Chàng trai hiểu loài vật nói


Die drei Sprachen


Ngày xưa có một bá tước già, ông ta có một người con trai duy nhất nhưng lại đần độn hết chỗ nói. Một ngày kia ông nói với con:
- Cha đã tìm cách dạy con nghề này nghề nọ nhưng chẳng đi đến đâu cả. Giờ cha sẽ gởi con học nghề ở một ông cụ giỏi nổi tiếng trong vùng, để xem ông ấy có dạy được con không.
Người con trai được đưa tới chỗ ông thợ cả, chàng ở đó một năm, thời gian học nghề hết, chàng trở về nhà. Người cha hỏi:
- Nào, con của cha, con học được gì rồi?
Người con đáp:
- Thưa cha, con học được cách sủa như chó.
Người cha than:
- Trời, khổ thân tôi chưa. Một năm trời con học được có thế thôi à? Được, cha sẽ gởi con đi nơi khác học nghề.
Chàng lại ở đó đúng một năm. Hết hạn anh ta về nhà. Người cha lại hỏi:
- Con trai của cha, con học được gì rồi?
Người con đáp:
- Thưa cha, con học được cách hót như chim.
Người cha nổi giận và nói:
- Trời, con đúng là loài vô dụng, con để tuổi thanh xuân trôi qua thế ư? Con không thấy xấu hổ khi gặp cha hay sao? Được cha sẽ gởi con đi học lần thứ ba, nhưng nếu lần này con cũng không học được gì cả thì cha từ, không nhận cha con nữa.
Người con trai cũng ở đó một năm. Hết hạn chàng về nhà. Người cha lại hỏi:
- Con trai của cha, con học được gì rồi?
Người con đáp:
- Cha kính yêu, một năm lại trôi qua, giờ đây con có thể "oạc, oạc" như ếch kêu.
Người cha nổi giận và cho gọi dân làng tới và nói:
- Nó không phải con tôi nữa, tôi từ nó, các người hãy dẫn nó vào rừng sâu và giết chết nó đi.
Dân làng dẫn chàng vào rừng, nhưng nghĩ thương tình nên họ không giết chàng, họ giết một con mang, lấy mắt và lưỡi đem về trình bá tước.
Chàng trai đi lang thang trong rừng và tới một lâu đài kia, chàng xin được ngủ qua đêm. Chủ lâu đài nói:
- Cũng được, nếu chàng muốn, ngủ ở căn buồng dưới chân lâu đài ấy. Nhưng ta nói trước, cũng nguy hiểm lắm đấy, lũ chó trong buồng rất dữ, thấy người lạ là chúng xô tới, cắn, sủa ầm ỉ lên và rồi cả đàn lao vào cắn xé, ăn thịt.
Những người đứng quanh đều mủi lòng, nhưng cũng chẳng biết làm gì để giúp. Chàng trai thản nhiên nói:
- Cứ dẫn tôi xuống đó, nhưng cho tôi ít thức ăn để ném cho lũ chó hung hăng ấy.
Họ dẫn chàng xuống và đưa cho một ít thức ăn. Khi chàng bước vào buồng, đàn chó không sủa mà lại vẫy đuôi mừng rỡ, chúng ăn một cách ngon lành những gì mà chàng ném cho. Và chúng không hề chạm tới chân tơ kẽ tóc chàng.
Sáng hôm sau chàng tới gặp mọi người, tất cả đều ngạc nhiên khi thấy chàng lành lặn, khỏe khoắn. Chàng nói với chủ lâu đài:
- Đàn chó kể cho chúng tôi nghe về việc tại sao chúng phải sống ở chân lâu đài và hung dữ như vậy. Chúng bị biến thành chó sống ở đây để canh giữ một kho báu chôn dưới chân lâu đài. Chừng nào kho báu kia chưa được khai quật thì chúng chưa được giải thoát. Chúng còn nói cho tôi biết cách khai quật kho báu ấy.
Tất cả mọi người đều hết sức vui mừng, chủ lâu đài nói sẽ nhận chàng làm con, nếu chàng khai quật được kho báu. Chàng lại xuống căn buồng nhốt chó và khai quật kho báu, mang lên một cái rương toàn vàng là vàng, cũng ngay lúc đó không ai nghe thấy tiếng chó sủa nữa và cũng không biết chúng biến đi đâu mất.
Sống ở lâu đài được một thời gian, chàng trai nảy ra ý nghĩ, mình phải đi Rôm cho biết. Dọc đường, chàng đi qua một đầm lầy và nghe thấy tiếng ếch kêu. Chàng lắng tai nghe và biết rằng ở Rôm đang có tang. Tới nơi, chàng biết giáo hoàng mới qua đời. Giáo hội chưa biết chọn ai lên thay, và quyết định sẽ chọn ai có những dấu hiệu như sứ giả nhà trời thì bầu người ấy lên làm giáo hoàng.
Trong lúc giáo hội vừa mới biểu quyyết như vậy thì chàng trai bước chân tới trước cửa nhà thờ nơi giáo hội đang họp. Bỗng có hai con chim bồ câu trắng sà xuống đậu ngay lên hai vai chàng. Tất cả những người trong giáo hội cho đó là sứ giả nhà trời nên liền hỏi chàng có đồng ý làm giáo hoàng không. Chàng còn đang do dự thì chim bồ câu rỉ tai cứ nhận đi. Chàng được mời đi tắm, thay quần áo để làm lễ nhậm chức. Trong lúc tuyên thệ chàng phải hát một bản thánh ca, nhưng chàng đâu có biết hát bài nào, đôi chim câu nhắc cho chàng hát từ đầu đến cuối bài hát.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
In der Schweiz lebte einmal ein alter Graf, der hatte nur einen einzigen Sohn, aber er war dumm und konnte nichts lernen. Da sprach der Vater: "Höre, mein Sohn, ich bringe nichts in deinen Kopf, ich mag es anfangen, wie ich will. Du mußt fort von hier, ich will dich einem berühmten Meister übergeben. der soll es mit dir versuchen." Der Junge ward in eine fremde Stadt geschickt, und blieb bei dem Meister ein ganzes Jahr. Nach Verlauf dieser Zeit kam er wieder heim, und der Vater fragte: "Nun mein Sohn, was hast du gelernt?" – "Vater, ich habe gelernt, was die Hunde bellen," antwortete er. "Daß Gott erbarm!" rief der Vater aus, "ist das alles, was du gelernt hast? ich will dich in eine andere Stadt zu einem andern Meister tun."
Der Junge ward hingebracht, und blieb bei diesem Meister auch ein Jahr. Als er zurückkam, fragte der Vater wiederum: "Mein Sohn, was hast du gelernt?" Er antwortete: "Vater, ich habe gelernt, was die Vögli sprechen." Da geriet der Vater in Zorn und sprach: "O, du verlorner Mensch, hast die kostbare Zeit hingebracht und nichts gelernt, und schämst dich nicht, mir unter die Augen zu treten? Ich will dich zu einem dritten Meister schicken, aber lernst du auch diesmal nichts, so will ich dein Vater nicht mehr sein." Der Sohn blieb bei dem dritten Meister ebenfalls ein ganzes Jahr, und als er wieder nach Haus kam und der Vater fragte: "Mein Sohn, was hast du gelernt?" so antwortete er: "Lieber Vater, ich habe dieses Jahr gelernt, was die Frösche quaken." Da geriet der Vater in den höchsten Zorn, sprang auf, rief seine Leute herbei und sprach:"Dieser Mensch ist mein Sohn nicht mehr, ich stoße ihn aus und gebiete euch, daß ihr ihn hinaus in den Wald führt und ihm das Leben nehmt." Sie führten ihn hinaus, aber als sie ihn töten sollten, konnten sie nicht vor Mitleiden und ließen ihn gehen. Sie schnitten einem Reh Augen und Zunge aus, damit sie dem Alten die Wahrzeichen bringen konnten.
Der Jüngling wanderte fort und kam nach einiger Zeit zu einer Burg, wo er um Nachtherberge bat. "Ja," sagte der Burgherr, "wenn du da unten in dem alten Turm übernachten willst, so gehe hin, aber ich warne dich, es ist lebensgefährlich, denn er ist voll wilder Hunde, die bellen und heulen in einem fort, und zu gewissen Stunden müssen sie einen Menschen ausgeliefert haben, den sie auch gleich verzehren." Die ganze Gegend war darüber in Trauer und Leid, und konnte doch niemand helfen. Der Jüngling aber war ohne Furcht und sprach: "Laßt mich nur hinab zu den bellenden Hunden, und gebt mir etwas, das ich ihnen vorwerfen kann; mir sollen sie nichts tun." Weil er nun selber nicht anders wollte, so gaben sie ihm etwas Essen für die wilden Tiere und brachten ihn hinab zu dem Turm. Als er hineintrat, bellten ihn die Hunde nicht an, wedelten mit den Schwänzen ganz freundlich um ihn herum, fraßen, was er ihnen hinsetzte, und krümmten ihm kein Härchen. Am andern Morgen kam er zu jedermanns Erstaunen gesund und unversehrt wieder zum Vorschein und sagte zu dem Burgherrn: "Die Hunde haben mir in ihrer Sprache offenbart, warum sie da hausen und dem Lande Schaden bringen. Sie sind verwünscht und müssen einen großen Schatz hüten, der unten im Turme liegt, und kommen nicht eher zur Ruhe, als bis er gehoben ist, und wie dies geschehen muß, das habe ich ebenfalls aus ihren Reden vernommen." Da freuten sich alle, die das hörten, und der Burgherr sagte, er wollte ihn an Sohnes Statt annehmen, wenn er es glücklich vollbrächte. Er stieg wieder hinab, und weil er wußte, was er zu tun hatte, so vollführte er es und brachte eine mit Gold gefüllte Truhe herauf. Das Geheul der wilden Hunde ward von nun an nicht mehr gehört, sie waren verschwunden, und das Land war von der Plage befreit.
Über eine Zeit kam es ihm in den Sinn, er wollte nach Rom fahren. Auf dem Weg kam er an einem Sumpf vorbei, in welchem Frösche saßen und quakten. Er horchte auf, und als er vernahm, was sie sprachen, ward er ganz nachdenklich und traurig. Endlich langte er in Rom an, da war gerade der Papst gestorben, und unter den Kardinälen großer Zweifel, wen sie zum Nachfolger bestimmen sollten. Sie wurden zuletzt einig, derjenige sollte zum Papst erwählt werden, an dem sich ein göttliches Wunderzeichen offenbaren würde. Und als das eben beschlossen war, in demselben Augenblick trat der junge Graf in die Kirche, und plötzlich flogen zwei schneeweiße Tauben auf seine beiden Schultern und blieben da sitzen. Die Geistlichkeit erkannte darin das Zeichen Gottes und fragte ihn auf der Stelle, ob er Papst werden wolle. Er war unschlüssig und wußte nicht, ob er dessen würdig wäre, aber die Tauben redeten ihm zu, daß er es tun möchte, und endlich sagte er "Ja." Da wurde er gesalbt und geweiht, und damit war eingetroffen, was er von den Fröschen unterwegs gehört und was ihn so bestürzt gemacht hatte, daß er der heilige Papst werden sollte. Darauf mußte er eine Messe singen und wußte kein Wort davon, aber die zwei Tauben saßen stets auf seinen Schultern und sagten ihm alles ins Ohr.