The knapsack, the hat, and the horn


Chiếc túi dết, chiếc mũ, cái tù và bằng sừng


There were once three brothers who had fallen deeper and deeper into poverty, and at last their need was so great that they had to endure hunger, and had nothing to eat or drink. Then said they, "We cannot go on thus, we had better go into the world and seek our fortune." They therefore set out, and had already walked over many a long road and many a blade of grass, but had not yet met with good luck. One day they arrived in a great forest, and in the midst of it was a hill, and when they came nearer they saw that the hill was all silver. Then spoke the eldest, "Now I have found the good luck I wished for, and I desire nothing more." He took as much of the silver as he could possibly carry, and then turned back and went home again. But the two others said, "We want something more from good luck than mere silver," and did not touch it, but went onwards. After they had walked for two days longer without stopping, they came to a hill which was all gold. The second brother stopped, took thought with himself, and was undecided. "What shall I do?" said he; "shall I take for myself so much of this gold, that I have sufficient for all the rest of my life, or shall I go farther?" At length he made a decision, and putting as much into his pockets as would go in, said farewell to his brother, and went home. But the third said, "Silver and gold do not move me, I will not renounce my chance of fortune, perhaps something better still will be given me." He journeyed onwards, and when he had walked for three days, he got into a forest which was still larger than the one before, and never would come to an end, and as he found nothing to eat or to drink, he was all but exhausted. Then he climbed up a high tree to find out if up there he could see the end of the forest, but so far as his eye could pierce he saw nothing but the tops of trees. Then he began to descend the tree again, but hunger tormented him, and he thought to himself, "If I could but eat my fill once more!" When he got down he saw with astonishment a table beneath the tree richly spread with food, the steam of which rose up to meet him. "This time," said he, "my wish has been fulfilled at the right moment." And without inquiring who had brought the food, or who had cooked it, he approached the table, and ate with enjoyment until he had appeased his hunger. When he was done, he thought, "It would after all be a pity if the pretty little table-cloth were to be spoilt in the forest here," and folded it up tidily and put it in his pocket. Then he went onwards, and in the evening, when hunger once more made itself felt, he wanted to make a trial of his little cloth, and spread it out and said, "I wish thee to be covered with good cheer again," and scarcely had the wish crossed his lips than as many dishes with the most exquisite food on them stood on the table as there was room for. "Now I perceive," said he, "in what kitchen my cooking is done. Thou shalt be dearer to me than the mountains of silver and gold." For he saw plainly that it was a wishing-cloth. The cloth, however, was still not enough to enable him to sit down quietly at home; he preferred to wander about the world and pursue his fortune farther. One night he met, in a lonely wood, a dusty, black charcoal-burner, who was burning charcoal there, and had some potatoes by the fire, on which he was going to make a meal. "Good evening, blackbird!" said the youth. "How dost thou get on in thy solitude?" - "One day is like another," replied the charcoal-burner, "and every night potatoes! Hast thou a mind to have some, and wilt thou be my guest?" - "Many thanks," replied the traveler, "I won't rob thee of thy supper; thou didst not reckon on a visitor, but if thou wilt put up with what I have, thou shalt have an invitation." - "Who is to prepare it for thee?" said the charcoal-burner. "I see that thou hast nothing with thee, and there is no one within a two hours' walk who could give thee anything." - "And yet there shall be a meal," answered the youth, "and better than any thou hast ever tasted." Thereupon he brought his cloth out of his knapsack, spread it on the ground, and said, "Little cloth, cover thyself," and instantly boiled meat and baked meat stood there, and as hot as if it had just come out of the kitchen. The charcoal-burner stared, but did not require much pressing; he fell to, and thrust larger and larger mouthfuls into his black mouth. When they had eaten everything, the charcoal-burner smiled contentedly, and said, "Hark thee, thy table-cloth has my approval; it would be a fine thing for me in this forest, where no one ever cooks me anything good. I will propose an exchange to thee; there in the corner hangs a soldier's knapsack, which is certainly old and shabby, but in it lie concealed wonderful powers; but, as I no longer use it, I will give it to thee for the table-cloth." - "I must first know what these wonderful powers are," answered the youth. "That will I tell thee," replied the charcoal-burner; "every time thou tappest it with thy hand, a corporal comes with six men armed from head to foot, and they do whatsoever thou commandest them." - "So far as I am concerned," said the youth, "if nothing else can be done, we will exchange," and he gave the charcoal-burner the cloth, took the knapsack from the hook, put it on, and bade farewell. When he had walked a while, he wished to make a trial of the magical powers of his knapsack and tapped it. Immediately the seven warriors stepped up to him, and the corporal said, "What does my lord and ruler wish for?" - "March with all speed to the charcoal-burner, and demand my wishing-cloth back." They faced to the left, and it was not long before they brought what he required, and had taken it from the charcoal-burner without asking many questions. The young man bade them retire, went onwards, and hoped fortune would shine yet more brightly on him. By sunset he came to another charcoal-burner, who was making his supper ready by the fire. "If thou wilt eat some potatoes with salt, but with no dripping, come and sit down with me," said the sooty fellow. "No, he replied, this time thou shalt be my guest," and he spread out his cloth, which was instantly covered with the most beautiful dishes. They ate and drank together, and enjoyed themselves heartily. After the meal was over, the charcoal-burner said, "Up there on that shelf lies a little old worn-out hat which has strange properties: when any one puts it on, and turns it round on his head, the cannons go off as if twelve were fired all together, and they shoot down everything so that no one can withstand them. The hat is of no use to me, and I will willingly give it for thy table-cloth." - "That suits me very well," he answered, took the hat, put it on, and left his table-cloth behind him. Hardly, however, had he walked away than he tapped on his knapsack, and his soldiers had to fetch the cloth back again. "One thing comes on the top of another," thought he, "and I feel as if my luck had not yet come to an end." Neither had his thoughts deceived him. After he had walked on for the whole of one day, he came to a third charcoal-burner, who like the previous ones, invited him to potatoes without dripping. But he let him also dine with him from his wishing-cloth, and the charcoal-burner liked it so well, that at last he offered him a horn for it, which had very different properties from those of the hat. When any one blew it all the walls and fortifications fell down, and all towns and villages became ruins. He certainly gave the charcoal-burner the cloth for it, but he afterwards sent his soldiers to demand it back again, so that at length he had the knapsack, hat and horn, all three. "Now," said he, "I am a made man, and it is time for me to go home and see how my brothers are getting on."
When he reached home, his brothers had built themselves a handsome house with their silver and gold, and were living in clover. He went to see them, but as he came in a ragged coat, with his shabby hat on his head, and his old knapsack on his back, they would not acknowledge him as their brother. They mocked and said, "Thou givest out that thou art our brother who despised silver and gold, and craved for something still better for himself. He will come in his carriage in full splendour like a mighty king, not like a beggar," and they drove him out of doors. Then he fell into a rage, and tapped his knapsack until a hundred and fifty men stood before him armed from head to foot. He commanded them to surround his brothers' house, and two of them were to take hazel-sticks with them, and beat the two insolent men until they knew who he was. A violent disturbance arose, people ran together, and wanted to lend the two some help in their need, but against the soldiers they could do nothing. News of this at length came to the King, who was very angry, and ordered a captain to march out with his troop, and drive this disturber of the peace out of the town; but the man with the knapsack soon got a greater body of men together, who repulsed the captain and his men, so that they were forced to retire with bloody noses. The King said, "This vagabond is not brought to order yet," and next day sent a still larger troop against him, but they could do even less. The youth set still more men against them, and in order to be done the sooner, he turned his hat twice round on his head, and heavy guns began to play, and the king's men were beaten and put to flight. "And now," said he, "I will not make peace until the King gives me his daughter to wife, and I govern the whole kingdom in his name." He caused this to be announced to the King, and the latter said to his daughter, "Necessity is a hard nut to crack, what remains to me but to do what he desires? If I want peace and to keep the crown on my head, I must give thee away."
So the wedding was celebrated, but the King's daughter was vexed that her husband should be a common man, who wore a shabby hat, and put on an old knapsack. She wished much to get rid of him, and night and day studied how she could accomplished this. Then she thought to herself, "Is it possible that his wonderful powers lie in the knapsack?" and she dissembled and caressed him, and when his heart was softened, she said, "If thou wouldst but lay aside that ugly knapsack, it makes disfigures thee so, that I can't help being ashamed of thee." - "Dear child," said he, "this knapsack is my greatest treasure; as long as I have it, there is no power on earth that I am afraid of." And he revealed to her the wonderful virtue with which it was endowed. Then she threw herself in his arms as if she were going to kiss him, but dexterously took the knapsack off his shoulders, and ran away with it. As soon as she was alone she tapped it, and commanded the warriors to seize their former master, and take him out of the royal palace. They obeyed, and the false wife sent still more men after him, who were to drive him quite out of the country. Then he would have been ruined if he had not had the little hat. But his hands were scarcely at liberty before he turned it twice. Immediately the cannon began to thunder, and struck down everything, and the King's daughter herself was forced to come and beg for mercy. As she entreated in such moving terms, and promised amendment, he allowed himself to be persuaded and granted her peace. She behaved in a friendly manner to him, and acted as if she loved him very much, and after some time managed so to befool him, that he confided to her that even if someone got the knapsack into his power, he could do nothing against him so long as the old hat was still his. When she knew the secret, she waited until he was asleep, and then she took the hat away from him, and had it thrown out into the street. But the horn still remained to him, and in great anger he blew it with all his strength. Instantly all walls, fortifications, towns, and villages, toppled down, and crushed the King and his daughter to death. And had he not put down the horn and had blown just a little longer, everything would have been in ruins, and not one stone would have been left standing on another. Then no one opposed him any longer, and he made himself King of the whole country.
Ngày xửa ngày xưa có ba anh em nhà kia, cảnh nhà cứ mỗi ngày một nghèo túng hơn. Khi nhà chẳng còn gì để ăn nữa, ba anh em bảo nhau:
- Không thể như thế này được. Tốt nhất là chúng ta đi chu du thiên hạ để kiếm sống.
Ba anh em quyết định lên đường. Họ đi được chặng đường dài, đi qua nhiều cánh đồng cỏ, nhưng vẫn chưa gặp may. Một hôm họ tới cánh rừng lớn kia, giữa rừng là một ngọn núi. Khi tới gần, họ mới thấy đó là núi bạc. Người anh cả nói:
- Thế là vận may đã đến, anh chẳng còn mong mỏi gì hơn nữa.
Anh lấy bạc nhiều đến mức sức anh mang được. Anh mang bạc quay trở về nhà. Hai người em nói:
- Vận may của chúng ta phải là cái gì quí hơn bạc mới được.
Hai người không ai động tới núi bạc. Họ tiếp tục đi. Đi được mấy ngày đường thì họ tới ngọn núi kia, một ngọn núi vàng. Người anh thứ hai đứng đắn đo:
- Làm gì bây giờ? Lấy vàng nhiều đến mức đủ sống cả đời hay là đi tiếp?
Cuối cùng anh quyết định lấy vàng. Anh lấy đầy một túi to toàn vàng là vàng. Anh chúc người em út gặp may và lên đường trở về nhà.
Người em ít nói:
- Vàng bạc mình chẳng màng. Sao lại chối từ hạnh phúc nhỉ, biết đâu lại có hay hơn đến với ta!
Anh lại lên đường. Sau ba ngày anh tới một khu rừng rộng bao la tưởng chừng như không bao giờ hết rừng. Cơn đói khát nó hành hạ anh. Anh trèo lên ngọn một cây cao phóng tầm mắt nhìn xem bìa rừng ở đâu, anh chỉ nhìn thấy toàn ngọn cây. Anh lại trèo xuống dưới đất. Cơn đói làm cồn cào cả người. Anh nghĩ:
- Ước sao có gì ăn cho qua cơn đói này.
Bỗng anh ngó thấy có bàn bày sẵn thức ăn còn nóng bốc hơi, anh nói:
- Lần này thì ước mong của mình mới thành hiện thực.
Anh bước tới ngồi ăn mà chẳng hề nghĩ ai đã nấu bưng bày trên bàn. Anh ăn thật ngon miệng và ăn cho tới hết cơn đói mới thôi. Ăn xong, anh nghĩ:
- Thật là hoài phí nếu như để những món ăn này thiu thối đi.
Chàng túm tất cả lại trong chiếc khăn trải bàn, rồi tiếp tục lên đường. Chập tối, anh thấy đói bụng nên giở khăn ra và nói:
- Ước gì lại đầy khăn trải bàn toàn những món ăn ngon!
Anh vừa mới mấp máy môi nói xong thì bỗng toàn thức ăn ngon có trên kín khăn trải bàn. Anh lẩm bẩm:
- Giờ thì mình biết rồi, chiếc khăn trải bàn thần này còn quí hơn cả núi bạc, núi vàng.
Anh thấy mình chưa thể quay về nhà với chiếc khăn trải bàn thần này. Anh muốn đi chu du thiên hạ tiếp tục để tìm vận may. Một buổi tối anh gặp người đốt than mặt mày đầy bụi than ở trong rừng. Bữa ăn tối của người này chỉ toàn khoai tây. Anh nói:
- Xin chào bác sáo đen! Trong cảnh hoang vu này bác có khỏe không?
Người đốt than đáp:
- Ngày nào cũng như ngày nào, tối tối ăn toàn khoai tây là khoai tây. Anh bạn lại ăn cùng cho vui!
Anh nói:
- Cám ơn bác. Đấy là phần ăn tối của bác. Nếu bác vui lòng ăn cùng, tôi muốn mời bác ăn cùng với tôi.
Người đốt than nói:
- Ai bày cho mà ăn? Quanh đây chẳng có ai, mà nhìn thấy anh cũng chẳng mang theo thứ gì.
Anh đáp:
- Thế mà có đồ ăn đấy! Thức ăn ngon tới mức bác chưa từng ăn bao giờ.
Rồi chàng rút tấm khăn trải bàn từ cái túi mang theo, trải khăn ra nền đất và nói:
- Nào khăn ơi, bày thức ăn ra đi!
Lập tức đủ các món xào, món rán (chiên) nóng bốc hơi bày đầy khăn trải bàn, thức ăn còn nóng cứ tưởng như mang từ bếp ra. Bác thợ đốt than trố mắt nhìn. Chẳng đợi mời tới lần thứ hai, bác ngồi vào ăn cùng với anh, bác đưa từng miếng một vào mồm một cách ngon lành.
Ăn xong, bác thợ đốt than tủm tỉm cười nói:
- Tôi thích cái khăn trải bàn của anh. Nó rất tiện cho tôi, vì ở trong rừng chẳng có ai nấu cho ăn. Tôi muốn đổi cho anh cái túi dết của lính, nom nó đã cũ rích, nhưng nó có sức mạnh kỳ lạ lắm. Tôi không biết làm gì với cái túi dết ấy. Tôi muốn đổi nó lấy chiếc khăn trải bàn.
Anh đáp:
- Thế sức mạnh kỳ lạ của cái túi dết như thế nào?
Bác thợ đốt than nói:
- Tôi xin nói anh rõ. Cứ mỗi lần đập vào túi dết là có sáu người lính có đầy đủ khí giới nhảy từ trong túi ra. Anh sai làm gì, họ sẽ làm cho anh.
Anh nói:
- Theo tôi, thế thì chúng ta đổi cho nhau cũng được.
Anh đưa cái khăn trải bàn cho người đốt than, lấy chiếc túi dết đeo vào người, rồi chào bác thợ đốt than và lên đường. Đi được một quãng đường dài, anh muốn thử xem phép lạ của chiếc túi dết. Anh vỗ tay vào chiếc túi dết. Lập tức có bảy người lính đứng thẳng hàng trước mặt anh, người tiểu đội trưởng nói:
- Thưa ông chủ và lãnh chúa của chúng tôi, xin ông cứ ra lệnh!
- Hãy hành quân cấp tốc tới chỗ người thợ đốt than đòi lại chiếc khăn trải bàn!
Cả hàng quay trái, rồi tức tốc tới lấy chiếc khăn trải bàn mà chẳng hỏi bác thợ đốt than lấy một câu. Họ mang ngay về cho anh chiếc khăn trải bàn chỉ trong khoảnh khắc. Anh ra lệnh rút và tiếp tục lên đường. Anh nghĩ mình sẽ còn gặp nhiều may mắn hơn nữa.
Đến tối thì anh tới chỗ một người thợ đốt than khác, người này đang chuẩn bị ăn tối. Bác thợ người đen nhẻm nói:
- Nào xin mời ăn cùng cho vui, chỉ có khoai tây chấm muối, nào ngồi xuống đi!
Anh đáp:
- Không, nhưng tôi muốn mời bác ăn với tôi.
Anh trải khăn ra là có ngay những món ăn ngon. Hai người ngồi ăn uống vui vẻ. Sau bữa ăn, bác thợ đốt than nói:
- Ở trên cái ngăn kia có một cái mũ đã sờn cả mép vành, nhưng nó có phép lạ, ai đội nó trên đầu, rồi xoay vòng tròn là lập tức có mười hai khẩu pháo đứng hàng ngang bắn tới tấp làm cho tất cả đổ nát tan tành, không có gì chịu nổi sức công phá của nó. Cái mũ ấy chẳng có ích gì đối với tôi. Cho tôi cái khăn này đi, tôi đưa cho anh cái mũ đó.
Anh đáp:
- Kể ra nghe cũng có lý đấy.
Anh đưa cho bác thợ đốt than cái khăn trải bàn và cầm mũ đội lên đầu. Đi được một đoạn đường, anh đập tay vào chiếc túi dết cho lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn. Chàng nghĩ:
- Hết cái này sang cái khác. Có lẽ vận may của mình chưa hết.
Nhưng đúng như anh nghĩ. Sau một ngày đi đường, anh lại gặp người thợ đốt than thứ ba. Người này cũng mời anh ăn khoai tây chấm muối. Anh lại trải khăn ra và mời người thợ đốt than cùng ăn. Được ăn toàn món ngon, bác thợ đốt than nói muốn đổi chiếc tù và bằng sừng lấy chiếc khăn. Đó là chiếc tù và có phép lạ, mỗi khi nó được thổi lên thì lâu đài, thành quách, thành phố, làng xóm xụp đổ hết thành đống gạch vụn.
Anh đổi cho người thợ đốt than cái khăn để lấy chiếc tù và bằng sừng. Nhưng rồi anh lại sai lính đi lấy lại chiếc khăn trải bàn.
Giờ đây anh có trong tay mọi thứ: chiếc khăn trải bàn, chiếc túi dết, chiếc mũ cũ sờn vành, chiếc tù và bằng sừng. Anh nói:
- Giờ thì mình cũng thỏa mãn rồi. Đến lúc ta phải quay về xem các anh của ta sống ra sao.
Về tới quê nhà, anh thấy hai người anh có nhà cao cửa rộng, sống trong cảnh nhàn hạ, nhưng xa hoa phung phí bởi số vàng, bạc họ có. Anh tới thăm hai anh, nhưng quần áo cũ rách, đầu đội mũ sờn vành, vai đeo túi dết và chiếc tù và bằng sừng nên hai người anh không muốn nhận đó là em mình. Hai người nhạo báng nói:
- Chú coi khinh vàng bạc, chú muốn mình phải hơn thế nữa. Tưởng chú trở về trong sang trọng lộng lẫy như một ông vua, chứ ai lại như một người ăn xin thế này.
Rồi hai người anh đuổi chú em út ra khỏi cổng. Người em út nổi cơn thịnh nộ, tay đập liên tục vào cái túi dết cho tới khi có một trăm năm mươi lính đứng chỉnh tề trước mặt thì mới thôi. Anh ra lệnh cho lính bao vây hai căn nhà, hai người lính cầm roi bằng gỗ dẻ đánh cho hai người hợm hĩnh kia mềm xương nhũn thịt ra, để họ biết anh là ai. Cả làng xôn xao tới giúp hai người kia chống đỡ, nhưng họ không sao chống đỡ nổi.
Việc đến tai nhà vua. Vua sai quan quân tới dẹp. Anh lại đập tay vào túi dết, số lính giờ nhiều hơn trước nên đánh tan tác toán quân do nhà vua gởi tới. Cả toán quân đành phải rút lui, ai cũng máu me đầy mặt. Được tin, nhà vua phán:
- Phải bắt trói cho kỳ được tên giặc đó!
Ngày hôm sau vua phái một đoàn quân lớn tới để dẹp. Nhưng đoàn quân cũng chẳng làm được gì, anh đập tay vào túi dết liên tục nên quân của anh cũng đông vô kể. Rồi anh xoay mũ mấy vòng, thế là đạn pháo bay tới tấp vào quân của nhà vua, quan quân đành tháo chạy. Anh nói:
- Chỉ khi nào nhà vua gả công chúa cho mình và nhường cả giang sơn này cho mình thì khi ấy mình mới chịu ký hòa ước.
Anh cho người nói với nhà vua điều ấy. Nhà vua nói với con gái:
- Điều phải làm thật là đau khổ. Nhưng biết làm sao bây giờ, cha đành phải làm những gì hắn đòi hỏi. Cha đành phải gả con cho hắn.
Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhưng công chúa trong lòng không được vui, vì chồng mình là một thứ dân, ăn mặc lôi thôi, đầu đội mũ đã sờn vành, vai đeo túi dết. Nàng chỉ muốn thoát khỏi cảnh ấy, nên nghĩ ngày nghĩ đêm nghĩ cách làm sao thực hiện được ý đồ ấy. Bỗng nàng chợt nghĩ:
- Biết đâu chính cái túi dết ấy có phép lạ?
Nàng tỏ ra hết sức yêu chiều chồng, làm cho chồng hết sức cảm động. Lúc ấy nàng nói:
- Chàng nên bỏ chiếc túi dết cũ kia đi, nom chàng đeo nó lôi thôi lếch thếch lắm, em cũng lấy làm xấu hổ thay ấy.
Chàng đáp:
- Em yêu quý của anh, chiếc túi dết ấy chính là của báu vật quí nhất của anh. Chừng nào anh còn nó bên mình, anh không sợ bất kỳ một sức mạnh nào.
Rồi chàng kể cho nàng biết về phép lạ của chiếc túi dết. Nàng giả vờ ôm hôn chàng để lấy chiếc túi dết khỏi vai chàng, rồi nàng vội chạy đi.
Đến lúc chỉ có một mình, công chúa đập tay vào túi dết, ra lệnh cho lính tới bắt trói chàng lại và đuổi khỏi hoàng thành. Công chúa còn ra lệnh cho những toán lính khác theo đuổi chàng từ vùng này sang vùng khác và tính đuổi chàng ra khỏi vương quốc.
Công việc tưởng chừng đã kết thúc, nhưng khi vừa mới được cởi trói, chàng liền xoay cái mũ trên đầu mấy vòng, lập tức đạn pháo báy tới tấp vào hoàng thành làm cả hoàng thành đổ nát. Công chúa đành phải tới cầu xin. Nàng năn nỉ van xin khéo tới nỗi chàng mủi lòng tha thứ cho.
Giờ công chúa lúc nào cũng niềm nở săn đón chàng, làm cho chàng không nghĩ tới chuyện đề phiòng khi nàng còn giữ chiếc túi dết. Công chúa nghĩ, chừng nào cái mũ kia còn ở bên chàng thì nàng làm được gì chàng. Đợi cho chàng ngủ say, nàng tới nhấc chiếc mũ và ném ngay nó ra đường. Nhưng chàng còn chiếc tù và bằng sừng. Trong lúc nổi giận, chàng lấy tù và thổi. Lâu đài, thành quách sụp đổ hết, nhà vua và công chúa bị chết trong đống đổ nát. Chẳng có quan quân nào địch lại nổi sức tàn phá. Thấy thế chàng ngưng không thổi nữa. Chàng lên ngôi vua trị vì đất nước.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng