Der Königssohn, der sich vor nichts fürchtet


Chàng hoàng tử không biết sợ


Es war einmal ein Königssohn, dem gefiels nicht mehr daheim in seines Vaters Haus, und weil er vor nichts Furcht hatte, so dachte er 'ich will in die weite Welt gehen, da wird mir Zeit und Weile nicht lang, und ich werde wunderliche Dinge genug sehen.' Also nahm er von seinen Eltern Abschied und ging fort, immerzu, von Morgen bis Abend, und es war ihm einerlei, wo hinaus ihn der Weg führte. Es trug sich zu, daß er vor eines Riesen Haus kam, und weil er müde war, setzte er sich vor die Türe und ruhte. Und als er seine Augen so hin- und hergehen ließ, sah er auf dem Hof des Riesenspielwerk liegen: das waren ein paar mächtige Kugeln und Kegel, so groß als ein Mensch. Über ein Weilchen bekam er Lust, stellte die Kegel auf und schob mit den Kugeln danach, schrie und rief, wenn die Kegel fielen, und war guter Dinge. Der Riese hörte den Lärm, streckte seinen Kopf zum Fenster heraus und erblickte einen Menschen, der nicht größer war als andere, und doch mit seinen Kegeln spielte. 'Würmchen,' rief er, 'was kegelst du mit meinen Kegeln? wer hat dir die Stärke dazu gegeben?' Der Königssohn schaute auf, sah den Riesen an und sprach 'o du Klotz, du meinst wohl, du hättest allein starke Arme? ich kann alles, wozu ich Lust habe.' Der Riese kam herab, sah dem Kegeln ganz verwundert zu und sprach 'Menschenkind, wenn du der Art bist, so geh und hol mir einen Apfel vom Baum des Lebens.' 'Was willst du damit?' sprach der Königssohn. 'Ich will den Apfel nicht für mich,' antwortete der Riese, 'aber ich habe eine Braut, die verlangt danach; ich bin weit in der Welt umhergegangen und kann den Baum nicht finden.' 'Ich will ihn schon finden,' sagte der Königssohn, 'und ich weiß nicht, was mich abhalten soll, den Apfel herunterzuholen.' Der Riese sprach 'du meinst wohl, das wäre so leicht? der Garten, worin der Baum steht, ist von einem eisernen Gitter umgeben, und vor dem Gitter liegen wilde Tiere, eins neben dem andern, die halten Wache und lassen keinen Menschen hinein.' 'Mich werden sie schon einlassen,' sagte der Königssohn. 'Ja, gelangst du auch in den Garten und siehst den Apfel am Baum hängen, so ist er doch noch nicht dein: es hängt ein Ring davor, durch den muß einer die Hand stecken, wenn er den Apfel erreichen und abbrechen will, und das ist noch keinem geglückt.' 'Mir solls schon glücken,' sprach der Königssohn.
Da nahm er Abschied von dem Riesen, ging fort über Berg und Tal, durch Felder und Wälder, bis er endlich den Wundergarten fand. Die Tiere lagen ringsumher, aber sie hatten die Köpfe gesenkt und schliefen. Sie erwachten auch nicht, als er herankam, sondern er trat über sie weg, stieg über das Gitter und kam glücklich in den Garten. Da stand mitten inne der Baum des Lebens, und die roten Äpfel leuchteten an den listen. Er kletterte an dem Stamm in die Höhe, und wie er nach einem Apfel reichen wollte, sah er einen Ring davor hängen, aber er steckte seine Hand ohne Mühe hindurch und brach den Apfel. Der Ring schloß sich fest an seinen Arm, und er fühlte, wie auf einmal eine gewaltige Kraft durch seine Adern drang. Als er mit dem Apfel von dem Baum wieder herabgestiegen war, wollte er nicht über das Gitter klettern, sondern faßte das große Tor und brauchte nur einmal daran zu schütteln, so sprang es mit Krachen auf. Da ging er hinaus, und der Löwe, der davor gelegen hatte, war wach geworden und sprang ihm nach, aber nicht in Wut und Wildheit, sondern er folgte ihm demütig als seinem Herrn.
Der Königssohn brachte dem Riesen den versprochenen Apfel und sprach 'siehst du, ich habe ihn ohne Mühe geholt.' Der Riese war froh, daß sein Wunsch so bald erfüllt war, eilte zu seiner Braut und gab ihr den Apfel, den sie verlangt hatte. Es war eine schöne und kluge Jungfrau, und da sie den Ring nicht an seinem Arm sah, sprach sie 'ich glaube nicht eher, daß du den Apfel geholt hast, als bis ich den Ring an deinem Arm erblicke.' Der Riese sagte 'ich brauche nur heim zu gehen und ihn zu holen,' und meinte, es wäre ein leichtes, dem schwachen Menschen mit Gewalt wegzunehmen, was er nicht gutwillig geben wollte. Er forderte also den Ring von ihm, aber der Königssohn weigerte sich, 'Wo der Apfel ist, muß auch der Ring sein,' sprach der Riese, 'gibst du ihn nicht gutwillig, so mußt du mit mir darum kämpfen.'
Sie rangen lange Zeit miteinander, aber der Riese konnte dem Königssohn, den die Zauberkraft des Ringes stärkte, nichts anhaben. Da sann der Riese auf eine List und sprach 'mir ist warm geworden bei dem Kampf, und dir auch, wir wollen im Flusse baden und uns abkühlen, eh wir wieder anfangen.' Der Königssohn, der von Falschheit nichts wußte, ging mit ihm zu dem Wasser, streifte mit seinen Kleidern auch den Ring vom Arm und sprang in den Fluß. Alsbald griff der Riese nach dem Ring und lief damit fort, aber der Löwe, der den Diebstahl bemerkt hatte, setzte dem Riesen nach, riß den Ring ihm aus der Hand und brachte ihn seinem Herrn zurück. Da stellte sich der Riese hinter einen Eichbaum, und als der Königssohn beschäftigt war, seine Kleider wieder anzuziehen, überfiel er ihn und stach ihm beide Augen aus.
Nun stand da der arme Königssohn, war blind und wußte sich nicht zu helfen. Da kam der Riese wieder herbei, faßte ihn bei der Hand wie jemand, der ihn leiten wollte, und führte ihn auf die Spitze eines hohen Felsens. Dann ließ er ihn stehen und dachte 'noch ein paar Schritte weiter, so stürzt er sich tot, und ich kann ihm den Ring abziehen.' Aber der treue Löwe hatte seinen Herrn nicht verlassen, hielt ihn am Kleide fest und zog ihn allmählich wieder zurück. Als der Riese kam und den Toten berauben wollte, sah er, daß seine List vergeblich gewesen war. 'Ist denn ein so schwaches Menschenkind nicht zu verderben!' sprach er zornig zu sich selbst, faßte den Königssohn und führte ihn auf einem andern Weg nochmals zu dem Abgrund: aber der Löwe, der die böse Absicht merkte, half seinem Herrn auch hier aus der Gefahr. Als sie nahe zum Rand gekommen waren, ließ der Riese die Hand des Blinden fahren und wollte ihn allein zurücklassen, aber der Löwe stieß den Riesen, daß er hinabstürzte und zerschmettert auf den Boden fiel.
Das treue Tier zog seinen Herrn wieder von dem Abgrund zurück und leitete ihn zu einem Baum, an dem ein klarer Bach floß. Der Königssohn setzte sich da nieder, der Löwe aber legte sich und spritzte mit seiner Tatze ihm das Wasser ins Antlitz. Kaum hatten ein paar Tröpfchen die Augenhöhlen benetzt, so konnte er wieder etwas sehen und bemerkte ein Vöglein, das flog ganz nah vorbei, stieß sich aber an einem Baumstamm: hierauf ließ es sich in das Wasser herab und badete sich darin, dann flog es auf, strich ohne anzustoßen zwischen den Bäumen hin, als hätte es sein Gesicht wiederbekommen. Da erkannte der Königssohn den Wink Gottes, neigte sich herab zu dem Wasser und wusch und badete sich darin das Gesicht. Und als er sich aufrichtete, hatte er seine Augen wieder so hell und rein, wie sie nie gewesen waren.
Der Königssohn dankte Gott für die große Gnade und zog mit seinem Löwen weiter in der Welt herum. Nun trug es sich zu, daß er vor ein Schloß kam, welches verwünscht war. In dem Tor stand eine Jungfrau von schöner Gestalt und feinem Antlitz, aber sie war ganz schwarz. Sie redete ihn an und sprach 'ach könntest du mich erlösen aus dem bösen Zauber, der über mich geworfen ist.' 'Was soll ich tun?' sprach der Königssohn. Die Jungfrau antwortete 'drei Nächte mußt du in dem großen Saal des verwünschten Schlosses zubringen, aber es darf keine Furcht in dein Herz kommen. Wenn sie dich auf das ärgste quälen und du hältst es aus, ohne einen Laut von dir zu geben, so bin ich erlöst; das Leben dürfen sie dir nicht nehmen.' Da sprach der Königssohn 'ich fürchte mich nicht, ich wills mit Gottes Hilfe versuchen.' Also ging er fröhlich in das Schloß, und als es dunkel ward, setzte er sich in den großen Saal und wartete. Es war aber still bis Mitternacht, da fing plötzlich ein großer Lärm an, und aus allen Ecken und Winkeln kamen kleine Teufel herbei. Sie taten, als ob sie ihn nicht sähen, setzten sich mitten in die Stube, machten ein Feuer an und fingen an zu spielen. Wenn einer verlor, sprach er 'es ist nicht richtig, es ist einer da, der nicht zu uns gehört, der ist schuld, daß ich verliere.' 'Wart, ich komme, du hinter dem Ofen,' sagte ein anderer. Das Schreien ward immer größer, so daß es niemand ohne Schrecken hätte anhören können. Der Königssohn blieb ganz ruhig sitzen und hatte keine Furcht: doch endlich sprangen die Teufel von der Erde auf und fielen über ihn her, und es waren so viele, daß er sich ihrer nicht erwehren konnte. Sie zerrten ihn auf dem Boden herum, zwickten, stachen, schlugen und quälten ihn, aber er gab keinen Laut von sich. Gegen Morgen verschwanden sie, und er war so abgemattet, daß er kaum seine Glieder regen konnte: als aber der Tag anbrach, da trat die schwarze Jungfrau zu ihm herein. Sie trug in ihrer Hand eine kleine Flasche, worin Wasser des Lebens war, damit wusch sie ihn, und alsbald fühlte er, wie alle Schmerzen verschwanden und frische Kraft in seine Adern drang. Sie sprach 'eine Nacht hast du glücklich ausgehalten, aber noch zwei stehen dir bevor.' Da ging sie wieder weg, und im Weggehen bemerkte er, daß ihre Füße weiß geworden waren. In der folgenden Nacht kamen die Teufel und fingen ihr Spiel aufs neue an: sie fielen über den Königssohn her und schlugen ihn viel härter als in der vorigen Nacht, daß sein Leib voll Wunden war. Doch da er alles still ertrug, mußten sie von ihm lassen, und als die Morgenröte anbrach, erschien die Jungfrau und heilte ihn mit dem Lebenswasser. Und als sie wegging, sah er mit Freuden, daß sie schon weiß geworden war bis zu den Fingerspitzen. Nun hatte er nur noch eine Nacht auszuhalten, aber die war die schlimmste. Der Teufelsspuk kam wieder: 'bist du noch da?' schrien sie, 'du sollst gepeinigt werden, daß dir der Atem stehen bleibt.' Sie stachen und schlugen ihn, warfen ihn hin und her und zogen ihn an Armen und Beinen, als wollten sie ihn zerreißen: aber er duldete alles und gab keinen Laut von sich. Endlich verschwanden die Teufel, aber er lag da ohnmächtig und regte sich nicht: er konnte auch nicht die Augen aufheben, um die Jungfrau zu sehen, die hereinkam und ihn mit dem Wasser des Lebens benetzte und begoß. Aber auf einmal war er von allen Schmerzen befreit und fühlte sich frisch und gesund, als wäre er aus einem Schlaf erwacht, und wie er die Augen aufschlug, so sah er die Jungfrau neben sich stehen, die war schneeweiß und schön wie der helle Tag. 'Steh auf,' sprach sie, 'und schwing dein Schwert dreimal über die Treppe, so ist alles erlöst.' Und als er das getan hatte, da war das ganze Schloß vom Z auber befreit, und die Jungfrau war eine reiche Königstochter. Die Diener kamen und sagten, im großen Saale wäre die Tafel schon zubereitet und die Speisen aufgetragen. Da setzten sie sich nieder, aßen und tranken zusammen, und abends ward in großen Freuden die Hochzeit gefeiert.
Ngày xửa ngày xưa có một hoàng tử không thích sống ru rú ở trong hoàng cung. Chàng chẳng biết sợ là gì, chàng nghĩ: "Ta phải đi chu du thiên hạ, ta chẳng còn cảm thấy thời gian dài dằng dặc nữa. Ta sẽ biết được bao điều kỳ lạ."
Chàng xin vua cha cho đi. Chàng đi mải miết từ sáng sớm tinh mơ tới khi trời tối. Chàng cứ thẳng đường mà đi, cũng chẳng cần biết con đường dẫn tới đâu. Một hôm, đi đường mệt, chàng ngồi nghỉ ngay trước nhà một người khổng lồ. Nhìn ngó nghiêng chàng thấy trong sân nhà của người khổng lồ có đồ chơi: một vài quả cầu rất lớn, một vài con ki cao bằng người. Bỗng chàng nổi hứng muốn chơi, chàng dựng các con ki cho ngay ngắn, rồi lăn các quả cầu đụng vào các con ki. Mỗi khi thấy con ki đổ ngã chàng khoái chí reo hò. Nghe tiếng ồn ào, người khổng lồ ngoái cổ ra ngoài cửa sổ thấy một người đang chơi ki nên quát:
- Quân nhãi nhép, mày mà cũng chơi ki à? Sức đâu ra mà chơi những con ki to như vậy?
Hoàng tử ngẩng đầu lên, nhìn thấy người khổng lồ thì hỏi:
- Ô, ông người gỗ. Ông tưởng chỉ mình ông mới có cánh tay khỏe. Khi nổi hứng thì tôi có thể làm được tất cả.
Người khổng lồ bước ra, nhìn hoàng tử chơi ki thì hết sức ngạc nhiên và nói:
- Quân trẻ con, nhưng nếu mày là loại người như vậy thì hãy đi hái cho ta một trái táo trên cây trường sinh.
Hoàng tử hỏi:
- Ông cần táo để làm gì?
- Tôi muốn có táo không phải để cho tôi. Tôi có một người vợ chưa cưới. Cô ta muốn có táo. Tôi đã đi khắp trần gian nhưng không tìm thấy được cây trường sinh đó. - Người khổng lồ trả lời.
- Tôi sẽ tìm được cây đó, nhưng không biết việc hái táo có bị ngăn cản không?
- Anh tưởng dễ vào lắm đấy hả? Khu vườn có cây trường sinh có hàng rào sắt, toàn thú dữ nằm canh để không ai vào được bên trong.
Hoàng tử nói:
- Nhất định chúng để cho tôi vào trong vườn!
- Nếu như anh có vào được trong vườn, nhìn thấy táo ở trên cây thì cũng chẳng với tay hái được, vì mỗi cây có treo một cái vòng. Ai muốn hái táo thì phải thò được tay qua cái vòng, nhưng tới nay vẫn chưa có người nào làm được.
- Tôi sẽ là người làm việc đó. - Hoàng tử đáp.
Chàng chào từ biệt người khổng lồ, rồi lên đường. Chàng vượt núi cao vực sâu, băng qua đồng hoang và rừng rậm cho đến khi tìm cho bằng được vườn cây kỳ lạ. Khắp nơi xung quanh vườn cây toàn thú dữ nằm chúi đầu xuống mà ngủ. Khi chàng đến, chúng vẫn chưa thức giấc. Chàng bước qua mình chúng, vượt qua hàng rào, rồi vào trong vườn cây một cách an toàn. Ở giữa vườn là cây trường sinh. Những quả táo đỏ hồng tỏa sáng các cành cây. Chàng trèo lên cây định thò tay qua cái vòng để hái táo. Chiếc vòng thít chặt vào tay chàng, đột nhiên chàng cảm thấy có một sức mạnh mãnh liệt được truyền vào trong huyết quản của mình. Chàng cầm táo tụt xuống khỏi cây, không trèo qua hàng rào, tay cầm cánh cổng lớn giật mạnh, thế là cánh cửa bung ra cùng với tiếng kẽo kẹt. Lúc chàng đi ra thì con sư tử tỉnh giấc và nhảy theo chàng. Nó chẳng hung dữ, mà ngoan ngoãn bước theo chàng như bước theo chủ nhân của nó. Hoàng tử đưa cho người khổng lồ quả táo mà chàng đã hứa. Chàng nói:
- Anh thấy đấy, tôi lấy được táo chẳng phải gắng sức gì nhiều.
Người khổng lồ vui ra mặt, vì ước nguyện được thực hiện nhanh chóng. Hắn vội đi ngay tới gặp vợ chưa cưới để đưa quả táo mà cô đòi hỏi. Cô là một thiếu nữ thông minh xinh đẹp. Khi thấy trên tay người khổng lồ không có chiếc vòng, cô hỏi:
- Tôi không tin là quả táo này do anh hái, trừ khi trên cánh tay anh có đeo một cái vòng.
Người khổng lồ nói:
- Tôi chỉ cần về nhà lấy nó.
