Con ngỗng vàng


Die goldene Gans


Ngày xưa, có một người có ba đứa con trai, đứa con út được gọi là chàng Ngốc. Chàng thường bị khinh rẻ, chế giễu và nếu có việc gì thì cũng chẳng ai đếm xỉa đến chàng.
Một hôm, người con trai cả muốn vào rừng đốn củi. Trước khi anh ta đi, người mẹ cho anh ta một chiếc bánh trứng ngon lành và một chai rượu vang để mang theo ăn và uống khi đói và khát. Vừa vào tới rừng, một ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh ở trong bị của anh và cho lão uống một ngụm rượu vang. Lão đói và khát quá!
Nhưng anh chàng khôn ngoan đáp:
- Nếu tôi cho lão bánh và rượu vang của tôi thì chính tôi sẽ chẳng có gì cả, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta để mặc ông lão đứng đó và đi tiếp.
Anh ta đẵn cây được một lát thì tự nhiên trượt tay, rìu chém vào cánh tay nên anh phải về nhà để băng bó. Tai nạn ấy chính là do ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ gây ra.
Sau đó đến người con thứ hai đi rừng. Người mẹ cũng cho một chiếc bánh trứng và một chai rượu vang y như đối với người con cả. Anh ta cũng gặp đúng ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, ông cũng xin anh một mẩu bánh và một ngụm rượu vang. Nhưng người con thứ hai nói nghe có vẻ có lý lắm:
- Tôi cho lão cái gì là tôi không có cái đó, thôi lão có thể đi đường lão được rồi đấy!
Rồi anh ta cũng để mặc ông lão đứng đó mà đi tiếp.
Làm sao tránh khỏi bị trừng phạt: anh vừa mới chặt được vài nhát thì tự nhiên vung rìu chặt ngay vào chính chân mình nên phải khiêng về nhà.
Sau đó chàng Ngốc cũng xin cha:
- Thưa cha, cha để cho con đi rừng đốn củi một bận xem sao.
Người cha đáp:
- Hai anh mày đã bị thương trong chuyện đó, thôi đừng có đi, mày thì biết gì về việc đi rừng đốn củi.
Chàng Ngốc xin mãi, xin cho kỳ được mới thôi. Người cha bảo:
- Muốn đi thì cứ đi đi. Có thất bại, đau đớn thì mới khôn ra được.
Mẹ đưa cho anh một chiếc bánh luộc ủ tro và một chai rượu bia chua.
Vừa vào tới rừng thì ông già nhỏ bé tóc bạc phơ lại bước tới chào anh và nói:
- Cho lão xin một miếng bánh và một ngụm rượu ở chai, lão đói và khát quá.
Chàng Ngốc đáp:
- Cháu chỉ có bánh ủ tro và bia chua thôi. Nếu cụ thấy dùng tạm được thì xin cụ cùng ngồi ăn với cháu.
Hai người ngồi xuống. Khi chàng Ngốc lấy bánh ủ tro thì hóa ra là một chiếc bánh trứng ngon lành, và rượu bia chua kia đã biến thành rượu vang ngon.
Ăn uống xong đâu đấy, ông lão bảo:
- Vì cháu tốt bụng và sẵn sàng chia của của mình cho người khác nên lão cũng muốn ban phước cho cháu. Ở đằng kia có một cây cổ thụ, cháu đẵn xuống thế nào cũng thấy trong đám rễ cây một cái gì đó.
Ngay sau đó, ông lão chào từ biệt.
Chàng Ngốc đi lại đẵn cây cổ thụ. Cây vừa đổ xuống thì thấy trong đám rễ một con ngỗng lông bằng vàng thật.
Anh nhấc ngỗng lên và bế nó theo vào một quán trọ để ngủ trọ một đêm.
Chủ quán có ba cô con gái. Ba cô thấy ngỗng thì thắc mắc không hiểu là chim gì và chỉ muốn lấy được một chiếc lông bằng vàng của nó.
Cô cả nghĩ bụng:
- Thế nào mà chả có dịp để mình nhổ lấy một chiếc lông.
Khi chàng Ngốc đi ra ngoài, cô ta nắm ngay lấy cánh ngỗng, nhưng vừa đụng vào thì cả ngón lẫn tay của cô dính chặt luôn vào đó không rút ra được.
Một lát sau, cô thứ hai bước tới với ý định nhổ lấy một chiếc lông vàng. Cô vừa chạm tay vào người cô chị thì bị dính luôn vào người chị.
Sau cùng cô thứ ba bước tới cũng định nhổ một chiếc lông ngỗng. Ngay lúc đó, hai cô chị thét lên:
- Tránh ra, trời ơi là trời, tránh ra!
Cô em út chẳng hiểu tại sao mình lại phải tránh ra, cô nghĩ bụng:
- Cái gì các chị làm được thì mình cũng làm được.
Rồi cô nhảy tới, vừa đụng tới các chị thì cô cũng bị dính luôn vào, thế là cả ba cô phải ngủ chung với ngỗng đêm đó.
Sáng hôm sau, chàng Ngốc bế ngỗng đi chẳng để ý gì đến ba cô dính vào ngỗng, các cô đành phải lẽo đẽo theo sau, mặc anh muốn rẽ sang phải hay trái tùy ý. Cha xứ gặp đoàn người ở giữa đồng, cha xứ nói:
- Không biết xấu hổ hay sao hả lũ con gái quạ tha ma bắt kia? Kéo đàn kéo lũ theo đàn ông đi giữa đồng ban ngày ban mặt thế kia thì coi sao được.
Cha liền nắm tay cô trẻ nhất tính kéo lại, cha vừa đụng đến cô thì chính cha cũng không thoát. Cha bị dính chặt luôn vào và cũng cứ thế lẽo đẽo đi theo sau.
Một lát sau, người giữ đồ thánh đi tới. Thấy cha xứ bám sát gót ba cô gái thì rất lấy làm ngạc nhiên, kêu lên:
- Trời ơi, cha đi đâu mà vội vàng như vậy? Cha nhớ là hôm nay con phải làm lễ rửa tội cho một đứa trẻ nữa cơ đấy.
Người giữ đồ thánh chạy lại nắm lấy tay áo cha thì cũng bị dính vào.
Năm người đang bước thấp bước cao như vậy thì có hai bác nông dân vác cuốc ở đồng về. Cha xứ gọi họ, nhờ họ kéo mình và người giữ đồ thánh ra. Nhưng hai bác nông dân vừa sờ vào người giữ đồ thánh thì lại bị dính chặt luôn vào. Thế là cả bảy người đành phải lẽo đẽo theo sau chàng Ngốc ôm ngỗng.
Sau đó chàng Ngốc tới kinh đô. Vua ngự trị đất nước hồi bấy giờ có một cô con gái, nàng quá ư là nghiêm nghị, nghiêm nghị tới mức không ai có thể làm cho nàng bật cười được. Vua truyền lệnh cho khắp thiên hạ, ai làm công chúa bật cười thì được phép cưới nàng làm vợ.
Chàng Ngốc nghe tin ấy, cũng ôm ngỗng cùng đoàn người thất thểu bước thấp bước cao đến trước mặt công chúa. Nàng thấy bảy người lếch thếch nối đuôi nhau tức cười quá nên bật cười lên, cười mãi, cười hoài như không muốn dứt.
Rồi chàng Ngốc đòi cưới công chúa. Nhưng vua không thích chàng rể ấy, viện hết cớ này đến cớ khác để từ chối. Vua ra điều kiện cho chàng Ngốc phải tìm và dẫn tới một người có thể uống cạn hết một hầm rượu vang thì mới được cưới công chúa.
Chàng Ngốc nghĩ ngay tới ông lão bé nhỏ tóc bạc phơ, người có thể giúp anh chuyện này. Anh đi vào rừng, tới chỗ cây bị đẵn anh thấy có một người đàn ông ngồi mặt buồn rườu rượi. Chàng Ngốc hỏi người đó lý do vì sao buồn như vậy.
Người đó trả lời:
- Tôi khát khô cả cổ, tôi đã uống mà vẫn còn khát. Tôi không chịu được nước lã. Thực ra, tôi đã uống cạn một thùng rượu, nhưng nó chỉ như muối bỏ bể.
Chàng Ngốc nói:
- Thế thì anh có thể giúp tôi. Anh hãy đi với tôi, anh có thể uống no, uống tới chán thì thôi.
Sau đó chàng Ngốc dẫn anh ta tới hầm rượu của nhà vua. Anh chàng này nhảy tới các thùng rượu to tướng, uống mãi, uống hoài, uống tới khi căng tức cả bụng, chưa đến một ngày mà anh ta uống cạn hết cả một hầm rượu vang.
Chàng Ngốc lại đòi cưới công chúa. Vua bực mình lắm, một tên vớ vẩn mà mọi người đặt tên là chàng Ngốc mà lại đòi cưới con gái ông ư? Vua lại đưa ra những điều kiện mới: Chàng Ngốc phải tìm sao cho ra một người có khả năng ăn hết một núi bánh.
Chàng Ngốc ngồi suy nghĩ một lát rồi đi vào rừng. Vẫn chỗ đẵn cây cũ có một người đàn ông ngồi hai tay đang thắt bụng bằng một chiếc dây da, bộ mặt nom thật thiểu não, anh ta nói:
- Tôi đã ăn một lò bánh, nhưng nó chẳng thấm tháp vào đâu cả đối với một người ăn thủng nồi trôi rế như tôi. Dạ dày tôi vẫn lép kẹp, tôi phải thắt bụng cho nhỏ lại kẻo chết đói mất.
Chàng Ngốc mừng quá nói ngay:
- Anh đứng dậy đi với tôi, anh sẽ được ăn no nê.
Chàng Ngốc dẫn anh ta tới sân rồng, nhà vua cho chở bột mì của cả nước về cung, rồi sai nướng một núi bánh khổng lồ. Anh chàng người rừng bước ra, rồi bắt đầu ăn. Chỉ trong một ngày cả núi bánh biến mất.
Lần thứ ba chàng Ngốc đòi lấy công chúa. Một lần nữa vua lại tìm cách thoái thác nên bắt chàng Ngốc phải tìm cho ra một chiếc thuyền có thể đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nói:
- Nếu ngươi cập bến bằng thuyền đó thì ngươi có thể cưới con gái ta.
Chàng Ngốc đi thẳng vào rừng. Ông lão nhỏ bé tóc bạc phơ, người mà anh mời ăn bánh trước đây đã ngồi ở đó. Ông lão nói:
- Chính lão đã uống và ăn hộ anh. Để lão cho anh chiếc thuyền, tất cả những chuyện đó đều do lão làm giúp anh, vì anh đã cư xử với lão tử tế.
Rồi ông lão tóc bạc phơ cho chàng Ngốc một chiếc thuyền đi được cả trên cạn lẫn dưới nước.
Vua nhìn thấy thuyền cập bến thì không còn cách gì giữ con gái được nữa. Đám cưới được tổ chức linh đình. Sau khi vua băng hà, chàng Ngốc lên nối ngôi và sống hạnh phúc bên người vợ của mình.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war ein Mann, der hatte drei Söhne, davon hieß der jüngste der Dummling und wurde verachtet und verspottet und bei jeder Gelegenheit zurückgesetzt. Es geschah, daß der älteste in den Wald gehen wollte, Holz hauen, und eh' er ging, gab ihm noch seine Mutter einen schönen feinen Eierkuchen und eine Flasche Wein mit, damit er nicht Hunger und Durst litte. Als er in den Wald kam, begegnete ihm ein altes, graues Männlein, das bot ihm einen guten Tag und sprach: "Gib mir doch ein Stück Kuchen aus deiner Tasche und laß mich einen Schluck von deinem Wein trinken! Ich bin so hungrig und durstig." Der kluge Sohn aber antwortete: "Geb ich dir meinen Kuchen und meinen Wein, so hab ich selber nichts, pack dich deiner Wege!" ließ das Männlein stehen und ging fort. Als er nun anfing, einen Baum zu behauen, dauerte es nicht lange, so hieb er fehl, und die Axt fuhr ihm in den Arm, daß er mußte heimgehen und sich verbinden lassen. Das war aber von dem grauen Männchen gekommen.
Darauf ging der zweite Sohn in den Wald, und die Mutter gab ihm, wie dem ältesten, einen Eierkuchen und eine Flasche Wein. Dem begegnete gleichfalls das alte, graue Männchen und hielt um ein Stückchen Kuchen und einen Trunk Wein an. Aber der zweite Sohn sprach auch ganz verständig: "Was ich dir gebe, das geht mir selber ab, pack dich deiner Wege!" ließ das Männlein stehen und ging fort. Die Strafe blieb nicht aus, als er ein paar Hiebe am Baum getan, hieb er sich ins Bein, daß er mußte nach Haus getragen werden.
Da sagte der Dummling: "Vater, laß mich einmal hinausgehen und Holz hauen!" Antwortete der Vater: "Deine Brüder haben sich Schaden dabei getan, laß dich davon, du verstehst nichts davon." Der Dummling aber bat so lange, bis er endlich sagte: "Geh nur hin, durch Schaden wirst du klug werden." Die Mutter gab ihm einen Kuchen, der war mit Wasser in der Asche gebacken, und dazu eine Flasche saures Bier. Als er in den Wald kam, begegnete ihm gleichfalls das alte, graue Männchen, grüßte ihn und sprach: "Gib mir ein Stück von deinem Kuchen und einen Trunk aus deiner Flasche, ich bin so hungrig und durstig." Antwortet der Dummling: " Ich habe nur Aschenkuchen und saures Bier, wenn dir das recht ist, so wollen wir uns setzen und essen." Da setzten sie sich, und als der Dummling seinen Aschenkuchen herausholte, so war's ein feiner Eierkuchen, und das saure Bier war ein guter Wein. Nun aßen und tranken sie, und danach sprach das Männlein: "Weil du ein gutes Herz hast und von dem deinigen gerne mitteilst, so will ich dir Glück bescheren. Dort steht ein alter Baum, den hau ab, so wirst du in den Wurzeln etwas finden." Darauf nahm das Männlein Abschied.
Der Dummling ging hin und hieb den Baum um, und wie er fiel, saß in den Wurzeln eine Gans, die hatte Federn von reinem Gold. Er hob sie heraus, nahm sie mit sich und ging in ein Wirtshaus, da wollte er übernachten. Der Wirt hatte aber drei Töchter, die sahen die Gans, waren neugierig, was das für ein wunderlicher Vogel wäre, und hätten gar gern eine von seinen goldenen Federn gehabt. Die älteste dachte: Es wird sich schon eine Gelegenheit finden, wo ich mir eine Feder ausziehen kann. Und als der Dummling einmal hinaus gegangen war, faßte sie die Gans beim Flügel aber Finger und Hand blieben ihr daran fest hängen. Bald hernach kam die zweite und hatte keinen andern Gedanken, als sich eine goldene Feder zu holen, kaum aber hatte sie ihre Schwester angerührt, so blieb sie fest hängen. Endlich kam auch die dritte in der gleichen Absicht. Da schrien die andern: "Bleib weg, um Himmels Willen bleib weg!" Aber sie begriff nicht, warum sie wegbleiben sollte, dachte: Sind die dabei so kann ich auch dabeisein und sprang hinzu, und wie sie ihre Schwester angerührt hatte, so blieb sie an ihr hängen. So mußten sie die Nacht bei der Ganz zubringen.
Am anderen Morgen nahm der Dummling die Gans in den Arm ging fort und kümmerte sich nicht um die drei Mädchen, die daran hingen. Sie mußten immer hinter im dreinlaufen, links und rechts, wie's ihm in die Beine kam. Mitten auf dem Felde begegnete ihnen der Pfarrer, und als er den Aufzug sah, sprach er: "Schämt euch, ihr garstigen Mädchen, was lauft ihr dem jungen Bursch durchs Feld nach, schickt sich das?" Damit faßte er die jüngste an der Hand und wollte sie zurückziehen, wie er sie aber anrührte, blieb er gleichfalls hängen und mußte selber hinterdreinlaufen. Nicht lange, so kam der Küster daher und sah den Herrn Pfarrer, der drei Mädchen auf dem Fuß folgte. Da verwunderte er sich und rief: "Ei, Herr Pfarrer, wohinaus so geschwind? vergeßt nicht, daß wir heute noch eine Kindtaufe haben." Lief auf ihn zu und faßte ihn am Ärmel, blieb aber auch fest hängen. Wie die fünf so hintereinander hertrabten, kamen zwei Bauern mit ihren Hacken vom Felde. Da rief der Pfarrer sie an und bat, sie möchten ihn und den Küster losmachen. Kaum aber hatten sie den Küster angerührt, so blieben sie hängen, und waren ihrer nun siebene, die dem Dummling mit der Gans nachliefen.
Er kam darauf in eine Stadt; da herrschte ein König, der hatte eine Tochter, die war so ernsthaft, daß sie niemand zum Lachen bringen konnte. Darum hatte er ein Gesetz gegeben, wer sie könnte zum Lachen bringen, der sollte sie heiraten. Der Dummling, als er das hörte, ging mit seiner Gans und ihrem Anhang vor die Königstochter, und als diese die sieben Menschen immer hintereinander herlaufen sah, fing sie überlaut an zu lachen und wollte gar nicht wieder aufhören.
Da verlangte sie der Dummling zur Braut, aber dem König gefiel der Schwiegersohn nicht, er machte allerlei Einwendungen und sagte, er müßte ihm erst einen Mann bringen, der einen Keller voll Wein austrinken könne. Der Dummling dachte an das graue Männchen, das könnte ihm wohl helfen, ging hinaus in den Wald, und auf der Stelle, wo er den Baum abgehauen hatte, sah er einen Mann sitzen, der machte ein ganz betrübtes Gesicht. Der Dummling fragte, was er sich so sehr zu Herzen nähme. Da antwortete er: "Ich habe so großen Durst und kann ihn nicht löschen, das kalte Wasser vertrage ich nicht, ein Faß Wein habe ich zwar ausgeleert, aber was ist ein Tropfen auf einen heißen Stein?" - "Da kann ich dir helfen," sagte der Dummling, "komm nur mit mir, du sollst satt haben!" Er führte ihn darauf in des Königs Keller, und der Mann machte sich über die großen Fässer, trank und trank, daß ihm die Hüften weh taten, und ehe ein Tag herum war, hatte er den ganzen Keller ausgetrunken.
Der Dummling verlangte abermals seine Braut, der König aber ärgerte sich, daß ein schlechter Bursch, den jedermann einen Dummling nannte, seine Tochter davontragen sollte, und machte neue Bedingungen: Er müßte erst einen Mann schaffen, der einen Berg voll Brot aufessen könnte. Der Dummling besann sich nicht lange, sondern ging gleich hinaus in den Wald. Da saß auf demselben Platz ein Mann, der schnürte sich den Leib mit einem Riemen zusammen, machte ein grämliches Gesicht und sagte: "Ich habe einen ganzen Backofen voll Raspelbrot gegessen, aber was hilft das, wenn man so großen Hunger hat wie ich. Mein Magen bleibt leer, und ich muß ihn zuschnüren, wenn ich nicht Hungers sterben soll." Der Dummling war froh darüber und sprach: "Mach dich auf und geh mit mir, du sollst dich satt essen!" Er führte ihn an den Hof des Königs, der hatte alles Mehl aus dem ganzen Reich zusammenfahren und einen ungeheuren Berg davon bauen lassen; der Mann aber aus dem Walde stellte sich davor, fing an zu essen, und in einem Tag war der ganze Berg verschwunden. Der Dummling forderte zum drittenmal seine Braut. Der König aber suchte noch einmal Ausflucht und verlangte ein Schiff, das zu Land und zu Wasser fahren könnt. "Sowie du aber damit angesegelt kommst," sagte er, "sollst du gleich meine Tochter zur Gemahlin haben." Der Dummling ging geraden Weges in den Wald, da saß das alte, graue Männchen, dem er seinen Kuchen gegeben hatte, und sagte: "Ich habe für dich getrunken und gegessen, ich will dir auch das Schiff geben; das alles tu ich, weil du barmherzig gegen mich gewesen bist" Da gab er ihm das Schiff, das zu Land und zu Wasser fuhr, und als der König das sah, konnte er ihm seine Tochter nicht länger vorenthalten.
Die Hochzeit ward gefeiert; nach des Königs Tod erbte der Dummling das Reich und lebte lange Zeit vergnügt mit seiner Gemahlin.