Die beiden Wanderer


Ác giả ác báo


Berg und Tal begegnen sich nicht, wohl aber die Menschenkinder, zumal gute und böse. So kam auch einmal ein Schuster und ein Schneider auf der Wanderschaft zusammen. Der Schneider war ein kleiner hübscher Kerl und war immer lustig und guter Dinge. Er sah den Schuster von der andern Seite herankommen, und da er an seinem Felleisen merkte, was er für ein Handwerk trieb, rief er ihm ein Spottliedchen zu:
"nähe mir die Naht,
ziehe mir den Draht,
streich ihn rechts und links mit Pech,
schlag'schlag mir fest den Zweck."
Der Schuster aber konnte keinen Spaß vertragen, er verzog ein Gesicht, als wenn er Essig getrunken hätte, und machte Miene, das Schneiderlein am Kragen zu packen. Der kleine Kerl fing aber an zu lachen, reichte ihm seine Flasche und sprach: "Es ist nicht bös gemeint, trink einmal und schluck die Galle hinunter." Der Schuster tat einen gewaltigen Schluck, und das Gewitter auf seinem Gesicht fing an sich zu verziehen. Er gab dem Schneider die Flasche zurück und sprach: "Ich habe ihr ordentlich zugesprochen, man sagt wohl vom vielen Trinken, aber nicht vom großen Durst. Wollen wir zusammen wandern?" "Mir ist's recht," antwortete der Schneider, "wenn du nur Lust hast, in eine große Stadt zu gehen, wo es nicht an Arbeit fehlt." "Gerade dahin wollte ich auch," antwortete der Schuster, "in einem kleinen Nest ist nichts zu verdienen, und auf dem Lande gehen die Leute lieber barfuß." Sie wanderten also zusammen weiter und setzten immer einen Fuß vor den andern wie die Wiesel im Schnee.
Zeit genug hatten sie beide, aber wenig zu beißen und zu brechen. Wenn sie in eine Stadt kamen, so gingen sie umher und grüßten das Handwerk, und weil das Schneiderlein so frisch und munter aussah und so hübsche rote Backen hatte, so gab ihm jeder gerne, und wenn das Glück gut war, so gab ihm die Meistertochter unter der Haustüre auch noch einen Kuß auf den Weg. Wenn er mit dem Schuster wieder zusammentraf, so hatte er immer mehr in seinem Bündel. Der griesgrämige Schuster schnitt ein schiefes Gesicht und meinte: "Je größer der Schelm, je größer das Glück." Aber der Schneider fing an zu lachen und zu singen und teilte alles, was er bekam, mit seinem Kameraden. Klingelten nun ein paar Groschen in seiner Tasche, so ließ er auftragen, schlug vor Freude auf den Tisch, daß die Gläser tanzten, und es hieß bei ihm "leicht verdient und leicht vertan."
Als sie eine Zeitlang gewandert waren, kamen sie an einen großen Wald, durch welchen der Weg nach der Königsstadt ging. Es führten aber zwei Fußsteige hindurch, davon war der eine sieben Tage lang, der andere nur zwei Tage, aber niemand von ihnen wußte, welcher der kürzere Weg war. Die zwei Wanderer setzten sich unter einen Eichenbaum und ratschlagten, wie sie sich vorsehen und für wie viel Tage sie Brot mitnehmen wollten. Der Schuster sagte: "Man muß weiter denken, als man geht, ich will für sieben Tage Brot mitnehmen." "Was," sagte der Schneider, "für sieben Tage Brot auf dem Rücken schleppen wie ein Lasttier und sich nicht umschauen? Ich halte mich an Gott und kehre mich an nichts. Das Geld, das ich in der Tasche habe, das ist im Sommer so gut als im Winter, aber das Brot wird in der heißen Zeit trocken und obendrein schimmelig. Mein Rock geht auch nicht länger als auf die Knöchel. Warum sollen wir den richtigen Weg nicht finden? Für zwei Tage Brot und damit gut." Es kaufte sich also ein jeder sein Brot, dann gingen sie auf gut Glück in den Wald hinein.
In dem Wald war es so still wie in einer Kirche. Kein Wind wehte, kein Bach rauschte, kein Vogel sang, und durch die dichtbelaubten Äste drang kein Sonnenstrahl. Der Schuster sprach kein Wort, ihn drückte das schwere Brot auf dem Rücken, daß ihm der Schweiß über sein verdrießliches und finsteres Gesicht herabfloß. Der Schneider aber war ganz munter, sprang daher, pfiff auf einem Blatt oder sang ein Liedchen und dachte: "Gott im Himmel muß sich freuen, daß ich so lustig bin." Zwei Tage ging das so fort, aber als am dritten Tag der Wald kein Ende nehmen wollte und der Schneider sein Brot aufgegessen hatte, so fiel ihm das Herz doch eine Elle tiefer herab; indessen verlor er nicht den Mut, sondern verließ sich auf Gott und auf sein Glück. Den dritten Tag legte er sich abends hungrig unter einen Baum und stieg den andern Morgen hungrig wieder auf. So ging es auch den vierten Tag, und wenn der Schuster sich auf einen umgestürzten Baum setzte und seine Mahlzeit verzehrte, so blieb dem Schneider nichts als das Zusehen. Bat er um ein Stückchen Brot, so lachte der andere höhnisch und sagte: "Du bist immer so lustig gewesen, da kannst du auch einmal versuchen, wies tut, wenn man unlustig ist; die Vögel, die morgens zu früh singen, die stößt abends der Habicht," kurz, er war ohne Barmherzigkeit. Aber am fünften Morgen konnte der arme Schneider nicht mehr aufstehen und vor Mattigkeit kaum ein Wort herausbringen; die Backen waren ihm weiß und die Augen rot. Da sagte der Schuster zu ihm: "Ich will dir heute ein Stück Brot geben, aber dafür will ich dir dein rechtes Auge ausstechen." Der unglückliche Schneider, der doch gerne sein Leben erhalten wollte, konnte sich nicht anders helfen: er weinte noch einmal mit beiden Augen und hielt sie dann hin, und der Schuster, der ein Herz von Stein hatte, stach ihm mit einem scharfen Messer das rechte Auge aus. Dem Schneider kam in den Sinn, was ihm sonst seine Mutter gesagt hatte, wenn er in der Speisekammer genascht hatte: "Essen, soviel man mag, und leiden, was man muß." Als er sein teuer bezahltes Brot verzehrt hatte, machte er sich wieder auf die Beine, vergaß sein Unglück und tröstete sich damit, daß er mit einem Auge noch immer genug sehen könnte. Aber am sechsten Tag meldete sich der Hunger aufs neue und zehrte ihm fast das Herz auf. Er fiel abends bei einem Baum nieder, und am siebenten Morgen konnte er sich vor Mattigkeit nicht erheben, und der Tod saß ihm im Nacken. Da sagte der Schuster: "Ich will Barmherzigkeit ausüben und dir nochmals Brot geben; umsonst bekommst du es nicht, ich steche dir dafür das andere Auge noch aus." Da erkannte der Schneider sein leichtsinniges Leben, bat den lieben Gott um Verzeihung und sprach: "Tue, was du mußt, ich will leiden, was ich muß; aber bedenke, daß unser Herrgott nicht jeden Augenblick richtet, und daß eine andere Stunde kommt, wo die böse Tat vergolten wird, die du an mir verübst und die ich nicht an dir verdient habe. Ich habe in guten Tagen mit dir geteilt, was ich hatte. Mein Handwerk ist der Art, daß Stich muß Stich vertreiben. Wenn ich keine Augen mehr habe, und nicht mehr nähen kann, so muß ich betteln gehen. Laß mich nur, wenn ich blind bin, hier nicht allein liegen, sonst muß ich verschmachten." Der Schuster aber, der Gott aus seinem Herzen vertrieben hatte, nahm das Messer und stach ihm noch das linke Auge aus. Dann gab er ihm ein Stück Brot zu essen, reichte ihm einen Stock und führte ihn hinter sich her.
Als die Sonne unterging, kamen sie aus dem Wald, und vor dem Wald auf dem Feld stand ein Galgen. Dahin leitete der Schuster den blinden Schneider, ließ ihn dann liegen und ging seiner Wege. Vor Müdigkeit, Schmerz und Hunger schlief der Unglückliche ein und schlief die ganze Nacht. Als der Tag dämmerte, erwachte er, wußte aber nicht, wo er lag. An dem Galgen hingen zwei arme Sünder, und auf dem Kopfe eines jeden saß eine Krähe. Da fing der eine an zu sprechen: "Bruder, wachst du?" "Ja, ich wache," antwortete der zweite. "So will ich dir etwas sagen," fing der erste wieder an, "der Tau, der heute Nacht über uns vom Galgen herabgefallen ist, der gibt jedem, der sich damit wäscht, die Augen wieder. Wenn das die Blinden wüßten, wie mancher könnte sein Gesicht wiederhaben der nicht glaubt, daß das möglich sei." Als der Schneider das hörte, nahm er sein Taschentuch, drückte es auf das Gras, und als es mit dem Tau befeuchtet war, wusch er seine Augenhöhlen damit. Alsbald ging in Erfüllung, was der Gehenkte gesagt hatte, und ein Paar frische und gesunde Augen füllten die Höhlen. Es dauerte nicht lange, so sah der Schneider die Sonne hinter den Bergen aufsteigen, vor ihm in der Ebene lag die große Königsstadt mit ihren prächtigen Toren und hundert Türmen, und die goldenen Knöpfe und Kreuze, die auf den Spitzen standen, fingen an zu glühen. Er unterschied jedes Blatt an den Bäumen, erblickte die Vögel, die vorbeiflogen, und die Mücken, die in der Luft tanzten. Er holte eine Nähnadel aus der Tasche, und als er den Zwirn einfädeln konnte, so gut, als er es je gekonnt hatte, so sprang sein Herz vor Freude. Er warf sich auf seine Knie, dankte Gott für die erwiesene Gnade und sprach seinen Morgensegen, er vergaß auch nicht, für die armen Sünder zu bitten, die da hingen wie der Schwengel in der Glocke, und die der Wind aneinander schlug. Dann nahm er sein Bündel auf den Rücken, vergaß bald das ausgestandene Herzeleid und ging unter Singen und Pfeifen weiter.
Das erste, was ihm begegnete, war ein braunes Füllen, das frei im Felde herumsprang. Er packte es an der Mähne, wollte sich aufschwingen und in die Stadt reiten. Das Füllen aber bat um seine Freiheit: "Ich bin noch zu jung," sprach es, "auch ein leichter Schneider wie du bricht mir den Rücken entzwei, laß mich laufen, bis ich stark geworden bin. Es kommt vielleicht eine Zeit, wo ich dirs lohnen kann." "Lauf hin," sagte der Schneider, "ich sehe, du bist auch so ein Springinsfeld." Er gab ihm noch einen Hieb mit der Gerte über den Rücken, daß es vor Freude mit den Hinterbeinen ausschlug, über Hecken und Gräben setzte und in das Feld hineinjagte.
Aber das Schneiderlein hatte seit gestern nichts gegessen. "Die Sonne," sprach er, "füllt mir zwar die Augen, aber das Brot nicht den Mund. Das erste, was mir begegnet und halbwegs genießbar ist, das muß herhalten." Indem schritt ein Storch ganz ernsthaft über die Wiese daher. "Halt, halt," rief der Schneider und packte ihn am Bein, "ich weiß nicht, ob du zu genießen bist, aber mein Hunger erlaubt mir keine lange Wahl, ich muß dir den Kopf abschneiden und dich braten." "Tue das nicht," antwortete der Storch, "ich bin ein heiliger Vogel, dem niemand ein Leid zufügt, und der den Menschen großen Nutzen bringt. Läßt du mir mein Leben, so kann ich dirs ein andermal vergelten." "So zieh ab, Vetter Langbein," sagte der Schneider. Der Storch erhob sich, ließ die langen Beine hängen und flog gemächlich fort.
"Was soll daraus werden?" sagte der Schneider zu sich selbst, "mein Hunger wird immer größer und mein Magen immer leerer. Was mir jetzt in den Weg kommt, das ist verloren." Indem sah er auf einem Teich ein paar junge Enten daherschwimmen. "Ihr kommt ja wie gerufen," sagte er, packte eine davon, und wollte ihr den Hals umdrehen. Da fing eine alte Ente, die in dem Schilf steckte, laut an zu kreischen, schwamm mit aufgesperrtem Schnabel herbei und bat ihn flehentlich, sich ihrer lieben Kinder zu erbarmen. "Denkst du nicht," sagte sie, "wie deine Mutter jammern würde, wenn dich einer wegholen und dir den Garaus machen wollte?" "Sei nur still," sagte der gutmütige Schneider, "du sollst deine Kinder behalten," und setzte die Gefangene wieder ins Wasser.
Als er sich umkehrte, stand er vor einem alten Baum, der halb hohl war, und sah die wilden Bienen aus- und einfliegen. "Da finde ich gleich den Lohn für meine gute Tat," sagte der Schneider, "der Honig wird mich laben." Aber der Weisel kam heraus, drohte und sprach: "Wenn du mein Volk anrührst und mein Nest zerstörst, so sollen dir unsere Stacheln wie zehntausend glühende Nadeln in die Haut fahren. Läßt du uns aber in Ruhe und gehst deiner Wege, so wollen wir dir ein andermal dafür einen Dienst leisten."
Das Schneiderlein sah, daß auch hier nichts anzufangen war. "Drei Schüsseln leer," sagte er, "und auf der vierten nichts, das ist eine schlechte Mahlzeit." Er schleppte sich also mit seinem ausgehungerten Magen in die Stadt, und da es eben zu Mittag läutete, so war für ihn im Gasthaus schon gekocht, und er konnte sich gleich zu Tisch setzen. Als er satt war, sagte er: "Nun will ich auch arbeiten." Er ging in der Stadt umher, suchte einen Meister und fand auch bald ein gutes Unterkommen. Da er aber sein Handwerk von Grund aus gelernt hatte, so dauerte es nicht lange, er ward berühmt, und jeder wollte seinen neuen Rock von dem kleinen Schneider gemacht haben. Alle Tage nahm sein Ansehen zu. "Ich kann in meiner Kunst nicht weiterkommen," sprach er, "und doch gehts jeden Tag besser." Endlich bestellte ihn der König zu seinem Hofschneider.
Aber wie's in der Welt geht: an demselben Tag war sein ehemaliger Kamerad, der Schuster, auch Hofschuster geworden. Als dieser den Schneider erblickte und sah, daß er wieder zwei gesunde Augen hatte, so peinigte ihn das Gewissen. "Ehe er Rache an mir nimmt," dachte er bei sich selbst, "muß ich ihm eine Grube graben." Wer aber andern eine Grube gräbt, fällt selbst hinein. Abends, als er Feierabend gemacht hatte und es dämmerig geworden war, schlich er sich zu dem König und sagte: "Herr König, der Schneider ist ein übermütiger Mensch und hat sich vermessen, er wollte die goldene Krone wieder herbeischaffen, die vor alten Zeiten ist verloren gegangen." "Das sollte mir lieb sein," sprach der König, ließ den Schneider am andern Morgen vor sich fordern und befahl ihm, die Krone wieder herbeizuschaffen, oder für immer die Stadt zu verlassen. "Oho," dachte der Schneider, "ein Schelm gibt mehr, als er hat. Wenn der murrköpfige König von mir verlangt, was kein Mensch leisten kann, so will ich nicht warten bis morgen, sondern gleich heute wieder zur Stadt hinauswandern." Er schnürte also sein Bündel, als er aber aus dem Tor heraus war, so tat es ihm doch leid, daß er sein Glück aufgegeben und die Stadt, in der es ihm so wohl gegangen war, mit dem Rücken ansehen sollte. Er kam zu dem Teich, wo er mit den Enten Bekanntschaft gemacht hatte, da saß gerade die Alte, der er ihre Jungen gelassen hatte, am Ufer und putzte sich mit dem Schnabel. Sie erkannte ihn gleich und fragte, warum er den Kopf so hängen lasse. "Du wirst dich nicht wundern, wenn du hörst, was mir begegnet ist," antwortete der Schneider und erzählte ihr sein Schicksal. "Wenns weiter nichts ist," sagte die Ente, "da können wir Rat schaffen. Die Krone ist ins Wasser gefallen und liegt unten auf dem Grund, wie bald haben wir sie wieder heraufgeholt. Breite nur derweil dein Taschentuch ans Ufer aus." Sie tauchte mit ihren zwölf Jungen unter , und nach fünf Minuten war sie wieder oben und saß mitten in der Krone, die auf ihren Fittichen ruhte, und die zwölf Jungen schwammen rund herum, hatten ihre Schnäbel untergelegt und halfen tragen. Sie schwammen ans Land und legten die Krone auf das Tuch. Du glaubst nicht, wie prächtig die Krone war, wenn die Sonne darauf schien, so glänzte sie wie hunderttausend Karfunkelsteine. Der Schneider band sein Tuch mit den vier Zipfeln zusammen und trug sie zum König, der in einer Freude war und dem Schneider eine goldene Kette um den Hals hing.
Als der Schuster sah, daß der eine Streich mißlungen war, so besann er sich auf einen zweiten, trat vor den König und sprach: "Herr König, der Schneider ist wieder so übermütig geworden, er vermißt sich, das ganze königliche Schloß mit allem, was darin ist, los und fest, innen und außen, in Wachs abzubilden." Der König ließ den Schneider kommen und befahl ihm, das ganze königliche Schloß mit allem, was darin wäre, los und fest, innen und außen, in Wachs abzubilden, und wenn er es nicht zustande brächte, oder es fehlte nur ein Nagel an der Wand, so sollte er zeitlebens unter der Erde gefangen sitzen. Der Schneider dachte: "Es kommt immer ärger, das hält kein Mensch aus," warf sein Bündel auf den Rücken und wanderte fort. Als er an den hohlen Baum kam, setzte er sich nieder und ließ den Kopf hängen. Die Bienen kamen herausgeflogen, und der Weisel fragte ihn, ob er einen steifen Hals hätte, weil er den Kopf so schief hielt. "Ach nein," antwortete der Schneider, "mich drückt etwas anderes." Und erzählte, was der König von ihm gefordert hatte. Die Bienen fingen an untereinander zu summen und zu brummen, und der Weisel sprach: "Geh nur wieder nach Haus, komm aber morgen um diese Zeit wieder und bring ein großes Tuch mit, so wird alles gut gehen." Da kehrte er wieder um, die Bienen aber flogen nach dem königlichen Schloß geradezu in die offenen Fenster hinein, krochen in allen Ecken herum und besahen alles aufs genaueste. Dann liefen sie zurück und bildeten das Schloß in Wachs nach mit einer solchen Geschwindigkeit, daß man meinte, es wüchse einem vor den Augen. Schon am Abend war alles fertig, und als der Schneider am folgenden Morgen kam, so stand das ganze prächtige Gebäude da, und es fehlte kein Nagel an der Wand und kein Ziegel auf dem Dach; dabei war es zart und schneeweiß, und roch süß wie Honig. Der Schneider packte es vorsichtig in sein Tuch und brachte es dem König, der aber konnte sich nicht genug verwundern, stellte es in seinem größten Saal auf und schenkte dem Schneider dafür ein großes steinernes Haus.
Der Schuster ab ließ nicht nach, ging zum drittenmal zu dem König und sprach: "Herr König, dem Schneider ist zu Ohren gekommen, daß auf dem Schloßhof kein Wasser springen will, da hat er sich vermessen, es solle mitten im Hof mannshoch aufsteigen und hell sein wie Kristall." Da ließ der König den Schneider herbeiholen und sagte: "Wenn nicht morgen ein Strahl von Wasser in meinem Hof springt, wie du versprochen hast, so soll dich der Scharfrichter auf demselben Hof um einen Kopf kürzer machen." Der arme Schneider besann sich nicht lange und eilte zum Tore hinaus, und weil es ihm diesmal ans Leben gehen sollte, so rollten ihm die Tränen über die Backen herab. Indem er so voll Trauer dahinging, kam das Füllen herangesprungen, dem er einmal die Freiheit geschenkt hatte, und aus dem ein hübscher Brauner geworden war. "Jetzt kommt die Stunde" sprach er zu ihm, "wo ich dir deine Guttat vergelten kann. Ich weiß schon, was dir fehlt, aber es soll dir bald geholfen werden, sitz nur auf, mein Rücken kann deiner zwei tragen." Dem Schneider kam das Herz wieder, er sprang in einem Satz auf, und das Pferd rennte in vollem Lauf zur Stadt hinein und geradezu auf den Schloßhof. Da jagte es dreimal rund herum, schnell wie der Blitz, und beim drittenmal stürzte es nieder. In dem Augenblick aber krachte es furchtbar: ein Stück Erde sprang in der Mitte des Hofs wie eine Kugel in die Luft und über das Schloß hinaus, und gleich dahinterher erhob sich ein Strahl von Wasser so hoch wie Mann und Pferd, und das Wasser war so rein wie Kristall, und die Sonnenstrahlen fingen an darauf zu tanzen. Als der König das sah, stand er vor Verwunderung auf, ging und umarmte das Schneiderlein im Angesicht aller Menschen.
