Chàng Heinz lười biếng


Der faule Heinz


Heinz lười chảy thây ra, hàng ngày chẳng làm việc gì ngoài việc chăn dê ở đồng cỏ. Nhưng cứ tối về đến nhà là chàng ta lại thở ngắn thở dài. Chàng nói:
- Chăn một con dê hết năm này sang năm khác, ở ngoài đồng từ đầu xuân đến tận cuối thu, đó đúng là một gánh nặng, một công việc vất vả. Giá như có thể tìm chỗ nào đó ngả lưng đánh một giấc thì còn đỡ, đằng này lúc nào mắt cũng phải để ý tới dê, không cho nó phá hoại cây non, phá rào chui vào vườn sau, hoặc thậm chí chạy nhảy đi đâu mất. Cứ như thế thì làm sao có lúc được rảnh rỗi, vui thú với đời.
Nghĩ mãi cũng chẳng biết tính sao, bỗng nhiên nhanh như chớp, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu chàng: "Mình sẽ cưới luôn ả Trine béo mập. Ả cũng có một con dê, ả có thể chăn luôn cả dê của mình nữa, như vậy có phải mình đỡ vất vả hơn không?."
Heinz bèn đứng dậy, nhấc đôi chân mệt mỏi lên, đi qua đường cái. Bố mẹ ả Trine béo mập ở cách đây cũng không xa. Chàng đến xin hỏi cưới con gái của họ. Bố mẹ ả cũng chẳng phải đắn đo suy nghĩ gì lâu. Họ nghĩ bụng: "Thôi thì nồi nào úp vung nấy!" và bằng lòng cho cưới. Thế là ả Trine béo mập thành vợ của chàng Heinz, cô chăn luôn cả hai con dê. Giờ đây Hanxơ tha hồ thảnh thơi. Có việc gì làm đâu mà cần nghỉ, trừ việc lười quá đâm mệt mà phải nghỉ thôi. Hãn hữu lắm Heinz mới đi chăn dê cùng vợ và nói:
- Đi chăn dê như thế này cũng chỉ cốt để hưởng thú nghỉ ngơi cho đậm đà hơn thôi. Nếu không thì chẳng còn cảm thấy thú nghỉ ngơi nữa.
Nhưng ả Trine béo mập cũng vào hạng lười không kém. Một hôm, ả bảo chồng:
- Anh Heinz ơi, tại sao ta lại tự làm khổ mình một cách vô cớ, làm cho mòn mỏi tuổi xuân của chúng ta như thế nhỉ? Em tính như thế này có hơn không: Ta đổi quách cho bác hàng xóm đôi dê sáng nào cũng be be om sòm làm mất cả giấc ngủ ngon lúc sớm, lấy tổ ong của bác ta. Ta treo tổ ong ở sau nhà, nơi có nhiều nắng, rồi từ đó ta chẳng còn phải bận tâm lo lắng gì cả. Nuôi ong đâu có cần trông nom, mà cũng chẳng phải dẫn nó ra đồng. Ong bay đi khắp nơi, rồi tự tìm lấy đường về. Ong cho ta mật ngon mà không hề bắt ta nuôi dưỡng khó nhọc gì cả.
Heinz đáp:
- Em nói thật có lý. Chúng ta có thể thực hiện ngay ý định của em mà không cần trù trừ gì nữa. Vì mật ong ăn ngon và bổ hơn sữa dê, để cũng được lâu hơn.
Bác hàng xóm vui lòng đổi một tổ ong lấy đôi dê. Ong bay đi kiếm ăn từ sớm tinh mơ tới tối mịt mà không hề biết mệt. Ong kéo mật ong đầy tổ, mật ong nhiều đến nỗi chỉ mới đến mùa thu mà Heinz đã lấy được một vò đầy. Hai vợ chồng đặt vò lên một tấm ván đóng ở trên tường trong phòng ngủ. Đề phòng kẻ trộm lấy đi hoặc chuột leo lên, ả Trine liền kiếm một chiếc gậy lớn bằng gỗ dẻ, để gậy ngay bên giường, như vậy vừa đỡ mất công dậy, vừa thuận tay với gậy đuổi những vị khách không mời mà đến.
Chàng Heinz biếng nhác không thích rời khỏi giường trước mười hai giờ trưa. Chàng nói:
- Ai dậy sớm, người ấy phung phí của cải.
Một buổi sáng kia, khi trời đã nắng, nhưng Heinz hãy còn nằm trong chăn lông để nghỉ cho đỡ mệt vì ngủ lâu quá rồi. Chàng bảo vợ:
- Đàn bà là chúa thích của ngọt. Em cứ hay nếm mật lúc vắng người, chắc em sẽ chén hết chỗ mật này mất. Có lẽ tốt hơn hết là ta đem đi đổi chỗ mật ong này lấy một con ngỗng to và một con ngỗng con.
Ả Trine nói:
- Nhưng hãy đợi đến khi chúng ta có một đứa con cho nó chăn ngỗng đã chứ. Anh tính để em khổ sở vì mấy con ngỗng con phải không? Đừng để em tốn công mất sức một cách không cần thiết vào việc ấy.
Heinz nói:
- Em bảo để thằng con nó chăn ngỗng à? Ngày nay con cái không chịu nghe lời bố mẹ nữa. Chúng làm theo ý kiến riêng của chúng. Chúng cứ tưởng chúng khôn hơn bố mẹ, như chuyện thằng con nhà kia chẳng hạn, sai nó đi tìm bò thì nó lại đi săn bắt ba con sáo.
Trine đáp:
- Hừ, vào tay tôi ấy hả? Nếu nó không chịu làm theo lời tôi dặn thì cứ gọi là nhừ xương! Tôi lấy gậy quật cho nó liên hồi tới thâm tím mình mẩy mới tha. Heinz, anh hãy xem này!
Trong lúc hăng máu, ả vớ luôn chiếc gậy để đánh chuột, ả hét:
- Anh trông đây này, em sẽ thẳng tay cho nó một trận như thế này này!
Ả vung gậy lên, nhưng không may lại đập đúng vò mật ong ở phía trên giường. Chiếc vò va vào tường, rơi xuống đất vỡ ra từng mảnh và mật ong ngon lành chảy lai láng trên mặt đất.
Heinz nói:
- Thế là cả ngỗng cái lẫn ngỗng con nằm ra đó rồi, chẳng cần phải chăn nữa. Nhưng cũng còn may chán, vò không rơi vào đầu anh. Số chúng ta hãy còn hên chán: của đi thay người!
Bỗng Heinz nhìn thấy ở một mảnh vò hãy còn dính chút mật ong, chàng với tay ra lượm và còn lấy làm khoái chí nói:
- Em ạ, thôi thì đành lấy làm ngon miệng với chỗ mật ong sót lại này vậy, rồi nghỉ ngơi một chút cho hoàn hồn sau cơn sợ hãi kia. Nếu ta có dậy trưa hơn mọi khi thì cũng có sao đâu, ngày còn dài chán!
Ả Trine đáp:
- Vâng, đúng thế đấy! Dù có đến chậm rồi cũng cứ đúng lúc như thường. Anh có biết không, có lần người ta mời ốc sên đi ăn cưới. Khi sên tới nơi thì đang là lễ đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của người ta. Đến cửa nhà người ta, sên còn vấp ngã ở bờ giậu, nó nói: "Vội là hỏng việc!."


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Heinz war faul, und obgleich er weiter nichts zu tun hatte, als seine Ziege täglich auf die Weide zu treiben, so seufzte er dennoch, wenn er nach vollbrachtem Tagewerk abends nach Hause kam. 'Es ist in Wahrheit eine schwere Last,' sagte er, 'und ein mühseliges Geschäft, so eine Ziege Jahr aus Jahr ein bis in den späten Herbst ins Feld zu treiben. Und wenn man sich noch dabei hinlegen und schlafen könnte! aber nein, da muß man die Augen aufhaben, damit sie die jungen Bäume nicht beschädigt, durch die Hecke in einen Garten dringt oder gar davonläuft. Wie soll da einer zur Ruhe kommen und seines Lebens froh werden!' Er setzte sich, sammelte seine Gedanken und überlegte, wie er seine Schultern von dieser Bürde frei machen könnte. Lange war alles Nachsinnen vergeblich, plötzlich fiels ihm wie Schuppen von den Augen. 'Ich weiß, was ich tue,' rief er aus, 'ich heirate die dicke Trine, die hat auch eine Ziege und kann meine mit austreiben, so brauche ich mich nicht länger zu quälen.'
Heinz erhob sich also, setzte seine müden Glieder in Bewegung, ging quer über die Straße, denn weiter war der Weg nicht, wo die Eltern der dicken Trine wohnten, und hielt um ihre arbeitsame und tugendreiche Tochter an. Die Eltern besannen sich nicht lange, 'gleich und gleich gesellt sich gern,' meinten sie und willigten ein. Nun ward die dicke Trine Heinzens Frau und trieb die beiden Ziegen aus. Heinz hatte gute Tage und brauchte sich von keiner andern Arbeit zu erholen als von seiner eigenen Faulheit. Nur dann und wann ging er mit hinaus und sagte 'es geschieht bloß, damit mir die Ruhe hernach desto besser schmeckt: man verliert sonst alles Gefühl dafür.'
Aber die dicke Trine war nicht minder faul. 'Lieber Heinz,' sprach sie eines Tages, 'warum sollen wir uns das Leben ohne Not sauer machen und unsere beste Jugendzeit verkümmern? Ist es nicht besser, wir geben die beiden Ziegen, die jeden Morgen einen mit ihrem Meckern im besten Schlafe stören, unserm Nachbar, und der gibt uns einen Bienenstock dafür? den Bienenstock stellen wir an einen sonnigen Platz hinter das Haus und bekümmern uns weiter nicht darum. Die Bienen brauchen nicht gehütet und nicht ins Feld getrieben zu werden: sie fliegen aus, finden den Weg nach Haus von selbst wieder und sammeln Honig, ohne daß es uns die geringste Mühe macht.' 'Du hast wie eine verständige Frau gesprochen,' antwortete Heinz, 'deinen Vorschlag wollen wir ohne Zaudern ausführen: außerdem schmeckt und nährt der Honig besser als die Ziegenmilch und läßt sich auch länger aufbewahren.'
Der Nachbar gab für die beiden Ziegen gerne einen Bienenstock. Die Bienen flogen unermüdlich vom frühen Morgen bis zum späten Abend aus und ein, und füllten den Stock mit dem schönsten Honig, so daß Heinz im Herbst einen ganzen Krug voll herausnehmen konnte.
Sie stellten den Krug auf ein Brett, das oben an der Wand in ihrer Schlafkammer befestigt war, und weil sie fürchteten, er könnte ihnen gestohlen werden oder die Mäuse könnten darüber geraten, so holte Trine einen starken Haselstock herbei und legte ihn neben ihr Bett, damit sie ihn, ohne unnötigerweise aufzustehen, mit der Hand erreichen und die ungebetenen Gäste von dem Bette aus verjagen könnte.
Der faule Heinz verließ das Bett nicht gerne vor Mittag: 'wer früh aufsteht,' sprach er, 'sein Gut verzehrt.' Eines Morgens, als er so am hellen Tage noch in den Federn lag und von dem langen Schlaf ausruhte, sprach er zu seiner Frau 'die Weiber lieben die Süßigkeit,' und du naschest von dem Honig, es ist besser, ehe er von dir allein ausgegessen wird, daß wir dafür eine Gans mit einem jungen Gänslein erhandeln.' 'Aber nicht eher,' erwiderte Trine, 'als bis wir ein Kind haben, das sie hütet. Soll ich mich etwa mit den jungen Gänsen plagen und meine Kräfte dabei unnötigerweise zusetzen?' 'Meinst du,' sagte Heinz, 'der Junge werde Gänse hüten? heutzutage gehorchen die Kinder nicht mehr: sie tun nach ihrem eigenen Willen, weil sie sich klüger dünken als die Eltern, gerade wie jener Knecht, der die Kuh suchen sollte und drei Amseln nachjagte.' 'O,' antwortete Trine, 'dem soll es schlecht bekommen, wenn er nicht tut, was ich sage. Einen Stock will ich nehmen und mit ungezählten Schlägen ihm die Haut gerben. Siehst du, Heinz,' rief sie in ihrem Eifer und faßte den Stock, mit dem sie die Mäuse verjagen wollte, 'siehst du, so will ich auf ihn losschlagen.' Sie holte aus, traf aber unglücklicherweise den Honigkrug über dem Bette. Der Krug sprang wider die Wand und fiel in Scherben herab, und der schöne Honig floß auf den Boden. 'Da liegt nun die Gans mit dem jungen Gänslein,' sagte Heinz, 'und braucht nicht gehütet zu werden. Aber ein Glück ist es, daß mir der Krug nicht auf den Kopf gefallen ist, wir haben alle Ursache, mit unserm Schicksal zufrieden zu sein.' Und da er in einer Scherbe noch etwas Honig bemerkte, so langte er danach und sprach ganz vergnügt 'das Restchen, Frau, wollen wir uns noch schmecken lassen und dann nach dem gehabten Schrecken ein wenig ausruhen, was tuts, wenn wir etwas später als gewöhnlich aufstehen, der Tag ist doch noch lang genug.' 'Ja,' antwortete Trine, 'man kommt immer noch zu rechter Zeit. Weißt du, die Schnecke war einmal zur Hochzeit eingeladen, machte sich auf den Weg, kam aber zur Kindtaufe an. Vor dem Hause stürzte sie noch über den Zaun und sagte 'eilen tut nicht gut,.'