El judío en el espino


Ba điều ước


Érase una vez un hombre muy rico que tenía un criado, el cual lo servía con diligencia y honradez; todas las mañanas era el primero en levantarse, y por la noche, el último en acostarse; cuando se presentaba algún trabajo pesado del que todos huían, allí acudía él de buena gana. Jamás se quejaba, sino que siempre se le veía alegre y contento. Terminado su año de servicio, su amo no le pagó soldada alguna, pensando: "Es lo mejor que puedo hacer; de este modo ahorraré algo, y él no se marchará, sino que continuará sirviéndome". El mozo no reclamó nada, trabajó un segundo año con la misma asiduidad que el primero, y cuando, al término del plazo, vio que tampoco le pagaban, resignóse y siguió trabajando. Transcurrido el tercer año, el amo reflexionó unos momentos y se metió la mano en el bolsillo; pero volvió a sacarla vacía. Entonces el criado, decidiéndose al fin, le dijo:
- Señor, os he estado sirviendo lealmente durante tres años; espero, pues, que sepáis pagarme lo que en derecho me corresponde. Deseo ir a correr mundo.
- Sí, mi buen criado - respondióle el avaro -, me has servido asiduamente y te recompensaré con equidad - y, metiendo de nuevo mano en el bolsillo, dio tres cuartos al criado.
- Ahí tienes, a razón de cuarto por año; es una buena paga, y generosa; pocos amos te lo darían.
El buen mozo, que entendía poco de dinero, embolsó su capital, pensando: "Tengo buenas monedas en el bolsillo; no habré de preocuparme ni hacer trabajos pesados".
Y marchóse, monte arriba y monte abajo, cantando y brincando alegremente. Al pasar por unas malezas, salió de entre ellas un enano y le dijo:
- ¿Adónde vas, hermano Alegre? Por lo que veo, no te pesan mucho las preocupaciones.
- ¿Y por qué he de estar triste? - respondió el mozo -. Llevo el bolso bien provisto, con el salario de tres años.
- ¿Y a cuánto asciende tu riqueza? - inquirió el hombrecillo.
- ¿A cuánto? A tres cuartos, contantes y sonantes.
- Oye - dijo el enano -, yo soy pobre y estoy necesitado; regálame tus tres cuartos. No puedo trabajar, mientras que tú eres joven, y te será fácil ganarte el pan.
El mozo tenía buen corazón; se compadeció del hombrecillo y le alargó las tres monedas, diciéndole:
- Sea en nombre de Dios. De un modo u otro saldré de apuros.
Y entonces le dijo el enanito:
- Puesto que tienes buen corazón, te concedo tres gracias, una por cada cuarto; pide, y te serán otorgadas.
- ¡Vaya! - exclamó el mozo -; ¡conque tú eres de esos que entienden en hechizos! Pues bien, lo primero que deseo es una cerbatana que nunca falle la puntería; luego un violín que, mientras lo toque, haga bailar a cuantos lo oigan; y en tercer lugar, deseo que, cuando dirija un ruego a alguien, no pueda éste dejar de satisfacerlo.
- Todo eso tendrás - dijo el hombrecillo, y, metiendo mano en la maleza, ¡quién lo hubiera pensado!, sacó el violín y la cerbatana, como si los tuviese preparados de antemano. Dando los objetos al mozo, le dijo:
- Cualquier cosa que pidas, ningún ser humano podrá negártela.
"¿Qué más ambicionas corazón?", pensó el mozo mientras reemprendía su camino. Al poco rato encontróse con un judío, de larga barba de chivo; se había parado a escuchar el canto de un pájaro posado en la rama más alta de un árbol.
- ¡Es un milagro de Dios - exclamó - que un animalito tan pequeño tenga una voz tan poderosa! ¡Ah, si fuese mío! ¡Quién pudiera echarle sal en el rabo!
- Si no es más que esto - dijo el mozo -, pronto habré hecho bajar al pájaro -y, apuntándole con la cerbatana, al instante cayó el animalito en medio de los espinos.
- ¡Anda, bribón! - dijo al judío -; ¡saca el pájaro de ahí!
- A fe mía que lo haré - replicó éste -. ¡Quien no cuida de su hacienda, se la lleva el diablo! Recogeré el pájaro, puesto que lo has acertado - y, tendiéndose en el suelo, introdújose a rastras por entre los zarzales. Cuando estaba ya en medio de los espinos, ocurriósele al buen mozo la idea de jugarle una mala pasada y, descolgándose el violín, se puso a tocar. Inmediatamente, el judío, levantando las piernas, se puso a bailar, y cuanto más rascaba el músico, más se animaba la danza. Pero los espinos le rompían sus deshilachadas ropas, le peinaban la barba de chivo y le desgarraban la piel de todo el cuerpo.
- ¡Eh! - exclamó el judío-, ¡a qué sales ahora con tu música! Deja ya el violín, que no tengo ganas de bailar.
Pero el mozo siguió rasca que te rasca, pensando: "¡Bastante has desollado tú a la gente; verás cómo el espino te desuella ahora a ti!", y continúo tocando con mayores bríos. Redoblaron los saltos y brincos del judío, cuyos vestidos, desgarrados por las espinas, se quedaban colgando, en pingajos, de la zarza.
- ¡Basta, basta! - gritaba el hombre -. Te daré lo que quieras, con tal que dejes de tocar. ¡Una bolsa llena de oro!
- Si tan generoso eres - replicó el mozo -, dejaré de tocar; una cosa he de reconocer, sin embargo, y es que bailas que es un primor - y, cogiendo la bolsa, prosiguió su camino.
El judío se quedó parado, siguiéndolo con la vista y sin chistar hasta que el mozo hubo desaparecido en la lejanía. Entonces se puso a gritar con todas sus fuerzas:
- ¡Músico miserable, violinista de taberna, espera a que te atrape! ¡Te juro que correrás hasta que te quedes sin suelas! ¡Pelagatos, muerto de hambre, que no vales dos ochavos! - y siguió escupiendo todos los improperios que le vinieron a la boca. Una vez se hubo desahogado un poco, corrió a la ciudad y se presentó al juez:
- ¡Señor juez, justicia pido! Un desalmado me ha robado en mitad del camino y me ha dejado como veis. ¡Hasta las piedras se compadecerían! Los vestidos rotos, todo el cuerpo arañado y maltrecho. ¡Mi pobre dinero robado, con bolsa y todo! Ducados de oro eran, si uno hermoso, el otro más. Por amor de Dios, mandad que prendan al ladrón.
- ¿Fue acaso un soldado que la emprendió contigo a sablazos? - preguntóle el juez.
- ¡Dios nos guarde! - respondió el judío -; ni siquiera llevaba una mala espada; sólo una cerbatana y un violín colgado del cuello; el muy bribón es fácil de reconocer.
El juez envió a sus hombres en persecución del culpable. No tardaron en alcanzar al muchacho, que caminaba sin prisa, y le encontraron la bolsa con el dinero. Llevado ante el tribunal, dijo:
- Yo no he tocado al judío ni le he quitado el dinero; fue él quien me lo ofreció voluntariamente, para que dejase de tocar el violín, pues parece que mi música no le gustaba.
- ¡Dios nos guarde! - exclamó el judío -. Éste caza las mentiras como moscas en la pared.
Tampoco el juez quiso creerlo, y dijo:
- Muy mala es esta excusa; ningún judío haría tal cosa -, y, considerando que se trataba de un delito de asalto y robo en la vía pública, condenó al mozo a la horca. Cuando ya lo conducían al suplicio, el judío no cesaba de gritarle:
- ¡Haragán, músico de pega! ¡Ahora recibirás tu merecido!
El condenado subió tranquilamente las escaleras del cadalso junto con el verdugo; pero, al llegar arriba, volvióse para decir al juez:
- Concededme una gracia antes de morir.
- De acuerdo - respondió el juez -, con tal de que no sea la vida.
- No pediré la vida - replicó el mozo -, sino sólo que me permitáis tocar el violín por última vez.
El judío puso el grito en el cielo:
- ¡Por amor de Dios, no se lo permitáis, no se lo permitáis!
Pero el juez dijo:
- ¿Y por qué no he concederle este breve placer? Tiene derecho a ello, y no hay porque privárselo.
Por otra parte no se podía negar, si recordamos el don que había sido otorgado al mozo. Gritó entonces el judío:
- ¡Ay de mí! ¡Atadme, atadme fuerte!
Entretanto, el buen mozo se descolgó el violín y se puso a tocar. A la primera nota, todo el mundo empezó a menearse y oscilar: el juez, el escribano y los alguaciles; y la cuerda se cayó de la mano del que se disponía a amarrar al judío. A la segunda nota, levantaron todos las piernas, y el verdugo, soltando al reo, inició también la danza; a la tercera, todo el mundo estaba ya saltando: el juez y el judío en primer término, y con el mayor entusiasmo. A los pocos momentos bailaba toda la gente que la curiosidad había congregado en la plaza: viejos y jóvenes, gordos y flacos, en enorme confusión. Hasta los perros que habían acudido saltaban sobre las patas traseras. Y cuanto más tocaba, tanto mayores eran los brincos de los bailadores, que, dándose unos a otros de cabezadas, empezaron a gritar lamentablemente. Al fin el juez, jadeante, levantó la voz:
- ¡Te perdono la vida si dejas de tocar!
El buen mozo, compadecido, interrumpió la música y, colgándose el violín del cuello, descendió las escaleras del patíbulo. Acercándose al judío que, tendido en tierra, trataba de recobrar el aliento, le dijo:
- ¡Bribón, confiesa ahora de dónde sacaste este dinero o vuelvo a coger el violín!
- ¡Lo he robado, lo he robado - exclamó el judío -, mientras que tú lo ganaste honradamente!
Y el juez mandó que ahorcasen al judío por ladrón.
Ngày xửa ngày xưa, có một người nhà giàu. Ông ta có một người đầy tớ chăm chỉ, tận tâm với chủ. Ngày nào cũng vậy, anh là người đầu tiên ra khỏi nhà lúc trời sáng và tới đêm khuya là người cuối cùng đi ngủ. Có việc gì nặng nhọc không ai chịu làm, anh sẵn sàng nhận mà không bao giờ ca thán. Anh luôn luôn tỏ thái độ hài lòng và vui vẻ với mọi người.
Một năm đã trôi qua, nhưng chủ vẫn chưa trả cho anh công của năm đó. Chủ nghĩ:
- Tên này là đứa biết điều nhất, ta có thể lỡ đi được, nó cũng chẳng đi ở nơi khác, nó vẫn ở lại làm cho mình.
Người đày tớ kia vẫn lặng thinh, làm việc suốt năm thứ hai cũng chăm chỉ, tận tâm như năm thứ nhất. Cuối năm thứ hai, anh cũng chẳng nhận được tiền công. Anh cũng chẳng đả động gì tới chuyện đó và vẫn ở lại làm cho chủ.
Tới khi hết năm thứ ba, chủ cho tay vào túi làm như lấy tiền trả công, khi rút tay ra tay không, lúc ấy anh đầy tớ mới nói:
- Thưa ông chủ, tôi làm cật lực cho ông đã ba năm nay. Xin ông thương tình trả tiền công xứng đáng với sự tận tụy của tôi. Tôi muốn đi khắp đó đây để cho biết thiên hạ.
Ông chủ keo kiệt nói:
- Anh đã gắng sức làm cho ta, vậy cũng phải nhận tiền thưởng xứng đáng chứ.
Chủ cho tay vào túi và lấy ra đếm từng đồng Heller một và nói:
- Ta trả cho anh mỗi năm một Heller. Ba năm ba đồng là lớn lắm đấy, chẳng có chủ nào trả nhiều và hậu như thế.
Người đầy tớ chẳng mấy khi tiêu tiền, nhận tiền từ tay chủ và nghĩ:
- Giờ thì mình cũng đầy túi tiền, chẳng còn gì phải lo nghĩ, mà cũng chẳng phải kêu ca làm nặng nhọc.
Anh lội suối trèo đèo, vừa đi vừa nhảy, ca hát. Khi anh đi qua một bụi cây, bỗng có người tí hon xuất hiện và gọi anh:
- Đi đâu vậy, anh bạn vui tính? Tôi thấy, hình như anh chẳng có gì để lo lắng cả.
Anh chàng người ở đáp:
- Sao tôi lại phải buồn nhỉ! Đầy túi, kêu rủng riểng toàn tiền là tiền. Tiền công ba năm đi làm đấy.
- Kho báu của anh là bao nhiêu? Người tí hon hỏi.
- Bao nhiêu à? Ba đồng Heller, tôi đếm đúng như vậy.
Người tí hon nói:
- Này anh bạn, tôi già nua khốn khổ, anh cho tôi ba đồng Heller đi.
Tôi chẳng làm được gì để sống, anh còn trẻ khỏe nên làm gì cũng sống được. Anh chàng người ở vốn tốt bụng, hay thương người nên sẵn lòng đưa cho người tí hon ba đồng Heller và nói:
- Nhờ trời, tôi cũng chẳng đến nỗi túng thiếu.
Người tí hon liền nói:
- Anh tốt bụng thương người. Anh cho tôi ba đồng Heller, tôi tặng anh ba điều ước, ước gì được nấy.
Anh người ở vui mừng reo:
- A ha, anh đúng là người với tay tới tận trời xanh. Nếu ước được, tôi ước có ống xì đồng thổi chim, thổi đâu trúng đó. Thứ đến tôi ước có cây vĩ cầm, mỗi khi tôi chơi đàn thì tất cả mọi thứ đều nhảy múa. Điều thứ ba là không ai từ chối tôi, mỗi khi tôi yêu cầu họ.
Người tí hon nói:
- Những điều đó anh sẽ có!
Nói xong, người tí hon sờ tay vào bụi cây. Người ta có cảm tưởng những thứ chàng trai người ở ước muốn đã được sắp đặt từ trước, giờ chúng ở ngay trước mắt chàng, người tí hon cầm đưa chàng và nói:
- Mỗi khi anh có điều gì yêu cầu thì chẳng có ai chối từ cả.
Anh chàng người ở tự nhủ:
- Tuyệt vời, còn mong muốn gì nữa!
Anh lại tiếp tục lên đường. Lát sau anh gặp một người Do Thái có bộ râu dê rất dài. Người này đang đứng lắng nghe tiếng chim hót, con chim đang đậu trên ngọn cây. Người này nói:
- Tạo hóa sinh ra sao mà tuyệt vời, con chim nhỏ xíu mà có giọng hót lanh lảnh vang xa! Không biết có ai có thể giúp mình bắn nó không nhỉ?
Anh chàng người ở nói:
- Nếu chẳng có chuyện gì thì chim rơi ngay bây giờ cho coi.
Chàng dương ống xì đồng thổi trúng, chim rơi xuống bụi cây gai. Chàng bảo người Do Thái:
- Này anh kia, chui vào bụi lấy chim đi.
Người Do Thái nói:
- Để tôi lách vào xem chim bị anh bắn trúng vào đâu.
Người Do Thái kia trườn mình vào giữa bụi cây. Đúng lúc đó, anh chàng người ở hứng chí lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Lập tức người Do Thái kia bật đứng dậy và nhảy. Đàn đánh càng du dương, người Do Thái kia nhảy càng sôi động hơn. Gai kéo níu rách hết áo quần, gai làm chòm râu dê tơi tả, gai đâm tê tái khắp người. Lúc bấy giờ, người Do Thái kia kêu la:
- Đánh đàn gì mà kỳ vậy. Xin đừng chơi đàn nữa, tôi có thích nhảy đâu.
Chàng trai người ở cứ chơi đàn tiếp tục, trong bụng nghĩ:
- Ngươi lừa đảo nhiều người rồi. Gai đâm để cho ngươi nhớ đời.
Rồi chàng chơi càng hăng say hơn trước. Người Do Thái kia nhảy càng cao và hăng hơn trước đến nỗi quần áo rách nát từng mảnh và dính treo lơ lửng trong bụi gai. Người đó la:
- Ối trời ơi, đau quá. Xin tha cho tôi, tôi xin nộp túi vàng này.
Chàng trai người ở nói:
- Nếu ngươi hào phóng như vậy thì ta ngưng chơi nhạc. Ta cũng khen ngươi nhảy khá đấy.
Rồi chàng cầm túi vàng và tiếp tục lên đường.
Đợi đến khi chàng trai đi đã xa khuất khỏi tầm mắt nhìn, lúc bấy giờ người Do Thái kia mới la tướng lên:
- Quân nhạc sĩ lang thang khốn kiếp, đồ gảy đàn ăn xin, cứ đợi đấy, ta sẽ tóm được ngươi. Ta sẽ dần cho ngươi biết tay ta, ta đánh ngươi nhừ tử.
Đồ khốn nạn, ngươi sẽ biết thế nào là xu và tiền vàng.
Người Do Thái kia chửi một thôi một hồi. Khi đã lấy lại sức, người Do Thái kia tới thành phố gặp quan tòa. Hắn nói:
- Thưa quan tòa, ngay giữa đường cái quan, ngay giữa ban ngày mà có tên khốn kiếp nó dám cướp của, đánh người. Đá cũng phải thấy xót xa! Nó đánh tôi tơi tả quần áo, khắp người toàn những vết thương, rồi lấy đi túi tiền toàn những đồng Dukaten sáng loáng, đồng nào cũng đẹp ơi là đẹp. Lạy trời, hãy tóm cổ nó cho vào ngục tối!
Quan tòa hỏi:
- Có phải lính không? Nó đã dùng kiếm đâm anh phải không?
Người Do Thái đáp:
- Có trời chứng giám. Hắn chẳng có dao, kiếm gì cả. Hắn đeo một ống xì đồng và một cây đàn vĩ cầm. Tên tội phạm ấy rất dễ nhận mặt.
Quan tòa cho lính đi lùng bắt. Họ tìm ra ngay anh chàng người ở tốt bụng kia. Họ cũng thấy anh ta dắt trong người túi tiền.
Anh chàng người ở bị đưa ra tòa xét xử. Anh thưa:
- Tôi không hề chạm vào thân thể người Do Thái kia. Tôi cũng chẳng cướp túi tiền của hắn. Hắn nói, nếu tôi ngưng kéo vĩ cầm, hắn sẽ cho tôi túi tiền.
Người Do Thái la lớn:
- Có trời chứng giám! Giờ nó lại dối trá như lũ ruồi bẩn thỉu.
Quan tòa không tin lời anh chàng người ở và nói:
- Giữa đường cái quan mà dám ăn cướp. Đem treo cổ! Điều đó không thể tha thứ được!
Khi chàng người ở bị dẫn ra pháp trường, người Do Thái kia còn nói lớn:
- Quân hỗn như gấu! Đồ nhạc sĩ lang thang chó chết, giờ thì mày được thưởng xứng công nhe!
Chàng người ở lặng lẽ theo bước người đao phủ, khi bước lên bục cuối cùng, chàng quay người lại nói với quan tòa:
- Xin cho tôi được nói yêu cầu trước khi chết.
Quan tòa nói:
- Chỉ có xin tha chết là không được!
Chàng người ở nói:
- Tôi không xin tha chết. Tôi xin được chơi đàn vĩ cầm lần cuối.
Người Do Thái kia bỗng thét lên:
- Cầu trời, đừng cho phép nó chơi đàn, đừng cho phép nó chơi đàn!
Quan tòa phán:
- Tại sao lại không cho nó được hưởng giây lát sung sướng. Điều đó ta cho phép!
Nhưng làm sao chối từ được, đấy là một trong ba điều ước mà chàng người ở có.
Người Do Thái kia lại la lớn:
- Hãy trói tôi lại, hãy trói chặt tôi lại!
Chàng người ở tốt bụng lấy đàn vĩ cầm ra chơi. Tiếng đàn du dương vừa mới vang lên thì mọi người đều rục rịch, rồi quan tòa, thơ ký cùng các nhân viên tòa án đều đung đưa chân bắt đầu nhảy, tên đao phủ buông thòng lọng khỏi chàng người ở. Tiếng đàn càng rộn vang mọi người càng nhảy hăng say hơn trước. Quan tòa và người Do Thái kia đứng đầu hàng và nhảy hăng say nhất. Rồi tất cả những người tò mò tới xem hành hình cũng nhộn nhịp nhảy múa, già trẻ, béo gầy đều nhảy, rồi chó đứng quanh cũng chân thấp chân cao như muốn cùng nhảy với mọi người. Chàng chơi càng lâu mọi người càng nhảy tứ tung đến mức họ cụng đầu vào nhau tới mức đau điếng phải ca thán. Cuối cùng quan tòa thấy mình gần hụt hơi vì nhảy, ông nói:
- Ta tha chết cho ngươi. Hãy ngưng chơi đàn!
Chàng người ở tốt bụng ngưng chơi đàn, đeo đàn vào người và bước khỏi bục treo cổ. Chàng bước tới chỗ tên Do Thái và hỏi:
- Quân lừa đảo! Nói ngay, ngươi lấy ở đâu ra tiền! Bằng không ta lại lấy đàn ra chơi.
Tên Do Thái đang nằm lăn dưới đất, ráng lấy sức hít thở, nghe nói vậy, hắn khai:
- Tiền ấy là tiền tôi ăn cắp.
Quan tòa liền cho dẫn tên Do Thái lên bục và hạ lệnh treo cổ tên ăn cắp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng