Con chim vàng


Der goldene Vogel


Ngày xưa có một ông vua cho trồng một vườn hoa ở phía sau cung điện của mình để làm nơi tản bộ vui chơi. Trong vườn hoa ấy có một cây táo kết quả vàng. Khi quả táo sắp chín, vua phái người tới đếm số quả, nhưng tới sáng hôm sau thì lại thiếu đi một quả.
Biết được việc đó, nhà vua ra lệnh phải canh cây hàng đêm. Vua có ba hoàng tử. Hoàng tử lớn nhất phải canh buổi đầu tiên. Tới khuya hoàng tử không sao cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Hoàng tử thứ hai canh đêm tiếp theo, nhưng mọi chuyện cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Khi đồng hồ điểm mười hai giờ thì hoàng tử đã thiu thiu ngủ, sáng hôm sau lại thiếu một quả táo. Ngày thứ ba đến lượt hoàng tử út. Hoàng tử thích đi, nhưng vua lại không tin, cho rằng chàng làm sao bằng hai anh, nhưng rồi cuối cùng nhà vua cũng cho đi canh cây. Chàng nằm ngay dưới gốc cây và cố thức. Khi đồng hồ điểm mười hai tiếng thì có tiếng rào rào trong không trung. Nhìn qua ánh trăng, hoàng tử thấy một con chim lông vàng óng ánh bay tới đậu trên cây, nó mổ một quả táo. Hoàng tử giương cung bắn. Mũi tên trúng một chiếc lông cánh, lông rơi xuống. Chàng nhặt cất giữ chiếc lông chim. Sáng hôm sau hoàng tử dâng vua xem và kể lại những gì mình thấy. Vua triệu quần thần lại bàn bạc. Quần thần cho rằng chiếc lông vàng quý hơn cả một vương quốc. Vua phán:
- Nếu chiếc lông chim quí như vậy thì trẫm không những muốn có một chiếc, mà muốn có cả con chim!
Hoàng tử con cả tự cho mình là người thông minh tài trí liền lên đường đi tìm con chim đó. Đi được một quãng thì chàng thấy một con cáo ở ven rừng. Chàng giương súng tính ngắm bắn cáo. Cáo nói:
- Đừng có bắn tôi, tôi sẽ cho anh một lời khuyên. Anh đang đi đúng con đường tới chỗ con chim vàng. Tối nay anh sẽ tới một làng, ở đó có hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán trọ thì đèn sáng trưng, người ra vào tấp nập. Đừng có vào quán đó mà vào quán đối diện, dù nhìn vẻ bề ngoài nó không hấp dẫn lắm.
Hoàng tử nghĩ bụng:
- Một con vật hay giỡn cợt thì làm sao có thể cho một lời khuyên nghiêm túc được!
Thế là chàng bấm cò, chàng bắn trượt. Cáo cong đuôi chạy thẳng vào rừng. Chàng lại tiếp tục lên đường và tới được làng khi màn đêm đang buông xuống. Hai quán trọ nằm đối diện nhau. Một quán thì ca hát, nhảy múa tưng bừng, quán kia thì có vẻ tiêu điều. Hoàng tử nghĩ:
- Nếu ta bỏ qua quán trọ tốt mà vào ở trong quán trọ tồi tàn thì ta quả là một tên ngu ngốc!
Vì vậy anh ta bước vào quán trọ đang náo nhiệt để thỏa sức ăn chơi mà quên mất việc đi tìm con chim vàng cùng những lời khuyên của cha anh ta.
Thời gian trôi qua mà chẳng thấy người con cả quay trở về nên người con thứ hai lên đường để tìm con chim vàng. Cũng như người anh cả, anh ta cũng gặp con cáo, nó khuyên anh với những ý tốt, nhưng anh ta chẳng thèm để ý. Anh tới chỗ có hai quán trọ. Người anh cả đang đứng bên cửa sổ của quán trọ có tiếng ồn vang ra nhìn thấy em thì gọi vào. Anh bước vào trong quán trọ ấy để ăn uống vui chơi cho thỏa thích.
Lại một thời gian trôi qua, hoàng tử út xin được thử sức mình, nhưng nhà vua không cho. Nhà vua nói:
- Chỉ mất công vô ích. Con làm sao mà bì được với hai người anh, nên không hy vọng tìm được con chim vàng. Khi gặp trở ngại khó khăn con lại không biết đường xoay sở. Con không đủ tài trí để làm việc đó.
Người con út cứ nài nỉ không để cho vua cha được yên thân, nên cuối cùng nhà vua cũng bằng lòng cho đi. Hoàng tử gặp một con cáo ở ven rừng, nó xin chàng tha chết và nói cho chàng biết những lời khuyên tốt. Hoàng tử út là người tốt bụng. Chàng nói:
- Cáo thân yêu, cứ yên tâm, ta không hại mi đâu!
Cáo nói:
- Anh sẽ không phải hối hận vì điều đó. Anh hãy cưỡi đuôi tôi mà đi cho nhanh tới đó.
Hoàng tử vừa ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới một làng kia, hoàng tử bước xuống. Theo lời khuyên của cáo, hoàng tử vào nhà trọ tồi tàn và ngủ bình yên qua đêm ở trong nhà trọ đó. Sáng hôm sau, hoàng tử ra cánh đồng thì gặp cáo, nó nói:
- Giờ tôi nói anh biết mình phải làm gì. Anh cứ thẳng đường mà đi thì sẽ tới một lâu đài có tốp lính đang nằm ngủ say và ngáy. Đừng để ý tới chuyện đó, anh cứ đi thẳng vào trong lâu đài, đi qua nhiều phòng, rồi tới một căn phòng ở trong có treo lồng chim. Trong lồng có con chim vàng. Cạnh đó có một cái lồng bằng vàng trang trí rất đẹp, nhưng là lồng không. Anh cần nhớ, không được bắt con chim vàng ở trong lồng cho sang lồng bằng vàng. Làm như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Xong sau đó, hoàng tử ngồi lên đuôi cáo, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo. Khi cả hai tới lâu đài, mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử tới gian phòng có chiếc lồng gỗ nhốt con chim vàng, cạnh đó là một chiếc lồng bằng vàng. Táo vàng ở khắp nơi trong phòng. Chàng nghĩ: "Nếu cứ để con chim vàng ở trong cái chuồng tầm thường xấu xí thì thật vô lý." Chàng mở cửa lồng, bắt chim thả vào trong chiếc lồng vàng. Lập tức con chim vàng kêu inh ỏi lên. Binh lính thức dậy, xông lại bắt chàng, đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra tòa án. Chàng nhận hết mọi việc nên bị án tử hình. Nhưng vua nước đó nói rằng có thể tha thứ cho chàng với điều kiện, nếu chàng đem cho nhà vua một con ngựa vàng phi nhanh hơn gió. Nhà vua sẽ thưởng cho chàng con chim vàng.
Hoàng tử buồn thở dài lên đường, vì biết tìm ở đâu ra con ngựa vàng bây giờ? Đúng lúc đó chàng gặp lại anh bạn cáo khi trước đang ngồi bên vệ đường. Cáo nói:
- Anh thấy không! Anh không nghe lời tôi nên mới như vậy. Hãy dũng cảm nhé! Tôi sẽ giúp anh tìm ra con ngựa vàng. Anh cứ thẳng đường mà đi sẽ tới một lâu đài. Trong chuồng ngựa của lâu đài có một con ngựa vàng. Đám chăn ngựa nằm ngay trước cửa chuồng, nhưng chúng ngủ say và ngáy. Anh có thể im lặng dắt con ngựa vàng ra. Nhưng anh phải chú ý một điều: chỉ đặt chiếc yên ngựa bằng gỗ và da lên lưng ngựa, nếu lấy chiếc yên ngựa vàng treo cạnh đó thì anh sẽ gặp nguy hiểm đấy.
Đuôi cái trải ra, hoàng tử ngồi lên, cáo liền chạy vượt qua các bụi gai, đá tảng, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi cả hai tới nơi thì mọi chuyện giống như lời cáo nói. Hoàng tử vào chuồng có con ngựa vàng, đang định đặt chiếc yên cũ lên lưng ngựa thì chàng nghĩ:
- Thật là tủi hổ thay nếu ngựa vàng không có yên đẹp.
Chàng vừa mới đặt yên lên ngựa thì con ngựa hí vang lên. Những người trông ngựa tỉnh giấc, xông lại bắt chàng đem giam vào trong ngục. Sáng hôm sau, hoàng tử bị điệu ra trước tòa án và bị án tử hình. Nhưng nhà vua sẽ miễn tội tử hình và cho anh con ngựa vàng với điều kiện, anh phải đưa được công chúa xinh đẹp ra khỏi cung điện vàng tới đây.
Hoàng tử lên đường, lòng trĩu nặng lo âu. May thay chàng gặp lại anh bạn cáo trung thành. Cáo nói:
- Tôi vốn muốn anh chịu một số khổ sở, nhưng tôi lại rất thương anh nên sẵn lòng giúp anh khi khó khăn. Con đường ấy đi thẳng tới cung điện vàng. Khoảng chập tối anh sẽ tới nơi. Đêm khuya yên tĩnh thế nào công chúa sẽ vào buồng tắm để tắm. Đợi khi công chúa bước vào nhà tắm thì hãy bước tới hôn nàng. Nàng sẽ đi theo anh. Anh có thể dẫn nàng đi nhưng không cho nàng đến chào từ biệt bố mẹ, vì như vậy anh sẽ gặp nguy hiểm.
