Der Herr Gevatter


Cha đỡ đầu


Ein armer Mann hatte so viel Kinder, daß er schon alle Welt zu Gevatter gebeten hatte, und als er noch eins bekam, so war niemand mehr übrig, den er bitten konnte. Er wußte nicht, was er anfangen sollte, legte sich in seiner Betrübnis nieder und schlief ein. Da träumte ihm, er sollte vor das Tor gehen und den ersten, der ihm begegnete, zu Gevatter bitten. Als er aufgewacht war, beschloß er dem Traume zu folgen, ging hinaus vor das Tor, und den ersten, der ihm begegnete, bat er zu Gevatter. Der Fremde schenkte ihm ein Gläschen mit Wasser und sagte 'das ist ein wunderbares Wasser, damit kannst du die Kranken gesund machen, du mußt nur sehen, wo der Tod steht. Steht er beim Kopf, so gib dem Kranken von dem Wasser, und er wird gesund werden, steht er aber bei den Füßen, so ist alle Mühe vergebens, er muß sterben.' Der Mann konnte von nun an immer sagen, ob ein Kranker zu retten war oder nicht, ward berühmt durch seine Kunst und verdiente viel Geld. Einmal ward er zu dem Kind des Königs gerufen, und als er eintrat, sah er den Tod bei dem Kopfe stehen und heilte es mit dem Wasser, und so war es auch bei dem zweitenmal, aber das drittemal stand der Tod bei den Füßen, da mußte das Kind sterben.
Der Mann wollte doch einmal seinen Gevatter besuchen und ihm erzählen, wie es mit dem Wasser gegangen war. Als er aber ins Haus kam, war eine so wunderliche Wirtschaft darin. Auf der ersten Treppe zankten sich Schippe und Besen, und schmissen gewaltig aufeinander los. Er fragte sie 'wo wohnt der Herr Gevatter?' Der Besen antwortete 'eine Treppe höher.'
Als er auf die zweite Treppe kam, sah er eine Menge toter Finger liegen. Er fragte 'wo wohnt der Herr Gevatter?, Einer aus den Fingern antwortete 'eine Treppe höher.' Auf der dritten Treppe lag ein Haufen toter Köpfe, die wiesen ihn wieder eine Treppe höher. Auf der vierten Treppe sah er Fische über dem Feuer stehen, die britzelten in der Pfanne, und backten sich selber. Sie sprachen auch 'eine Treppe höher.' Und als er die fünfte hinaufgestiegen war, so kam er vor eine Stube und guckte durch das Schlüsselloch, da sah er den Gevatter, der ein paar lange Hörner hatte. Als er die Türe aufmachte und hineinging, legte sich der Gevatter geschwind aufs Bett und deckte sich zu. Da sprach der Mann 'Herr Gevatter, was ist für eine wunderliche Wirtschaft in Eurem Hause? als ich auf Eure erste Treppe kam, so zankten sich Schippe und Besen miteinander und schlugen gewaltig aufeinander los.' 'Wie seid Ihr so einfältig,' sagte der Gevatter, 'das war der Knecht und die Magd, die sprachen miteinander.' 'Aber auf der zweiten Treppe sah ich tote Finger liegen.' 'Ei, wie seid Ihr albern! das waren Skorzenerwurzeln.' 'Auf der dritten Treppe lag ein Haufen Totenköpfe.' 'Dummer Mann, das waren Krautköpfe.' 'Auf der vierten sah ich Fische in der Pfanne, die britzelten, und backten sich selber.' Wie er das gesagt hatte, kamen die Fische und trugen sich selber auf. 'Und als ich die fünfte Treppe heraufgekommen war, guckte ich durch das Schlüsselloch einer Tür, und da sah ich Euch, Gevatter, und Ihr hattet lange Hörner.' 'Ei, das ist nicht wahr.' Dem Mann wurde angst, und er lief fort, und wer weiß, was ihm der Herr Gevatter sonst angetan hätte.
Có một người nông dân nghèo nhưng đông con, con nhiều tới mức chẳng còn ai là chưa đứng ra làm cha đỡ đầu cho con của gia đình nông dân này.
Khi lại có thêm một đứa nữa chào đời, bác nông dân đâm ra lo buồn, chẳng biết nhờ ai làm cha đỡ đầu cho đứa bé. Trong lúc lo nghĩ như vậy thì bác ngủ thiếp đi. Trong lúc ngủ bác nằm mơ, người lạ mặt đầu tiên mà bác gặp ở cổng thành thì nên mời làm cha đỡ đầu.
Khi thức giấc, bác nghĩ có lẽ mình cứ làm đúng như trong giấc mơ. Bác ra khỏi nhà, đi tới cổng thành. Gặp người lạ mặt đầu tiên, bác năn nỉ họ làm cha đỡ đầu. Người lạ mặt tặng bác nông dân một ly nước và nói:
- Đây là ly nước kỳ diệu. Bệnh nhân uống vào sẽ khỏe lại. Nhưng phải nhìn xem, thần chết đứng chỗ nào. Nếu thần chết đứng ở phía đầu bệnh nhân thì hãy đưa nước này cho uống. Con bệnh sẽ khỏe lại. Nếu như thần chết đứng ở phía dưới chân bệnh nhân thì có chạy chữa thuốc men cũng vô ích. Con bệnh chắc chắn sẽ chết.
Từ đó trở đi, bác nông dân trở nên nổi tiếng, bác chữa được cho nhiều người khỏi bệnh và kiếm được rất nhiều tiền.
Có lần con nhà vua ốm nặng, bác được triệu tới. Tới nơi, bác thấy thần chết đứng ở phía đầu con bệnh, bác cho uống nước, con bệnh khỏe lại. Lần thứ hai cũng vậy. Nhưng tới lần thứ ba, thần chết đứng ở phía dưới chân con bệnh, lần này đành để con bệnh chết.
Lần ấy, bác nông dân muốn tới thăm cha đỡ đầu của con và nhân tiện kể chuyện chữa bệnh bằng nước kia.
Vừa mới bước vào nhà, bác đã thấy cảnh tượng lạ kỳ. Ở bậc thang thứ nhất thì chổi và xẻng đang đánh nhau dữ dội, ném đủ mọi thứ vào nhau. Bác hỏi chúng:
- Ông chủ cha đỡ đầu ở chỗ nào?
Chổi đáp:
- Ở bậc thang trên.
Khi bước lên tới bậc thang thứ hai, bác thấy một đống ngón tay đã chết. Bác lại hỏi:
- Ông chủ cha đỡ đầu ở chỗ nào?
Một ngón tay cất tiếng:
- Ở bậc thang trên.
Lên tới bậc thang thứ ba, bác thấy toàn sọ người, chúng bảo bác cứ lên bậc thang nữa.
Lên tới bậc thang thứ tư, bác thấy toàn cá là cá. Chúng bơi lượn trong chảo mỡ và tự rán mình (chiên mình). Chúng nói:
- Lên một bậc nữa.
Khi bước lên bậc thang thứ năm, bác bước tới trước một căn phòng và ngó vào trong qua lỗ chìa khóa. Bác thấy cha đỡ đầu có cặp sừng dài. Khi bác mở cửa bước vào thì cha đỡ đầu nhảy vội lên giường đắp chăn. Bác nông dân hỏi cha đỡ đầu:
- Thưa cha đỡ đầu, sao cảnh nhà nom kỳ lạ vậy? Ở bậc thang thứ nhất thì chổi và xẻng cãi lộn và đánh nhau dữ dội.
- Bác sao ngây thơ vậy, thằng ở và con hầu, chúng đứng nói chuyện với nhau mà.
- Ở bậc thang thứ hai thì toàn ngón tay chết khô.
- Bác khờ khạo quá, đó là đống rễ cây đấy.
- Ở bậc thang thứ ba thì toàn sọ người.
- Quân ngô nghê, đấy là đống bắp cải.
- Ở bậc thang thứ tư tôi thấy cá bơi trong chảo và tự chiên mình.
Bác vừa nói xong thì cá ở đâu bay tới.
- Tới bậc thang thứ năm, ngó qua lỗ khóa tôi thấy cha đỡ đầu có hai cái sừng dài.
- Ái chà, sao lại có chuyện thế nhỉ!
Lúc này bác nông dân đâm hoảng sợ, chạy ngay khỏi nhà cha đỡ đầu. Ai mà biết được, bác có bị sao không.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng