Ong chúa


Die Bienenkönigin


Ngày xửa ngày xưa… có hai hoàng tử thích phiêu lưu, lâu dần quen sống hoang dã nên không trở về nhà nữa. Người em út thường gọi là "chú Ngốc," lên đường đi tìm hai anh. Tìm mãi gặp được hai anh nhưng chàng lại bị hai anh giễu cợt rằng: ngu như "chú Ngốc" mà cũng tính chuyện đi cùng trời cuối đất, khôn ngoan như hai anh đây mà còn chẳng đi đến đâu.
Ba anh em đang đi thì gặp một tổ kiến, hai anh muốn phá tổ kiến để xem kiến vỡ tổ chạy tha trứng đi như thế nào. Nhưng chú Ngốc can ngăn:
- Để chúng sống yên thân, em không thích chuyện các anh quấy nhiễu chúng.
Ba anh em lại tiếp tục lên đường, tới bên một cái hồ đầy vịt đang bơi. Hai người anh muốn bắt một đôi làm thịt quay ăn, nhưng chú Ngốc không tán thành và nói:
- Để cho chúng sống yên lành, em không thích chuyện giết súc vật.
Cuối cùng ba anh em trông thấy một tổ ong đầy mật, mật tràn ra cả thân cây. Hai người anh muốn đốt lửa ở dưới gốc cây hun cho ong sặc khói để trèo lên lấy mật, nhưng chú Ngốc giữ hai anh lại và nói:
- Để cho chúng sống yên thân, em không thích chuyện các anh đốt tổ ong.
Rồi ba anh em tới một tòa lâu đài vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy toàn ngựa đá đứng trong chuồng chứ không thấy một bóng người nào. Họ đi dạo qua tất cả các phòng, đến trước một cái cửa đóng im ỉm, có ba chiếc khóa. Chính giữa cửa có đục một cửa sổ nhỏ, qua đó có thể nhòm vào trong buồng được. Họ trông thấy một người đàn ông bé nhỏ, tóc hoa râm đang ngồi trên bàn. Họ gọi lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, nhưng người kia không hề nghe thấy, mãi đến lần gọi thứ ba người kia mới nghe rõ, đứng dậy mở cửa và bước ra.
Người ấy chẳng nói một lời, dẫn họ đến trước một cái bàn bày la liệt thức ăn.
Khi họ đã ăn uống xong, người ấy dẫn mỗi hoàng tử vào trong một buồng ngủ riêng.
Sáng hôm sau người tí hon tóc đã lốm đốm bạc tới buồng người anh cả, vẫy anh ra và dẫn tới một cái bảng đá, trên bảng có ghi rõ ba việc phải làm thì mới có thể giải thoát được cho cả lâu đài.
Việc thứ nhất: có một ngàn viên ngọc của công chúa nằm dưới những đám rêu ở trong rừng, phải tìm nhặt cho hết nghìn viên ngọc ấy, nếu trước khi mặt trời lặn mà không tìm đủ số ngọc ấy, dù chỉ thiếu một viên, thì người đi tìm sẽ bị hóa đá.
Người anh cả đi vào rừng, anh tìm cả ngày trời ròng rã đến khi mặt trời sắp lặn anh ta chỉ nhặt được một trăm viên ngọc. Y như lời viết trên bảng, người anh cả bị hóa đá.
Tiếp đến ngày hôm sau người anh thứ hai lại tính chuyện phiêu lưu, số phận anh ta cũng chẳng hơn gì người anh cả, anh chỉ tìm thấy hai trăm viên ngọc và cũng bị hóa đá.
Sau cùng đến lượt chú Ngốc, chú tìm trong rêu, nhưng tìm ngọc đâu phải là dễ, công việc chạy chậm lắm. Chú ngồi lên một tảng đá và khóc nức nở, bỗng chúa kiến mà chú đã cứu sống khi xưa cùng với năm nghìn quân kiến kéo tới, chỉ trong chốc lát những con vật nhỏ xíu kia chia nhau đi tìm ngọc và đã tha về xếp thành một đống.
Việc thứ hai: phải mò ở dưới đáy bể sâu lên chiếc chìa khóa buồng ngủ của công chúa.
Khi chú Ngốc vừa ra tới bể thì đàn vịt mà chú cứu thoát khi xưa bơi lại gần chú, chúng hụp lặn và mò được chiếc chìa khóa ở dưới đáy biển khơi.
Việc thứ ba làm việc khó nhất: phải tìm ra trong ba công chúa đang ngủ cô nào là trẻ nhất và đáng yêu nhất. Cả ba đều giống nhau như đúc, họ chỉ khác nhau ở chỗ: trước khi đi ngủ ba nàng ăn những đồ ngọt nhau; cô cả ăn một cục đường, cô thứ hai uống nước xi rô, cô em út ăn một thìa đầy mật ong.
Giữa lúc đang băn khoăn thì ong chúa của loài ong bay tới, ong chúa mà chú Ngốc đã cứu khi xưa muốn tới giúp chú, ong bay đậu trên môi từng người rồi ngửi, cuối cùng ong chúa đậu lại trên môi cô công chúa đã ăn mật ong do vậy hoàng tử nhận ra ngay người mình phải tìm.
Thế là quỷ thuật hết mầu nhiệm, cả lâu đài thoát khỏi giấc ngủ triền miên, ai đã hóa đá lại trở thành người.
Chú Ngốc cưới nàng công chúa trẻ nhất, đáng yêu nhất và được nối ngôi sau khi vua cha băng hà, còn hai anh ruột lấy hai nàng công chúa kia.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Zwei Königssöhne gingen einmal auf Abenteuer und gerieten in ein wildes, wüstes Leben, so daß sie gar nicht wieder nach Haus kamen. Der jüngste, welcher der Dummling hieß, machte sich auf und suchte seine Brüder. Aber wie er sie endlich fand, verspotteten sie ihn, daß er mit seiner Einfalt sich durch die Welt schlagen wollte, und sie zwei könnten nicht durchkommen und wären doch viel klüger.
Sie zogen alle drei miteinander fort und kamen an einen Ameisenhaufen. Die zwei ältesten wollten ihn aufwühlen und sehen, wie die kleinen Ameisen in der Angst herumkröchen und ihre Eier forttrügen, aber der Dummling sagte: "Laßt die Tiere in Frieden, ich leid's nicht, daß ihr sie stört!"
Da gingen sie weiter und kamen an einen See, auf dem schwammen viele, viele Enten. Die zwei Brüder wollten ein paar fangen und braten, aber der Dummling ließ es nicht zu und sprach: "Laßt die Tiere in Frieden, ich leid's nicht, daß ihr sie tötet!"
Endlich kamen sie an ein Bienennest, darin war so viel Honig, daß er am Stamm herunterlief. Die zwei wollten Feuer unter den Baum legen und die Bienen ersticken, damit sie den Honig wegnehmen könnten. Der Dummling hielt sie aber wieder ab und sprach: "Laßt die Tiere in Frieden, ich leid's nicht, daß ihr sie verbrennt!"
Endlich kamen die drei Brüder in ein Schloß, wo in den Ställen lauter steinerne Pferde standen, auch war kein Mensch zu sehen, und sie gingen durch alle Ställe, bis sie vor eine Türe ganz am Ende kamen, davor hingen drei Schlösser; es war aber mitten in der Türe ein Lädlein, dadurch konnte man in die Stube sehen. Da sahen sie ein graues Männchen, das an einem Tisch saß. Sie riefen es an, einmal, zweimal, aber es hörte nicht. Endlich riefen sie zum drittenmal; da stand es auf, öffnete die Schlösser und kam heraus. Es sprach aber kein Wort, sondern führte sie zu einem reichbesetzten Tisch; und als sie gegessen und getrunken hatten, brachte es einen jeglichen in sein eigenes Schlafgemach.
Am andern Morgen kam das graue Männchen zu dem ältesten, winkte und leitete ihn zu einer steinernen Tafel, darauf standen drei Aufgaben geschrieben, wodurch das Schloß erlöst werden könnte. Die erste war: In dem Wald unter dem Moos lagen die Perlen der Königstochter, tausend an der Zahl; die mußten aufgesucht werden, und wenn vor Sonnenuntergang noch eine einzige fehlte, so ward der, welcher gesucht hatte, zu Stein. Der älteste ging hin und suchte den ganzen Tag, als aber der Tag zu Ende war, hatte er erst hundert gefunden; es geschah, wie auf der Tafel stand: Er ward in Stein verwandelt. Am folgenden Tage unternahm der zweite Bruder das Abenteuer; es ging ihm aber nicht viel besser als dem ältesten, er fand nicht mehr als zweihundert Perlen und ward zu Stein. Endlich kam auch an den Dummling die Reihe, der suchte im Moos; es war aber so schwer, die Perlen zu finden, und ging so langsam. Da setzte er sich auf einen Stein und weinte. Und wie er so saß, kam der Ameisenkönig, dem er einmal das Leben erhalten hatte, mit fünftausend Ameisen, und es währte gar nicht lange, so hatten die kleinen Tiere die Perlen miteinander gefunden und auf einen Haufen getragen.
Die zweite Aufgabe aber war, den Schlüssel zu der Schlafkammer der Königstochter aus dem See zu holen. Wie der Dummling zum See kam, schwammen die Enten, die er einmal gerettet hatte, heran, tauchten unter und holten den Schlüssel aus der Tiefe.
Die dritte Aufgabe aber war die schwerste: Von den drei schlafenden Töchtern des Königs sollte die jüngste und die liebste herausgesucht werden. Sie glichen sich aber vollkommen und waren durch nichts verschieden, als daß sie, bevor sie eingeschlafen waren, verschiedene Süßigkeiten gegessen hatten, die älteste ein Stück Zucker, die zweite ein wenig Sirup, die jüngste einen Löffel Honig. Da kam die Bienenkonigin von den Bienen, die der Dummling vor dem Feuer geschützt hatte, und versuchte den Mund von allen dreien, zuletzt blieb sie auf dem Mund sitzen, der Honig gegessen hatte, und so erkannte der Königssohn die Rechte.
Da war der Zauber vorbei, alles war aus dem Schlaf erlöst, und wer von Stein war, erhielt seine menschliche Gestalt wieder. Und der Dummling vermählte sich mit der jüngsten und liebsten und ward König nach ihres Vaters Tod, seine zwei Bruder aber erhielten die beiden andern Schwestern.