Aber das Glück dauerte nicht lange. Der König hatte Töchter genug, eine immer schöner als die andere, aber keinen Sohn. Da begab sich der boshafte Schuster zum viertenmal zu dem Könige und sprach: "Herr König, der Schneider läßt nicht ab von seinem Üermut. Jetzt hat er sich vermessen, wenn er wolle, so könne er dem Herrn König einen Sohn durch die Lüfte herbeitragen lassen." Der König ließ den Schneider rufen und sprach: "Wenn du mir binnen neun Tagen einen Sohn bringen läßt, so sollst du meine äIteste Tochter zur Frau haben." "Der Lohn ist freilich groß," dachte das Schneiderlein, "da täte man wohl ein übriges, aber die Kirschen hängen mir zu hoch: wenn ich danach steige, so bricht unter mir der Ast, und ich falle herab." Er ging nach Haus, setzte sich mit unterschlagenen Beinen auf seinen Arbeitstisch und bedachte sich, was zu tun wäre. "Es geht nicht," rief er endlich aus, "ich will fort, hier kann ich doch nicht in Ruhe leben." Er schnürte sein Bündel und eilte zum Tore hinaus. Als er auf die Wiesen kam, erblickte er seinen alten Freund, den Storch, der da wie ein Weltweiser auf- und abging, zuweilen still stand, einen Frosch in nähere Betrachtung nahm und ihn endlich verschluckte. Der Storch kam heran und begrüßte ihn. "Ich sehe," hub er an, "du hast deinen Ranzen auf dem Rücken, warum willst du die Stadt verlassen?" Der Schneider erzählte ihm, was der König von ihm verlangt hatte und er nicht erfüllen konnte, und jammerte über sein Mißgeschick. "Laß dir darüber keine grauen Haare wachsen," sagte der Storch, "ich will dir aus der Not helfen. Schon lange bringe ich die Wickelkinder in die Stadt, da kann ich auch einmal einen kleinen Prinzen aus dem Brunnen holen. Geh heim und verhalte dich ruhig. Heut über neun Tage begib dich in das königliche Schloß, da will ich kommen." Das Schneiderlein ging nach Haus und war zu rechter Zeit in dem Schloß. Nicht lange, so kam der Storch herangeflogen und klopfte ans Fenster. Der Schneider öffnete ihm, und Vetter Langbein stieg vorsichtig herein und ging mit gravitätischen Schritten über den glatten Marmorboden; er hatte aber ein Kind im Schnabel, das schön wie ein Engel, und seine Händchen nach der Königin ausstreckte. Er legte es ihr auf den Schoß, und sie herzte und küßte es, und war vor Freude außer sich. Der Storch nahm, bevor er wieder wegflog, seine Reisetasche von der Schulter herab und überreichte sie der Königin. Es steckten Tüten darin mit bunten Zuckererbsen, sie wurden unter die kleinen Prinzessinnen verteilt, Die äIteste aber erhielt nichts, sondern bekam den lustigen Schneider zum Mann. "Es ist mir geradeso," sprach der Schneider, "als wenn ich das große Los gewonnen hätte. Meine Mutter hatte doch recht, die sagte immer, wer auf Gott vertraut und nur Glück hat, dem kanns nicht fehlen."
Der Schuster mußte die Schuhe machen, in welchen das Schneiderlein auf dem Hochzeitfest tanzte, hernach ward ihm befohlen, die Stadt auf immer zu verlassen. Der Weg nach dem Wald führte ihn zu dem Galgen. Von Zorn, Wut und der Hitze des Tages ermüdet, warf er sich nieder. Als er die Augen zumachte und schlafen wollte, stürzten die beiden Krähen von den Köpfen der Gehenkten mit lautem Geschrei herab und hackten ihm die Augen aus. Unsinnig rannte er in den Wald und muß darin verschmachtet sein, denn es hat ihn niemand wieder gesehen oder etwas von ihm gehört.
Núi non không giáp mặt nhau được, nhưng con người ta, dù là kẻ xấu hay người tốt, thế nào cũng có lúc gặp nhau. Trên đường đi chu du hành nghề có lần bác thợ giày và bác thợ may lại gặp nhau. Bác thợ may dáng người nhỏ bé đẹp trai, tính hay bông đùa nhưng tốt bụng.
Nhìn hòm đồ người kia mang theo, bác thợ may đoán biết được người kia làm nghề gì, bác cất giọng hát một cách giễu cợt:
Khâu cho tôi một đường,
Rút sợi này cho tôi,
Vuốt chỉ bằng sáp nhé,
Nhớ đóng đanh cho chắc.
Vốn tính không ưa đùa giỡn, bác thợ giày nhăn mặt như đã uống phải dấm, lăm lăm xông tới như muốn vặn ngược cổ bác thợ may. Bác thợ may nhỏ nhắn nhoẻn cười, đưa rượu mời làm lành:
- Có chi mà giận nhau thế? Uống thử chút đỉnh, nuốt giận làm lành người anh em.
Bác thợ giày tu luôn một hơi dài, cơn giận trên mặt cũng biến luôn theo, bác trao trả bác thợ may bình rượu và nói:
- Tôi đã tu một hơi dài cẩn thận. Người ta thường nói uống nhiều, chứ không nói khát nhiều. Nào, giờ chúng ta cùng đi chu du thiên hạ chứ?
Bác thợ may trả lời:
- Tôi thế nào cũng được, miễn là bác cũng có hứng cùng đi tới thành phố lớn, nơi sẵn công ăn việc làm.
Bác thợ giày nói:
- Chính tôi cũng định tới thành phố lớn. Ở những nơi nhỏ bé hẻo lánh khó kiếm ăn lắm, còn ở nhà quê thì toàn người chân đất với nhau.
Hai người lại tiếp tục cuộc hành trình, nối gót nhau như chân chồn chạy trên tuyết.
Thời giờ thì sẵn, đồ ăn gặm cho qua ngày thì thiếu. Đến thành phố nào cũng vậy, cả hai bác đều đi dạo một lượt rồi đến chào phường thợ cùng nghề. Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, đôi má ửng hồng, nom nhanh nhẹn nên hễ có việc là phường thợ gọi ngay đến làm. Bác cũng có duyên lắm. Cô con gái thợ cả lén cha mình ôm hôn bác phó may ở sau cửa ra vào. Mỗi khi hai người gặp nhau, ruột tượng của bác phó may lại phồng thêm lên một chút. Bác thợ giày vốn hay cau có, thấy vậy mặt càng nhăn nhó, bác thở dài:
- Càng láu cá ranh mãnh, lại càng hay gặp may!
Bác phó may lúc nào cũng tươi cười, ca hát, kiếm được bao nhiêu là bác chia ngay cho bạn. Hễ có dăm ba đồng xủng xẻng trong túi là bác móc ngay ra gọi món nhậu, khoái chí khoa tay đập bàn, đập ghế làm cho cốc chén nhảy múa trên bàn. Bác luôn nghĩ: Có đồng vào phải có đồng ra chứ. Sau một thời gian đi lang thang hai người tới một khu rừng rộng. Qua khu rừng là tới kinh đô, nhưng ngay cửa rừng lại có hai đường mòn dẫn tới kinh đô, một đường đi mất bảy ngày, con đường kia chỉ mất có hai ngày. Cả hai bác đều không biết đường nào là ngắn hơn. Họ ngồi xuống dưới gốc một cây sồi để bàn tính nên mang bao nhiêu ngày lương khô đi theo thì đủ để ăn dọc đường. Bác thợ giày nói:
- Người ta phải biết lo xa. Cứ tính dư ra một chút. Theo tôi thì nên mang bánh mì cho bảy ngày đi đường.
Bác thợ may nói:
- Lo xa cái gì nào? Còng lưng ra mà tải bánh bảy ngày như một con lừa, không hề được nhìn ngang, nhìn dọc. Tôi không có theo ai hết. Tiền để trong túi thì mùa nào cũng vậy, mùa hè cũng như mùa đông. Nhưng mà bánh mì, trời oi bức có khi vỏ khô, ruột mốc. Tôi không thể tính quẩn như vậy được. Tại sao chúng ta lại không tìm ra được con đường ngắn mà đi? Chỉ phải mang bánh mì ăn hai ngày, thế có phải là tốt không nào?
Thế rồi ai lo phận nấy, chỉ mua phần bánh như mình tính. Xong xuôi, cả hai băng rừng, phó mặc số phận cho trời.
Trong rừng yên tĩnh như trong nhà thờ. Không có gió thổi, không có tiếng suối róc rách, cũng chẳng có tiếng chim hót líu lo, và không một ánh nắng nào chiếu lọt qua được cành lá rậm rạp, bác thợ giày chẳng nói lấy một lời, vì bánh mì nặng trĩu trên lưng làm cho bác mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Mồ hôi chảy từng giọt trên bộ mặt cau có, tối xầm của bác. Trái lại, bác phó may vẫn tươi tỉnh, tay chân vung vẩy lấy lá thổi kèn hay cất giọng ca một bài, bác nghĩ bụng:
- Trời thấy ta vui nhộn thế này ắt trời mừng lắm!
Thoắt đã hai ngày trôi qua. Sang ngày thứ ba, bác thợ may đã ăn hết sạch cả bánh mà vẫn chưa đi hết cánh rừng, bác đã bắt đầu cảm thấy lo lo, nhưng rồi bác vẫn không nản lòng, còn tin mình sẽ gặp may. Tối thứ ba, bác đành nhịn đói nằm ngủ dưới gốc cây, sáng hôm sau đứng dậy đi tiếp với cái dạ dày lép kẹp. Ngày thứ tư cũng trôi qua y như thế. Khi bác thợ giày ngồi lên thân cây đổ ngang đường, lấy bánh ra ăn thì bác thợ may đành ngồi nhìn. Mỗi khi bác xin bánh thì người bạn đồng hành kia lại cười chế giễu và nói:
- Bác lúc nào cũng vui nhộn lắm cơ mà? Giờ thử nếm mùi xem khi người ta chẳng còn gì để vui nhộn nữa thì sẽ như thế nào? Loài chim sớm ra đã hót thì tối đến sẽ bị diều hâu ăn thịt.
Nói tóm lại, bác thợ giày là một con người nhẫn tâm.
Nhưng tới sáng ngày thứ năm thì bác thợ may khốn khó kia không đứng dậy nổi nữa, mệt lả không nói nổi lấy một lời, mắt đỏ ngầu, hai má trắng bệch. Lúc đó bác thợ giày bảo bác thợ may:
- Ngày hôm nay tôi đưa cho bác một miếng bánh, nhưng để đền bù vào đó bác phải để cho tôi chọc lấy mắt bên phải.
Bác thợ may bất hạnh kia chẳng biết cứu mình bằng cách gì nữa, bác muốn sống nên đành đồng ý. Bác khóc, hai mắt giàn giụa nước mắt, đoạn rồi bác dướn người, giơ mắt dể tên thợ giày - con người có trái tim đá - lấy mũi dao sắt khoét mắt phải. Chợt bác thợ may nhớ tới lời mẹ bác thường nói khi bác còn bé bị mẹ bắt quả tang ăn vụng trong bếp. "Ăn thì ăn cho căng bụng, nếu có bị đòn thì cắn răng mà chịu đựng nhé."
Đổi miếng ăn bằng một giá quá đắt, khi ăn xong, bác thợ may lại đứng dậy đi, quên ngay điều bất hạnh của mình, chẳng những thế bác còn tự an ủi:
- Còn một mắt cũng quá đủ để nhìn.
Nhưng sang ngày thứ sáu, cơn đói lại kéo đến, đói cồn cào, tim như muốn ngừng đập. Tối đến bác không còn đủ sức để ngồi xuống, cứ để mặc cho thân mình đổ vật xuống một gốc cây mà ngủ. Sáng ngày thứ bảy, sức đã kiệt, bác thợ may không đứng dậy nổi nữa, cảm thấy lưỡi hái thần chết đã nằm kề bên gáy. Lúc đó tên thợ giày nói:
- Tôi cũng muốn làm ơn làm phúc, cho bác một miếng bánh nữa, nhưng làm gì có chuyện cho không, bác phải để tôi khoét một mắt kia.
Bây giờ bác thợ may mới thấy mình sống không biết lo xa, đành ngồi cầu chúa tha lỗi cho mình và nói:
Được, bác cứ làm,
Những điều bác muốn,
Tôi đành cam lòng
Chịu theo số phận
Nhưng bác nhớ lấy,
Sự đời đổi thay
Ác giả ác báo.
- Tôi có làm gì bác đâu? Tôi đã từng chia ngọt xẻ bùi với bác trong những ngày tôi ăn nên làm ra. Nghề tôi phải khâu từng mũi kim, đường chỉ. Tôi mất đôi mắt sẽ không khâu được nữa, chỉ còn cách đi xin ăn. Khi tôi đã mù cả hai mắt, xin bác đừng bỏ tôi một mình ở lại đây, kẻo tôi chết vì đói khát.
Tên thợ giày lấy dao khoét nốt mắt trái của bác thợ may, đoạn đưa cho bác một miếng bánh để ăn, trao cho cái gậy và dắt đi theo mình.
Lúc mặt trời lặn thì hai người vừa ra khỏi rừng. Trước mặt họ là một cánh đồng, cách đó không xa, là một cái giá treo cổ. Tên thợ giày dẫn bác tới gần giá treo cổ, bỏ mặc bác ở đấy, rồi đi tiếp.
Mệt mỏi, đói khát, đau nhức làm cho bác thợ may khốn khổ kia ngủ thiếp đi một giấc cho tới sáng. Hôm sau, lúc tảng sáng, bác thức dậy, chẳng biết mình đang ở nơi nao.
Thấy đau rát ở mắt, bác thợ may liền lấy khăn tay thấm xuống đám cỏ có sương đọng, rồi đưa lên lau hai hốc mắt. Chỉ một lát sau, xảy ra một điều kỳ lạ: Nằm trong hai hốc mắt bây giờ là hai con ngươi đen lánh - Hai mắt bác thợ may đã sáng lại! Sau khi đã định thần, bác trông thấy mặt trời mọc sau lưng núi, dưới đồng bằng trước mặt là kinh đô to lớn, có thành quách nguy nga, có hàng trăm tháp chuông, trên ngọn tháp là chữ thập mạ vàng óng ánh dưới nắng mặt trời. Giờ bác đã nhìn rõ được từng chiếc lá trên cây, những đàn chim đang bay qua, thấy cả muỗi đang bay vo ve trong không khí. Bác lấy một chiếc kim khâu ở túi ra, xâu chỉ thấy lẹ như khi xưa, lòng bác tràn ngập vui sướng. Rồi bác quẩy gói lên lưng, quên ngay hết nỗi khổ đau vừa mới trải qua. Bác lại tiếp tục lên đường, vừa đi vừa ca hát, huýt sáo vang lừng.
Trước tiên, bác gặp một con ngựa non lông màu nâu đang chạy lăng xăng ngoài cánh đồng. Bác nắm bờm nó, định nhảy lên cưỡi để đi vào thành phố, nhưng ngựa van bác:
- Tôi còn bé bỏng, một người nhỏ nhắn như ông cưỡi lên cũng đủ gãy lưng. Xin ông để cho tôi chạy nhảy cho tới khi tôi tráng kiện. Có lẽ sau này thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thôi được, thế thì chạy đi! Tao thấy mày cũng còn đang tuổi chạy nhảy nhởn nhơ.
Bác cầm roi đánh nhẹ vào lưng nó, ngựa mừng quá, cất vó chạy nhảy tung tăng qua các bụi thấp và qua các hố, rồi phi thẳng ra cánh đồng.
Từ ngày hôm sau đến giờ bác thợ may chưa có miếng nào vào bụng. Bác nghĩ:
- Ánh mặt trời chiếu vào đầy mắt ta, nhưng ta vẫn bị treo mồm. Giờ hễ gặp cái gì ăn tạm được là ta túm lấy ăn ngay.
Vừa lúc ấy có một con cò đi bệ vệ trên cánh đồng, hướng về phía bác thợ may. Bác nắm ngay chân nó và bảo:
- Đứng lại, đứng lại! Ta chẳng biết thịt ngươi ăn có ngon không nhưng cơn đói không cho phép ta kén cá chọn canh được nữa, ta đành phải cắt tiết ngươi, làm lông rồi đem quay mới được.
Cò đáp:
- Xin đừng có giết tôi, tôi là chim thần, loại chim có ích cho loài người, không ai dám đụng đến đâu. Nếu ông để tôi sống thì rồi thế nào cũng có lúc tôi có thể đền ơn ông.
Bác thợ may nói:
- Thế thì xin mời ông anh họ Cao kều bay đi!
Cò xoè cánh, thong thả bay đi, buông thõng đôi cẳng dài xuống.
Bác thợ may tự nhủ:
- Tình cảnh cứ như vậy, biết làm gì bây giờ? Cơn đói cứ mỗi lúc một tăng, bụng đã lép lại càng lép hơn. Giờ con nào tới gần thì con đó toi mạng.
Ngay lúc đó, bác nhìn thấy hai con vịt con ở ao đang bơi về phía bác. Bác nói:
- Ta vừa nói xong thì các chú bơi tới, thật đúng lúc quá.
