ハンスの嫁取り


Chú Hans lấy vợ


昔、ハンスという名の若い農夫がいて、叔父さんが金持ちの嫁さんを見つけてあげたいと思いました。それでハンスをストーブの後ろに座らせ、ストーブをとても熱くしました。それから鍋にいっぱいのミルクとたくさんの白パンをとってきて、ピカピカの新しいファージング硬貨を手に持たせ、「ハンス、そのファージングをしっかり握って、白パンをミルクに砕いて入れなよ。そして今いるところにいるんだ。おれが戻るまで動くなよ。」と言いました。「うん、全部やるよ。」とハンスは言いました。それから、叔父さんはパッチ(つぎはぎ)のついた古いズボンをはき、隣村の金持ちの農夫の娘のところに行きました。そして、「私の甥のハンスと結婚しないかね?あなたにぴったりの正直で分別のある男だよ。」と言いました。欲張りな父親が「財産についてはどうかね?砕いて入れるパンはあるかね(注)?」と尋ねました。
「ねえ、あなた、うちの若い甥は心地よいベッドがあるし、手に素晴らしいお金をもってるし、砕くたくさんのパンももっていますよ。それに私と同じくらいたくさんのパッチもありますよ。」と叔父さんは答えて、話しながらズボンのパッチ(つぎはぎ)をたたきました。しかしその地方では小さな土地の区画もまたパッチと呼ばれていました。「お手数をおかけしますが私と一緒に家へ来て見れば、すぐに私が言った通りだとわかりますよ。」すると欲張りはこの良い機会を失いたくなくて、「そういうことなら、これ以上結婚に反対して言うことはないよ。」と言いました。
それで決められた日取りで結婚式が祝われました。そして若い妻が花婿の財産を見ようと家から外へ出たとき、ハンスは礼服を脱ぎ、パッチのついた仕事着を着て、「上等な服をだめにするかもしれないからな。」と言いました。それから一緒にでかけて、ブドウ畑が見えたり畑や草地が区切られているところをどこでも指差し、仕事着の大小のパッチをたたきながら、「そのパッチはおれので、それもそうだ。おまえ、よく見てごらんよ。」と、妻が広い土地を見ないで、自分の服を、それが自分のものだから、見るべきだという意味で、ハンスは言いました。
「あなたも結婚式に出たの?」「ああ、確かにでたよ。正装してね。頭飾りは雪だったけど、お日様がでると溶けちゃったね。上着はクモの巣でできていて、イバラを通ったら破れてとれちゃった。靴はガラスでできていたんだが、石の上を歩いたらカチンと音がして、2つにわれちゃったよ。」
(注)俗語表現で「裕福なのかね」の意味らしい
Ngày xưa có một chàng trai nông dân tên là Hans. Người anh họ muốn hỏi cho chàng một cô vợ giàu có. Anh ta bảo chàng lại ngồi bên bếp lò đang đỏ lửa. Rồi anh đi lấy một xoong sữa và rất nhiều bánh mì trắng, nhét vào tay Hans một đồng Heller mới rập bóng nhoáng và dặn:
- Này chú Hans ạ! Chú nắm tay giữ chặt đồng Heller này, nhớ bẻ vụn bánh mì trắng bỏ vào sữa, chú cứ ngồi đây đừng có đi đâu, chờ lúc tôi về đã.
Hans đáp:
- Vâng, tôi sẽ làm tất cả đúng như lời anh dặn.
Ông mối liền mặc một cái quần cũ kỹ vá hàng chục mảnh đi đến nhà chị nông dân giàu ở làng bên để thưa chuyện:
- Cô có bằng lòng lấy chú em họ tôi tên là Hans không? Thế nào cô cũng vừa ý với người chồng mình: chú ấy cần cù chịu khó, khôn ngoan lắm.
Vốn tính keo kiệt hám của nên bố chị ta liền hỏi:
- Chú ta có của cải gì không? Liệu chú ấy có của ăn của để không?
Ông mối đáp:
- Thưa bác, chú em họ tôi cũng khá giả, chú nó đang ngồi sưởi ấm bên lò, tay cầm một đồng xu mới nom đẹp làm sao, nhà chú ấy có của ăn của để, ruộng vườn nhiều không kém gì số miếng vá trên quần tôi đâu!
Rồi ông mối vỗ vào chiếc quần vá hàng chục mảnh của mình và nói tiếp:
- Nếu bác chịu khó cất công đi với tôi thì có thể trông thấy tận mắt là mọi điều đều đúng như lời tôi nói.
Bác keo kiệt không muốn lỡ dịp may nên nói ngay:
- Nếu quả chú ấy khá giả như vậy thì tôi thấy việc cưới xin như vậy là thuận cả đôi bên.
Đúng ngày hẹn lễ cưới được tổ chức. Khi cô dâu trẻ định ra đồng xem ruộng đất của chú rể thì chú liền cởi chiếc áo đẹp ra và khoác một chiếc tạp dề vá hàng chục mảnh vào, rồi nói:
- Anh sợ làm bẩn chiếc áo cưới đẹp này.
Hai người đi ra đồng. Dọc đường, mỗi lần có đồng nho hoặc ruộng lúa, rồi kế tiếp là đồng cỏ là Hans lại vỗ tay chỉ vào mảnh vá to hay nhỏ ở tạp dề của mình mà nói:
- Miếng này của tôi, cả miếng kia nữa, em có thấy không toàn là của cải của anh cả. Cứ nhìn thì thấy đấy!
Thực ra chú rể có ý bảo cô dâu khỏi phải mỏi mắt nhìn cánh đồng bao la, cứ nhìn cái tạp dề ấy, cái ấy mới chính là của riêng của chú rể.
- Thế bạn có dự đám cưới không đấy?
- Có chứ, tôi cũng có mặt trong buổi cưới, ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Đầu đội mũ tuyết, bỗng nhiên trời nắng chang chang làm tuyết tan ra nước. Áo tôi mặc dệt bằng sợi màng nhền nhện, tôi đi qua bụi cây bị gai móc hết. Tôi đi giầy thủy tinh, không may tôi đi vấp phải đá, và "choang"! Giầy vỡ làm đôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng