Bác thợ may lên trời


Il sarto in paradiso


Có lần vào ngày đẹp trời, Chúa cùng tất cả các thần thánh cùng đi chơi, chỉ còn mỗi thánh Petrus ở lại canh cổng. Chúa dặn trong lúc chúa vắng mặt không được cho ai vào. Petrus đứng ngay cạnh cổng canh gác.
Một lúc sau có người gõ cổng. Petrus hỏi ai gõ cửa, và muốn gì. Một giọng nói nhỏ nhẹ đáp:
- Tôi là bác thợ may thật thà nhưng nghèo xin được vào.
Petrus nói:
- Vâng thật thà lắm, thợ may ăn bớt vải có khác gì kẻ cắp đâu. Ngươi không được lên thiên đường. Chúa dặn ta lúc Chúa đi vắng không cho ai vào.
Bác thợ may nài:
- Xin thương tôi với. Vải cắt thừa rơi xuống đất tôi nhặt chứ có phải ăn cắp đâu mà nói. Cứ nhìn thì thấy tôi phồng dộp hết cả chân không thể nào quay trở về được. Xin cho tôi vào, tôi xin làm mọi việc nặng nhọc như trông trẻ con, giặt tã, dọn nhà, lau bàn ghế, vá quần áo rách.
Thương hại, Petrus hé cửa để cho bác thợ may lách vào. Bác phải núp vào góc cửa để khi Chúa quay về không nhìn thấy. Bác thợ mau nghe lời ẩn sau cánh cửa. Nhưng khi Petrus bước ra ngoài thì bác ta tò mò liền lẻn đi khắp mọi nơi ở thiên đường.
Cuối cùng bác tới sân rồng, bác thấy nhiều ghế đẹp, sang trọng được xếp ngay ngắn theo hàng, ở giữa sân có chiếc ghế cao hơn những cái khác, ghế nạm vàng và ngọc lóng lánh, có bậc gỗ để bước lên ghế ngồi. Đấy là chỗ ngồi của Chúa khi người ở nhà. Ngồi trên ghế người có thể quan sát được mọi sự ở dưới trần gian.
Bác thợ may đứng yên lặng ngắm nhìn chiếc ghế. Bác thích cái ghế ấy hơn những cái kia. Rồi vốn tinh nghịch, bác ngồi thử. Bác nhìn thấy được mọi sự dưới trần gian, bác thấy có một bà già xấu xí đang tắm bên suối, quần áo bà để ở trên bờ.
Bác bực mình, lấy ngay cái bậc gỗ ném xuống chỗ bà già.
Bậc gỗ không còn nữa, bác đành leo xuống và lại ra ẩn ở đằng sau cửa, làm như chưa hề bước chân ra khỏi nơi này.
Về nhà, Chúa cũng không biết bác thợ may ẩn ở sau cửa. Nhưng tới khi ngồi lên ngai vàng thì thấy không có bậc để bước lên, Chúa gọi thánh Petrus tới hỏi chiếc bậc gỗ nạm vàng ở đâu, thánh cũng chẳng biết nó ở đâu. Chúa lại hỏi thánh có cho ai vào không. Petrus đáp:
- Thần chẳng cho ai vào ngoài người thợ may gầy gò hiện đang ngồi sau cửa.
Chúa cho gọi bác thợ may tới và hỏi bác có ném cái bậc gỗ đi đâu không, hay để nó ở đâu. Bác thợ may mừng thưa:
- Thưa, trong lúc tức giận con đã ném nó vào một mụ già ở dưới trần gian, khi thấy mụ đang ăn cắp.
Chúa nói:
- Đúng là giống chồn láu cá. Nếu ta phán xử theo cách ngươi đã làm thì tính mạng ngươi chẳng còn. Làm như ngươi thì mấy chốc chẳng còn chiếc ghế nào nữa, chúng dùng để ném vào những người có tội. Phải tống cổ ngươi ra khỏi nơi đây ngay, cho ngươi trở về quê quán cũ. Ở đây chỉ có ta là ngươi có quyền trừng phạt, chỉ có mình ta thôi.
Thánh Petrus dẫn bác thợ may đi ra khỏi cổng thiên đường. Bác phải chống gậy mà đi vì giày đã rách nát mà chân lại bị phồng dộp.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Un giorno morì un sarto storpio e, per questo, andò in paradiso zoppicando. Bussò alla porta, ma san Pietro, che se ne stava a fare la guardia, non aprì subito e chiese: -Chi è che bussa?-. -Sono un povero ma onesto sarto, che prega di esser lasciato entrare.- -Sì, onesto come un collo da forca!- disse san Pietro. -Avevi le mani lunghe quando scroccavi la stoffa ai clienti! Vai all'inferno, in paradiso non ci entri!- -Ah, Signore misericordioso!- gridò il sarto -io zoppico, e ho tutti i piedi piagati per il lungo cammino, non posso tornare indietro. Lasciami entrare lo stesso in cielo, starò seduto dietro la stufa e farò volentieri i lavori più umili: guarderò i bambini, pulirò le fasce, fregherò le panche sulle quali giocano, lasciatemi solo entrare!- San Pietro si lasciò impietosire e dischiuse un poco la porta del cielo al sarto, tanto che riuscisse a insinuarvisi. Tutto ciò avvenne intorno a mezzogiorno, quando il Signore, con il divin Padre e gli arcangeli voleva andare a spasso nel giardino del cielo. San Pietro ordinò al sarto di tenere in ordine il paradiso, e di fare attenzione che nulla fosse sottratto durante la loro assenza. -Sì- rispose il sarto -provvederò a ogni cosa.- Quando tutti se ne furono andati, il sarto ficcò il naso in ogni angolo del paradiso e infine salì sul trono del Signore, dal quale si poteva vedere tutto quello che accadeva sulla terra. Ed egli vide laggiù una brutta vecchia che lavava a un ruscello e sottraeva di nascosto due veli. E, benché‚ si fosse dedicato spesso, in vita, a questo genere di lavoro, e per quanto san Pietro gli avesse quasi negato l'entrata al paradiso, fu preso da una tal rabbia che afferrò lo sgabello del Signore, posto davanti al trono, e lo scagliò giù nelle costole della vecchia ladra, facendola cadere. La donna si spaventò, non capendo cosa diavolo le avessero gettato addosso, e corse a casa lasciando a terra i veli, che ritornarono così alle loro legittime padrone. Quando il Signore e Maestro rientrò con il suo seguito celeste, vide che mancava lo sgabello e domandò al sarto chi l'avesse portato via. -Oh, Signore- rispose questi tutto contento -l'ho scagliato sulla terra dietro a una vecchia che ho visto rubare due veli mentre lavava.- Allora il Signore disse: -Caro figlio mio, se io giudicassi come tu hai fatto, come credi che ti sarebbe andata già da un pezzo? E già da un pezzo non avrei più sedie qui, n‚ panche, n‚ poltrone e nemmeno un attizzatoio, ma avrei buttato giù tutto sui peccatori. Ormai non puoi più vivere in paradiso, ma fuori, davanti alla porta: vedi che bel risultato! Qui nessuno deve punire, se non io solo, il Signore-. Così san Pietro dovette ricondurre il sarto fuori, davanti alla porta del paradiso; e poiché‚ questi aveva le scarpe rotte e i piedi coperti di vesciche, prese un bastone e andò ad Aspetta un poco, dove stanno i soldati devoti a passare il tempo allegramente.