Hắn nghĩ rằng có thể dễ dàng dùng sức cướp chiếc vòng từ tay anh chàng nhỏ yếu kia, cho dù đối phương không muốn. Hắn đòi đưa cho mình chiếc vòng, nhưng hoàng tử từ chối. Người khổng lồ nói:
- Cái vòng phải ở nơi có quả táo. Nếu mày không chịu đưa cho tao thì phải đấu sức với tao.
Hai bên vật nhau rất lâu mà người khổng lồ không sao đánh bại được hoàng tử, vì chàng có thêm sức mạnh phép thuật của chiếc vòng. Người khổng lồ nghĩ ra một kế và nói:
- Tôi cũng như anh nóng người vì giao đấu. Giờ ta cùng nhau đi tắm cho mát mẻ, rồi lại giao đấu tiếp.
Hoàng tử không biết đó là mưu kế nên cùng đi ra sông. Khi chàng cởi quần áo thì chiếc vòng tuột ra, rơi xuống. Tên khổng lồ vồ ngay lấy chiếc vòng, rồi chạy đi mất hút. Con sư tử thấy chuyện ăn cướp ấy. Nó đuổi theo người khổng lồ và cướp lại chiếc vòng đem về trả cho chủ nhân của nó.
Người khổng lồ nấp sau một cây sồi, nhân lúc hoàng tử đang mặc quần áo đã tấn công, móc đi hai con mắt của hoàng tử.
Bị mù, hoàng tử đứng đó, không biết phải làm gì. Người khổng lồ lại bước tới, nắm tay hoàng tử làm như thể là người dẫn đường, dắt chàng đến một đỉnh núi vách đá cheo leo, rồi để mặc hoàng tử đứng đó. Hắn nghĩ, chỉ cần đi thêm vài bước nó sẽ rơi xuống vực mà chết, lúc đó ta chỉ việc tới tháo cái vòng. Nhưng con sư tử trung thành luôn ở bên cạnh chủ nó. Nó cắn áo và lôi hoàng tử lui lại. Khi tên khổng lồ trở lại tính cướp vòng ở người chết thì hắn thấy mưu kế không thành. Bực tức hắn nói:
- Cái thằng bé nhỏ kia mà ta không sao thanh toán được sao?
Hắn nắm tay dẫn hoàng tử tới một cái vực khác, nhưng con sư tử thấy được ác ý của tên khổng lồ và thấy mối nguy hiểm đối với chủ của nó. Khi hai người tới gần bờ vực thì tên khổng lồ buông tay hoàng tử thì con sư tử lao thẳng hút tên khổng lồ rơi xuống vực, chết tan xác.
Con vật trung thành kia cắn áo lôi chủ nó về phía một cây cổ thụ bên dòng suối. Hoàng tử ngồi bên suối, con sư tử cúi xuống suối dùng chân trước vảy nước suối vào mặt hoàng tử. Có mấy giọt nước suối rơi vào hốc mắt làm chàng lại có thể nhìn thấy mọi thứ. Chàng thấy một con chim bay qua va vào thân cây rơi xuống suối. Chim tắm dưới suối rồi bay lên, rỉa cho lông khô, rồi bay giữa các hàng cây làm như nó đã nhận ra khuôn mặt của hoàng tử.
Hoàng tử nhận ra đó là sự mách bảo của Thượng đế, chàng cúi xuống suối rửa mặt. Khi chàng đứng lên thì đôi mắt sáng trở lại như xưa.
Hoàng tử cảm ơn ân huệ của Thượng đế, rồi cùng sư tử đi chu du thiên hạ. Có lần chàng tới một lâu đài bị phù phép. Bên trong cổng có một thiếu nữ xinh đẹp, dễ thương, nhưng toàn thân đen nhẻm. Nàng vẫy chàng và nói:
- Trời, chàng có thể giải thoát em khỏi bùa chú.
- Thế tôi phải làm gì bây giờ? - Hoàng tử hỏi.
Thiếu nữ nói:
- Chàng phải ở trong đại sảnh của lâu đài bị phù phép ba đêm. Chàng không được sợ hãi. Nếu bọn quỷ có hành hạ chàng dù bực tức khó chịu đến đâu thì chàng cũng phải ráng chịu đựng không một lời ta thán. Như vậy là chàng đã giải cứu em khỏi bùa phép. Bọn quỷ không dám ám hại chàng đâu.
Hoàng tử nói:
- Tôi không sợ, có thượng đế giúp đỡ thì cứ thử xem nó ra sao!
Thế là hoàng tử tươi cười bước vào lâu đài. Chàng ngồi ở trong đại sảnh, đợi tới tối. Mọi việc yên ắng cho tới khuya, rồi bỗng vang lên tiếng ồn ào rất to. Lũ quỷ nhỏ lao từ các hướng vào trong đại sảnh. Chúng ngồi xuống tự nhiên tựa như nơi đây chẳng có ai ngoài chúng. Chúng đốt một đống lửa, rồi bắt đầu đánh bạc. Một con quỷ thua bạc, nó nói:
- Có chuyện không ổn rồi, phải có người lạ ở đây, vì bị hắn ám nên tao mới bị thua.
Một con quỷ khác nói:
- Mày hãy tới sau lò sưởi. Đợi, tao sẽ lại ngay.
Tiếng la ó ngày càng lớn thì ai mà chẳng sợ. Hoàng tử vẫn ngồi điềm tĩnh, không chút hoảng sợ. Cuối cùng cả bọn quỷ nhảy bổ về phía chàng. Chúng đông quá nên chàng không sao chống đỡ nổi. Chàng bị chúng đánh, xỉa, lôi đi kéo lại hành hạ, nhưng chàng vẫn nín thinh. Lũ quỷ biến mất khi trời hửng sáng. Còn chàng thì bơ phờ bải hoải tới mức không sao nhúc nhích được chân tay.
Khi trời sáng, một thiếu nữ bước vào đứng bên cạnh chàng. Tay nàng cầm lọ nước trường sinh. Nàng xoa bóp cho chàng bằng nước trường sinh. Chàng cảm thấy mọi đau đớn tiêu tan, khí huyết lại lưu thông. Nàng nói:
- Chàng đã chịu đựng được một đêm, nhưng còn hai đêm như vậy đợi chàng.
Nói xong, nàng ra đi. Khi nàng bước đi, hoàng tử thấy chân nàng đã trắng lại rồi. Tối tiếp theo bọn quỷ lại xuất hiện để cùng nhau đánh bạc. Chúng lao vào hoàng tử mà đấm đá thục mạng làm cho hoàng tử bị thương khắp người. Chàng cắn răng kiên nhẫn chịu đựng. Khi mặt trời ló ở phía đông thì bọn quỷ biến mất.
Thiếu nữ tới, nàng chữa trị cho chàng bằng nước trường sinh. Khi nàng bước đi, hoàng tử vui mừng thấy nàng đã trắng tới tận ngón tay. Chàng chỉ còn phải chịu đựng một đêm nữa, đêm khắc nghiệt đau đớn nhất.
Cảnh huyên náo lại diễn ra khi bọn quỷ nhỏ xuất hiện, chúng nói lớn:
- Mày còn ở lại đây à? Mày sẽ bị ăn đòn tơi bời đến mức muốn tắt thở đấy!
Chúng xông vào đánh chàng, xỉa chàng, tung ném chàng, túm tay túm chân lôi giằng tưởng chừng chúng muốn xé xác chàng ra. Chàng kiên nhẫn chịu đựng, không hề thốt lên một lời nào. Cuối cùng thì bọn chúng cũng biến mất, còn chàng thì nằm bất động, mê man bất tỉnh.
Một thiếu nữ bước vào, chàng muốn mở mắt mà không sao mở được. Thiếu nữ dùng nước trường sinh tẩm ướt người chàng, rồi xoa bóp cho chàng. Ngay lập tức mọi đau đớn của chàng tiêu tan. Chàng tỉnh người, thấy mình mạnh khỏe, sảng khoái như tỉnh dậy sau một giấc ngủ ngon lành.
Khi mở mắt ra, hoàng tử nhìn thấy thiếu nữ đứng bên cạnh, da nàng trắng như tuyết, đẹp như ánh ban mai, nàng nói:
- Dậy đi nào chàng ơi! Chỉ cần vung kiếm ba lần trên bậc thang là chàng đã giải thoát khỏi bị phù phép.
Hoàng tử vung kiếm như lời nàng dặn, cả hoàng cung được giải thoát bởi phép phù thủy. Thiếu nữ vốn là công chúa của một vương quốc giàu có. Những người hầu tới báo rằng yến tiệc trong đại sảnh đã bày xong. Chàng và nàng cùng ngồi vào bàn. Họ cùng nhau ăn uống vui vẻ. Và ngay tối hôm ấy hôn lễ được cử hành trọng thể.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng