicht, wo der Baum des Lebens stand. Er machte sich auf und wollte immer zugehen, solange ihn seine Beine trügen, aber er hatte keine Hoffnung, ihn zu finden. Als er schon durch drei Königreiche gewandert war und abends in einen Wald kam, setzte er sich unter einen Baum und wollte schlafen. Da hörte er in den Ästen ein Geräusch und ein goldener Apfel fiel in seine Hand. Zugleich flogen drei Raben zu ihm herab, setzten sich auf seine Knie und sagten: "Wir sind die drei jungen Raben, die du vom Hungertod errettet hast. Als wir groß geworden waren und hörten, daß du den goldenen Apfel suchtest, so sind wir über das Meer geflogen bis ans Ende der Welt, wo der Baum des Lebens steht, und haben dir den Apfel geholt." Voll Freude machte sich der Jüngling auf den Heimweg und brachte der schönen Königstochter den goldenen Apfel, der nun keine Ausrede mehr übrig blieb. Sie teilten den Apfel des Lebens und aßen ihn zusammen. Da ward ihr Herz mit Liebe zu ihm erfüllt, und sie erreichten in ungestörtem Glück ein hohes Alter.