Đuôi cáo trải dài ra, hoàng tử ngồi lên đuôi. Cáo liền chạy xuyên rừng vượt núi, gió thổi dựng đứng lông cáo lên. Khi chàng tới cung điện vàng thì mọi việc đúng như lời cáo nói. Hoàng tử đợi đến nửa đêm, khi cả cung điện yên tĩnh trong giấc ngủ, công chúa xinh đẹp đi vào bồn tắm, hoàng tử tới ôm hôn nàng. Nàng nói, nàng sẽ vui vẻ theo chàng, nhưng cầu xin chàng tới chào từ biệt cha mẹ trước khi đi. Thoạt đầu chàng cự tuyệt, nàng khóc van, rồi quỳ xuống dưới chân nàng cầu xin, cuối cùng chàng cũng bằng lòng. Công chúa vừa tới giường vua và hoàng hậu thì cả hoàng cung tỉnh dậy. Hoàng tử liền bị bắt giam vào ngục. Sáng hôm sau vua bảo hoàng tử út:
- Ngươi đáng tội chết. Nhưng nếu trong vòng tám ngày ngươi có thể di chuyển ngọn núi che mất tầm mắt nhìn từ cửa sổ. Nếu làm được thì ta thưởng bằng cách gả con gái cho ngươi.
Hoàng tử bắt tay ngay vào làm, chàng đào, xúc liên tục. Nhưng sau bảy ngày chàng mới chỉ làm được một ít trông chả đáng là bao. Hoàng tử buồn rầu chán nản đâm ra mất hết hy vọng. Tối thứ bảy cáo đến và nói:
- Anh làm không được bao nhiêu, để tôi làm thay cho. Anh đi nằm nghỉ đi.
Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, hoàng tử nhìn qua cửa sổ thì thấy ngọn núi đã biến mất. Hoàng tử hết sức vui mừng, voi lại báo nhà vua rằng mình đã làm xong công việc và xin nhà vua, dù muốn hay không, giữ đúng lời hứa, gả công chúa cho chàng.
Hoàng tử và công chúa cùng nhau đi, không bao lâu sau cáo trung thành cũng nhập đoàn. Cáo nói:
- Anh có được điều mong ước, nhưng con ngựa vàng lại thuộc về công chúa.
Hoàng tử hỏi:
- Thế phải làm gì bây giờ?
Cáo đáp:
- Điều đó tôi xin nói anh rõ. Anh hãy đưa thiếu nữ xinh đẹp kia tới nhà vua cử anh tới cung điện vàng. Đó là một điều vui mừng khôn tả. Họ sẽ sẵn sàng dẫn tới trước mặt anh con ngựa vàng. Hãy nhảy ngay lên ngựa, rồi bắt tay chào mọi người và đưa tay bắt chào công chúa. Nhân lúc bắt tay thì kéo luôn công chúa lên ngựa và phóng đi, con ngựa ấy phi nhanh hơn gió.
Tất cả mọi việc đều mỹ mãn. Hoàng tử và công chúa xinh đẹp cưỡi ngựa vàng mà đi. Cáo cũng chạy cùng với họ. Cáo nói:
- Giờ tôi sẽ giúp anh đoạt được chim vàng. Khi anh tới gần cung điện có con chim vàng thì hãy cho công chúa xuống ngựa, đứng đợi ở ngoài cùng với tôi. Rồi anh cưỡi ngựa vào trong cung điện. Người trong cung điện mừng vui đón anh và lấy con chim vàng ra đưa cho anh. Cầm lồng chim trong tay rồi thì anh quay ngay ngựa phóng ra ngoài để đón công chúa.
Dự định đã hoàn thành. Trước khi hoàng tử trở về nhà cùng công chúa và con chim vàng, cáo nói:
- Giờ đã đến lúc anh đền đáp công tôi.
- Thế cáo muốn gì nào? - Hoàng tử hỏi.
Cáo đáp:
- Khi nào tới khu rừng thì anh hãy bắn tôi chết, rồi chặt đầu và chân.
Hoàng tử nói:
- Phải chăng đó là một cách cám ơn! Ta không thể làm việc đó với cáo.
- Nếu anh không muốn làm thì thôi. Giờ chúng ta chia tay nhau. Tôi cho anh hai lời khuyên: đừng có bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ, không ngồi ở bờ giếng. - Nói xong, cáo chạy thẳng vào rừng.
Hoàng tử nghĩ:
- Thật là một con vật kỳ lạ. Có đời nhà ai lại bỏ tiền chuộc kẻ phạm tội bị treo cổ. Mình cũng chưa bao giờ lại muốn ngồi bên giếng.
Chàng cùng thiếu nữ xinh đẹp lên đường. Trên đường đi họ tới một làng, nơi hai người anh của chàng dừng chân. Trong làng mọi người đang xì xào bàn tán. Chàng hỏi thì biết sắp có hai người sẽ bị treo cổ. Khi tới gần chàng mới biết đó là chính hai người anh của mình. Họ đã làm mọi việc lừa gạt xấu xa, rồi tiêu xài hết. Chàng dò hỏi, liệu có cách gì cứu được hai người đó không. Đám đông bảo:
- Nếu anh đem tiền chuộc tội cho họ, nhưng bỏ tiền cứu những con người xấu xa để làm gì?
Hoàng tử út đưa tiền chuộc mà chẳng cần suy nghĩ. Hai người anh được phóng thích. Tất cả mọi người cùng nhau lên đường.
Họ tới ven rừng, nơi khi xưa lần đầu tiên họ gặp Cáo. Nắng như thiêu như đốt, nhưng trong rừng lại mát mẻ dễ chịu. Hai người anh nói:
- Ta hãy nghỉ chân ngồi bên giếng ăn uống chút đi.
Hoàng tử quên mất lời dặn của cáo. Chàng không nghĩ tới điều gian ác có thể xảy ra, và ngồi bên bờ giếng. Hai người anh lao tới xô chàng rơi xuống giếng. Hai người anh mang theo con chim vàng, ngựa vàng và dẫn công chúa về giao nộp cho vua cha. Họ nói:
- Chúng con không những chỉ mang chim vàng, mà còn mang về cả ngựa vàng và công chúa ở lâu đài vàng về. Đó là những thứ chúng con đoạt được.
Nhà vua hết sức vui mừng, nhưng ngựa không ăn cỏ, chim không hót, còn công chúa thì ngồi khóc.
Hoàng tử út rơi xuống giếng, nhưng giếng cạn chỉ còn bùn nên chàng không bị sao cả. Chỉ có là chàng không sao lên khỏi giếng được. Đúng lúc khó khăn thì con cáo lại tới, nó nhảy xuống và trách chàng không lưu ý lời khuyên của nó. Cáo nói:
- Tôi không thể để anh như thế này. Tôi sẽ giúp anh lên khỏi giếng.
Nó bảo anh nắm chặt đuôi nó, rồi nó kéo anh lên khỏi giếng. Con cáo nói:
- Anh vẫn chưa thoát nạn đâu. Hai người anh không biết là anh đã chết hay chưa nên phái người canh phòng cánh rừng. Nếu họ bắt gặp anh họ sẽ giết ngay.
Khi đó có một ông già nghèo ngồi bên đường. Hoàng tử đổi quần áo cho ông già. Với quần áo cải trang, hoàng tử út về được tới hoàng cung. Chẳng ai nhận ra chàng, nhưng chim bắt đầu hót, ngựa lại ăn cỏ và thiếu nữ xinh đẹp không khóc nữa.
Nhà vua ngạc nhiên hỏi:
- Thế này nghĩa là thế nào?
Công chúa trả lời:
- Con cũng không biết việc đó. Trước con rất buồn, nhưng giờ thì con thấy vui vẻ. Con có linh cảm là người chồng chưa cưới của con đã về rồi.
Công chúa kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nhà vua nghe, cho dù những người anh khác dọa sẽ giết nếu nàng nói lộ mọi chuyện. Nhà vua ra lệnh trong hoàng cung phải tới trình diện. Hoàng tử út quần áo tả tơi trông như một người đàn ông nghèo cũng tới, nhưng công chúa nhận ra ngay, chạy lại ôm hôn. Hai người anh bụng dạ xấu xa bị bắt giữ và bị hành hình. Hoàng tử út cùng công chúa kết hôn với nhau và được thừa kế ngai vàng.
Nhưng còn con cáo đáng thương thì sao? Sau đó rất lâu, có lần hoàng tử lại đi vào rừng. Chàng gặp con cáo, cáo nói:
- Chàng đã có những gì chàng mong muốn, nhưng nỗi đau khổ của tôi thì chưa kết thúc. Việc giải thoát tôi nằm trong quyền của chàng.
Cáo năn nỉ chàng, dù chàng có bắn chết nó, chặt đầu hay tháo móng nó. Hoàng tử giải xóa lời bùa yểm cáo. Cáo lại biến thành người. Đó chẳng phải là ai khác, mà là người anh của công chúa xinh đẹp. Từ đó trở đi họ sống suốt đời trong no đủ và hạnh phúc.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war vor Zeiten ein König, der hatte einen schönen Lustgarten hinter seinem Schloß, darin stand ein Baum, der goldene Äpfel trug. Als die Äpfel reiften, wurden sie gezählt, aber gleich den nächsten Morgen fehlte einer. Das ward dem König gemeldet, und er befahl, daß alle Nächte unter dem Baume Wache sollte gehalten werden. Der König hatte drei Söhne, davon schickte er den ältesten bei einbrechender Nacht in den Garten. Wie es aber Mitternacht war, konnte er sich des Schlafes nicht erwehren, und am nächsten Morgen fehlte wieder ein Apfel. In der folgenden Nacht mußte der zweite Sohn wachen, aber dem erging es nicht besser. Als es zwölf Uhr geschlagen hatte, schlief er ein, und morgens fehlte ein Apfel. Jetzt kam die Reihe zu wachen an den dritten Sohn; der war auch bereit, aber der König traute ihm nicht viel zu und meinte, er würde noch weniger ausrichten als seine Brüder; endlich aber gestattete er es doch. Der Jüngling legte sich also unter den Baum, wachte und ließ den Schlaf nicht Herr werden. Als es zwölf schlug, so rauschte etwas durch die Luft, und er sah im Mondschein einen Vogel daherfliegen, dessen Gefieder ganz von Gold glänzte. Der Vogel ließ sich auf dem Baume nieder und hatte eben einen Apfel abgepickt, als der Jüngling einen Pfeil nach ihm abschoß. Der Vogel entfloh, aber der Pfeil hatte sein Gefieder getroffen, und eine seiner goldenen Federn fiel herab. Der Jüngling hob sie auf, brachte sie am andern Morgen dem König und erzählte ihm, was er in der Nacht gesehen hatte. Der König versammelte seinen Rat, und jedermann erklärte, eine Feder wie diese sei mehr wert als das gesamte Königreich. "Ist die Feder so kostbar," erklärte der König, "so hilft mir die eine auch nichts, sondern ich will und muß den ganzen Vogel haben."
Der älteste Sohn machte sich auf den Weg, verließ sich auf seine Klugheit und meinte den goldenen Vogel schon zu finden. Wie er eine Strecke gegangen war, sah er an dem Rande eines Waldes einen Fuchs sitzen, legte seine Flinte an und zielte auf ihn. Der Fuchs rief: "Schieß mich nicht, ich will dir dafür einen guten Rat geben. Du bist auf dem Weg nach dem goldenen Vogel und wirst heute abend in ein Dorf kommen, wo zwei Wirtshäuser einander gegenüberstehen. Eins ist hell erleuchtet, und es geht darin lustig her; da kehr aber nicht ein, sondern geh ins andere, wenn es dich auch schlecht ansieht." Wie kann mir wohl so ein albernes Tier einen vernünftigen Rat erteilen! dachte der Königssohn und drückte los, aber er fehlte den Fuchs, der den Schwanz streckte und schnell in den Wald lief. Darauf setzte er seinen Weg fort und kam abends in das Dorf, wo die beiden Wirtshäuser standen. In dem einen ward gesungen und gesprungen, das andere hatte ein armseliges betrübtes Ansehen. Ich wäre wohl ein Narr, dachte er, wenn ich in das lumpige Wirtshaus ginge und das schöne liegen ließ. Also ging er in das lustige ein, lebte da in Saus und Braus und vergaß den Vogel, seinen Vater und alle guten Lehren.
Als eine Zeit verstrichen und der älteste Sohn immer und immer nicht nach Haus gekommen war, so machte sich der zweite auf den Weg und wollte den goldenen Vogel suchen. Wie dem Ältesten begegnete ihm der Fuchs und gab ihm den guten Rat, den er nicht achtete. Er kam zu den beiden Wirtshäusern, wo sein Bruder am Fenster des einen stand, aus dem der Jubel erschallte, und ihn anrief. Er konnte nicht widerstehen, ging hinein und lebte nur seinen Lüsten.
Wiederum verstrich eine Zeit, da wollte der jüngste Königssohn ausziehen und sein Heil versuchen, der Vater aber wollte es nicht zulassen. "Es ist vergeblich," sprach er, "der wird den goldenen Vogel noch weniger finden als seine Brüder, und wenn ihm ein Unglück zustößt, so weiß er sich nicht zu helfen, es fehlt ihm am Besten." Doch endlich, wie keine Ruhe mehr da war, ließ er ihn ziehen. Vor dem Walde saß wieder der Fuchs, bat um sein Leben und erteilte den guten Rat. Der Jüngling war gutmütig und sagte: "Sei ruhig, Füchslein, ich tue dir nichts zuleid!" - "Es soll dich nicht gereuen," antwortete der Fuchs, "und damit du schneller fortkommst, so steig hinten auf meinen Schwanz." Und kaum hat er sich aufgesetzt, so fing der Fuchs an zu laufen und ging's über Stock und Stein, daß die Haare im Winde pfiffen. Als sie zu dem Dorf kamen, stieg der Jüngling ab, befolgte den guten Rat und kehrte, ohne sich umzusehen, in das geringe Wirtshaus ein, wo er ruhig übernachtete. Am andern Morgen, wie er auf das Feld kam, saß da schon der Fuchs und sagte: "Ich will dir weiter sagen, was du zu tun hast. Geh du immer gerade aus, endlich wirst du an ein Schloß kommen, vor dem eine ganze Schar Soldaten liegt; aber kümmre dich nicht darum, denn sie werden alle schlafen und schnarchen: geh mittendurch und geradewegs in das Schloß hinein, und geh durch alle Stuben. Zuletzt wirst du in eine Kammer kommen, wo ein goldener Vogel in einem hölzernen Käfig hängt. Nebenan steht ein leerer Goldkäfig zum Prunk, aber hüte dich, daß du den Vogel nicht aus seinem schlechten Käfig herausnimmst und in den prächtigen tust, sonst möchte es dir schlimm ergehen." Nach diesen Worten streckte der Fuchs wieder seinen Schwanz aus, und der Königssohn setzte sich auf. Da ging's über Stock und Stein, daß die Haare im Winde pfiffen. Als er bei dem Schloß angelangt war, fand er alles so, wie der Fuchs gesagt hatte. Der Königssohn kam in die Kammer, wo der goldene Vogel in einem hölzernen Käfig stand, und ein goldener stand daneben; die drei goldenen Äpfel aber lagen in der Stube umher. Da dachte er, es wäre lächerlich, wenn er den schönen Vogel in dem gemeinen und häßlichen Käfig lassen wollte, öffnete die Türe, packte ihn und setzte ihn in den goldenen. In dem Augenblick aber tat der Vogel einen durchdringenden Schrei. Die Soldaten erwachten, stürzten herein und führten ihn ins Gefängnis. Den andern Morgen wurde er vor ein Gericht gestellt und, da er alles bekannte, zum Tode verurteilt. Doch sagte der König, er wollte ihm unter einer Bedingung das Leben schenken, wenn er ihm nämlich das goldene Pferd brächte, welches noch schneller liefe als der Wind, und dann sollte er obendrein zur Belohnung den goldenen Vogel erhalten.
Der Königssohn machte sich auf den Weg, seufzte aber und war traurig, denn wo sollte er das goldene Pferd finden? Da sah er auf einmal seinen alten Freund, den Fuchs, an dem Wege sitzen. "Siehst du," sprach der Fuchs, "so ist es gekommen, weil du mir nicht gehört hast! Doch sei guten Mutes, ich will mich deiner annehmen und dir sagen, wie du zu dem goldenen Pferd gelangst. Du mußt gerades Weges fortgehen, so wirst du zu einem Schloß kommen, wo das Pferd im Stalle steht. Vor dem Stall werden die Stallknechte liegen, aber sie werden schlafen und schnarchen, und du kannst geruhig das goldene Pferd herausführen. Aber eins mußt du in acht nehmen: leg ihm den schlechten Sattel von Holz und Leder auf und ja nicht den goldenen, der dabeihängt, sonst wird es dir schlimm ergehen." Dann streckte der Fuchs seinen Schwanz aus, der Königssohn setzte sich auf, und es ging über Stock und Stein, daß die Haare im Winde pfiffen. Alles traf so ein, wie der Fuchs gesagt hatte, er kam in den Stall, wo das goldene Pferd stand. Als er ihm aber den schlechten Sattel auflegen wollte, so dachte er: Ein so schönes Tier wird verschändet, wenn ich ihm nicht den guten Sattel auflege, der ihm gebührt. Kaum aber berührte der goldene Sattel das Pferd, so fing es an laut zu wiehern. Die Stallknechte erwachten, ergriffen den Jüngling und warfen ihn ins Gefängnis. Am andern Morgen wurde er vom Gerichte zum Tode verurteilt, doch versprach ihm der König das Leben zu schenken und dazu das goldene Pferd, wenn er die schöne Königstochter vom goldenen Schlosse herbeischaffen könnte.
Mit schwerem Herzen machte sich der Jüngling auf den Weg, doch zu seinem Glück fand er bald den treuen Fuchs. "Ich sollte dich nur deinem Unglück überlassen," sagte der Fuchs, "aber ich habe Mitleiden mit dir und will dir noch einmal aus deiner Not helfen. Dein Weg führt dich gerade zu dem goldenen Schlosse. Abends wirst du anlangen, und nachts, wenn alles still ist, dann geht die schöne Königstochter ins Badehaus, um da zu baden. Und wenn sie hineingeht, so spring auf sie zu und gib ihr einen Kuß, dann folgt sie dir, und kannst sie mit dir fortführen; nur dulde nicht, daß sie vorher von ihren Eltern Abschied nimmt, sonst kann es dir schlimm ergehen." Dann streckte der Fuchs seinen Schwanz, der Königssohn setzte sich auf, und so ging es über Stock und Stein, daß die Haare im Winde pfiffen. Als er beim goldenen Schloß ankam, war es so, wie der Fuchs gesagt hatte. Er wartete bis um Mitternacht, als alles in tiefem Schlaf lag und die schöne Jungfrau ins Badehaus ging, da sprang er hervor und gab ihr einen Kuß. Sie sagte, sie wollte gerne mit ihm gehen, sie bat ihn aber flehentlich und mit Tränen, er möchte ihr erlauben, vorher von ihren Eltern Abschied zu nehmen. Er widerstand anfangs ihren Bitten, als sie aber immer mehr weinte und ihm zu Füßen fiel, so gab er endlich nach. Kaum war die Jungfrau zu dem Bette ihres Vaters getreten, so wachte er und alle andern, die im Schlosse waren, auf, und der Jüngling ward festgehalten und ins Gefängnis gesetzt.
Am andern Morgen sprach der König zu ihm: "Dein Leben ist verwirkt, und du kannst bloß Gnade finden, wenn du den Berg abträgst, der vor meinen Fenstern liegt und über welchen ich nicht hinaussehen kann, und das mußt du binnen acht Tagen zustande bringen. Gelingt dir das, so sollst du meine Tochter zur Belohnung haben." Der Königssohn fing an, grub und schaufelte ohne abzulassen, als er aber nach sieben Tagen sah, wie wenig er ausgerichtet hatte und alle seine Arbeit so gut wie nichts war, so fiel er in große Traurigkeit und gab alle Hoffnung auf. Am Abend des siebenten Tages aber erschien der Fuchs und sagte: "Du verdienst nicht, daß ich mich deiner annehme, aber geh nur hin und lege dich schlafen, ich will die Arbeit für dich tun." Am andern Morgen, als er erwachte und zum Fenster hinaussah, so war der Berg verschwunden. Der Jüngling eilte voll Freude zum König und meldete ihm, daß die Bedingung erfüllt wäre, und der König mochte wollen oder nicht, er mußte Wort halten und ihm seine Tochter geben.
Nun zogen die beiden zusammen fort, und es währte nicht lange, so kam der treue Fuchs zu ihnen. "Das Beste hast du zwar," sagte er, "aber zu der Jungfrau aus dem goldenen Schloß gehört auch das goldene Pferd." - "Wie soll ich das bekommen?" fragte der Jüngling. "Das will ich dir sagen," antwortete der Fuchs, "zuerst bring dem Könige, der dich nach dem goldenen Schlosse geschickt hat, die schöne Jungfrau. Da wird unerhörte Freude sein, sie werden dir das goldene Pferd gerne geben und werden dir's vorführen. Setz dich alsbald auf und reiche allen zum Abschied die Hand herab, zuletzt der schönen Jungfrau, und wenn du sie gefaßt hast, so zieh sie mit einem Schwung hinauf und jage davon, und niemand ist imstande, dich einzuholen, denn das Pferd läuft schneller als der Wind."
Alles wurde glücklich vollbracht, und der Königssohn führte die schöne Jungfrau auf dem goldenen Pferde fort. Der Fuchs blieb nicht zurück und sprach zu dem Jüngling: "Jetzt will ich dir auch zu dem goldenen Vogel verhelfen. Wenn du nahe bei dem Schlosse bist, wo sich der Vogel befindet, so laß die Jungfrau absitzen, und ich will sie in meine Obhut nehmen. Dann reit mit dem goldenen Pferd in den Schloßhof; bei dem Anblick wird große Freude sein, und sie werden dir den goldenen Vogel herausbringen. Wie du den Käfig in der Hand hast, so jage zu uns zurück und hole dir die Jungfrau wieder ab." Als der Anschlag geglückt war und der Königssohn mit seinen Schätzen heimreiten wollte, so sagte der Fuchs: "Nun sollst du mich für meinen Beistand belohnen." - "Was verlangst du dafür?" fragte der Jüngling. "Wenn wir dort in den Wald kommen, so schieß mich tot und hau mir Kopf und Pfoten ab." - "Das wäre eine schöne Dankbarkeit!" sagte der Königssohn, "das kann ich dir unmöglich gewähren." Sprach der Fuchs: "Wenn du es nicht tun willst, so muß ich dich verlassen; ehe ich aber fortgehe, will ich dir noch einen guten Rat geben. Vor zwei Stücken hüte dich, kauf kein Galgenfleisch und setze dich an keinen Brunnenrand!" Damit lief er in den Wald.
Der Jüngling dachte: "Das ist ein wunderliches Tier, das seltsame Grillen hat. Wer wird Galgenfleisch kaufen! Und die Lust, mich an einen Brunnenrand zu setzen, ist mir noch niemals gekommen." Er ritt mit der schönen Jungfrau weiter, und sein Weg führte ihn wieder durch das Dorf, in welchem seine beiden Brüder geblieben waren. Da war großer Auflauf und Lärmen, und als er fragte, was da los wäre, hieß es, es sollten zwei Leute aufgehängt werden. Als er näher hinzukam, sah er, daß es seine Brüder waren, die allerhand schlimme Streiche verübt und all ihr Gut vertan hatten. Er fragte, ob sie nicht könnten freigemacht werden. "Wenn Ihr für sie bezahlen wollt," antworteten die Leute, "aber was wollt Ihr an die schlechten Menschen Euer Geld hängen und sie loskaufen." Er besann sich aber nicht, zahlte für sie, und als sie freigegeben waren, so setzten sie die Reise gemeinschaftlich fort.
Sie kamen in den Wald, wo ihnen der Fuchs zuerst begegnet war, und da es darin kühl und lieblich war und die Sonne heiß brannte, so sagten die beiden Brüder: "Laßt uns hier an dem Brunnen ein wenig ausruhen, essen und trinken!" Er willigte ein, und während des Gespräches vergaß er sich, setzte sich an den Brunnenrand und versah sich nichts Arges. Aber die beiden Brüder warfen ihn rückwärts in den Brunnen, nahmen die Jungfrau, das Pferd und den Vogel, und zogen heim zu ihrem Vater. "Da bringen wir nicht bloß den goldenen Vogel," sagten sie, "wir haben auch das goldene Pferd und die Jungfrau von dem goldenen Schlosse erbeutet." Da war große Freude, aber das Pferd fraß nicht, der Vogel pfiff nicht, und die Jungfrau, die saß und weinte.
Der jüngste Bruder aber war nicht umgekommen. Der Brunnen war zum Glück trocken, und er fiel auf weiches Moos, ohne Schaden zu nehmen, konnte aber nicht wieder heraus. Auch in dieser Not verließ ihn der treue Fuchs nicht, kam zu ihm herabgesprungen und schalt ihn, daß er seinen Rat vergessen hätte. "Ich kann's aber doch nicht lassen," sagte er, "ich will dir wieder an das Tageslicht helfen." Er sagte ihm, er sollte seinen Schwanz anpacken und sich fest daran halten, und zog ihn dann in die Höhe. "Noch bist du nicht aus aller Gefahr," sagte der Fuchs, "deine Brüder waren deines Todes nicht gewiß und haben den Wald mit Wächtern umstellt, die sollen dich töten, wenn du dich sehen ließest." Da saß ein armer Mann am Weg, mit dem vertauschte der Jüngling die Kleider und gelangte auf diese Weise an des Königs Hof. Niemand erkannte ihn, aber der Vogel fing an zu pfeifen, das Pferd fing an zu fressen, und die schöne Jungfrau hörte Weinens auf. Der König fragte verwundert: "Was hat das zu bedeuten?" Da sprach die Jungfrau: "Ich weiß es nicht, aber ich war so traurig und nun bin ich so fröhlich. Es ist mir, als wäre mein rechter Bräutigam gekommen." Sie erzählte ihm alles, was geschehen war, obgleich die andern Brüder ihr den Tod angedroht hatten, wenn sie etwas verraten würde. Der König hieß alle Leute vor sich bringen, die in seinem Schlosse waren, da kam auch der Jüngling als ein armer Mann in seinen Lumpenkleidern, aber die Jungfrau erkannte ihn gleich und fiel ihm um den Hals. Die gottlosen Brüder wurden ergriffen und hingerichtet, er aber ward mit der schönen Jungfrau vermählt und zum Erben des Königs bestimmt.
Aber wie ist es dem armen Fuchs ergangen? Lange danach ging der Königssohn einmal wieder in den Wald. Da begegnete ihm der Fuchs und sagte: "Du hast nun alles, was du dir wünschen kannst, aber mit meinem Unglück will es kein Ende nehmen, und es steht doch in deiner Macht, mich zu erlösen," und abermals bat er flehentlich, er möchte ihn totschießen und ihm Kopf und Pfoten abhauen. Also tat er's, und kaum war es geschehen, so verwandelte sich der Fuchs in einen Menschen und war niemand anders als der Bruder der schönen Königstochter, der endlich von dem Zauber, der auf ihm lag, erlöst war. Und nun fehlte nichts mehr zu ihrem Glück, solange sie lebten.