Rồi bác túm luôn lấy một con, sắp vặn cổ thì vịt mẹ ở trong đám sậy vội bơi đến, há mỏ van xin bác hãy rủ lòng thương con nó. Vịt mẹ nói:
- Bác thử nghĩ xem, mẹ bác đau đớn biết chừng nào khi thấy người ta bắt bác đem đi giết.
Bác thợ may tốt bụng đáp:
- Thôi bà cứ yên tâm. Tôi trả con cho bà nuôi.
Rồi bác thả vịt con xuống ao.
Bác ngoảnh lại thì thấy mình đang đứng trước một cây cổ thụ, thân cây rỗng, có một đàn ong bay ra bay vào tấp nập. Bác thợ may nói:
- Đúng là mình ở hiền gặp lành! Mật ong sẽ làm cho mình tỉnh người và lại sức.
Nhưng kìa, ong chúa đã ra, giọng hăm dọa:
- Nếu bác chạm đến quân ta và phá tổ ta, lập tức hàng ngàn vạn chiếc ngòi sẽ đâm thẳng vào da bác mà đốt như hàng ngàn vạn mũi kim nóng đỏ. Nhưng nếu bác để tôi yên thân và bác hãy đi đường bác, thế nào cũng có lúc chúng tôi báo đền.
Bác thợ may, thấy không thể kiếm ăn được ở nơi đây. Bác nói:
- Đã ba keo không, keo thứ tư lại chẳng có gì. Đúng là một bữa trưa tồi tệ.
Bụng lép kẹp, bác cố lết đi vào thành phố. Tới được thành phố thì chuông nhà thờ đã điểm mười hai giờ trưa. Giờ này nhà hàng đã có cơm trưa bác có thể ngồi vào bàn gọi món ăn. Khi đã no bụng rồi, bác nói:
- Giờ ta cũng phải kiếm một việc gì làm chứ.
Bác đi quanh các phố, tìm đến một thợ cả của phường may và kiếm ngay được chỗ làm tốt. Vì khi trước học nghề gặp ông thầy giỏi, bác cắt may rất khéo nên chẳng bao lâu sau bác trở nên nổi tiếng. Ai cũng muốn mang vải đến nhờ bác thợ may người bé nhỏ may cho. Tiếng tăm bác một ngày một lan truyền trong vùng. Bác tự nhủ:
- Mình thế là đã đạt tới đỉnh cao của nghề may. Và cuộc sống cứ mỗi ngày một dễ chịu hơn.
Nghe tin đồn, nhà vua tuyển bác vào làm thợ may trong triều.
Nhưng sự đời thật hay éo le. Cũng ngày hôm đó, người bạn đồng hành cũ của bác cũng được phong chức thợ giày của triều đình. Khi hắn chợt nhận ra bác thợ may và thấy bác giờ đây lại có đôi mắt sáng, hắn đâm ra lo sợ, nghĩ bụng:
- Mình phải tìm cách trừ khử nó trước khi nó tính chuyện báo thù mình.
Nhưng thường, thì kẻ nào gieo gió ắt phải gặp bão. Tối hôm đó, ngay sau giờ làm việc - khi ấy trời đã chập choạng tối - tên thợ giày lần mò đến tâu với nhà vua:
- Tâu hoàng thượng, tên thợ may ngông cuồng cả gan nói liều là y cũng có thể tìm được chiếc vương miện vàng của hoàng thượng đã mất từ lâu.
Vua nói:
- Thế thì hay lắm!
Vua cho triệu bác thợ may sớm hôm sau phải vào triều. Vua lệnh cho bác phải tìm cho ra bằng được chiếc vương miện vàng đã mất kia. Bằng không sẽ bị trục xuất khỏi kinh đô.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Chết thật! Chỉ có những kẻ vô lại mới dám hứa làm những việc quá sức mình. Nhưng nếu nhà vua cứ khăng khăng một mực bắt ta làm một việc chẳng ai làm nổi, thì ta cũng chẳng cần chờ đến ngày mai làm gì, tốt nhất là ta lên đường rời khỏi kinh đô ngay ngày hôm nay.
Bác gói hành lý lại và ra đi, bác lưu luyến từ giã kinh đô, nơi mình đang ăn nên làm ra, vừa đi bác vừa ngoái cổ lại nhìn.
Bác tới bờ ao, nơi trước kia bác định bắt vịt con làm thịt thì thấy vịt mẹ đang đứng ở đó rỉa lông. Vịt mẹ nhận ngay ra bác và hỏi sao bác đi cứ cúi dầu xuống thế. Bác nói:
- Nếu bà biết chuyện gì đã xảy đến với tôi thì chắc bà chẳng lấy gì làm lạ.
Rồi bác kể cho vịt mẹ nghe về thân phận long đong của mình. Vịt nói:
- Nếu chỉ có thế thì tôi giúp bác được. Chiếc vương miện đó rơi xuống nước, nằm ngay dưới đáy ao, tôi có thể lấy ngay bây giờ. Bác cứ trải sẵn khăn ở bờ ao nhé.
Vịt mẹ cùng mười hai vịt con lặn xuống, năm phút sau, cả đàn ngoi lên, vịt mẹ bơi ở giữa, trên lưng vịt mẹ là chiếc vương miện. Đàn vịt con bơi chung quanh, thỉnh thoảng lấy mỏ đỡ để mẹ khỏi phải gắng sức nhiều. Đàn vịt bơi vào bờ, đặt vương miện lên khăn. Các bạn có biết chiếc vương miện ấy đẹp tráng lệ như thế nào không?
Dưới ánh nắng, chiếc vương miện lóng lánh như trăm ngàn viên ngọc tuyệt đẹp. Bác thợ may túm bốn góc khăn, bọc vương miện lại, rồi đem dâng vua. Vua mừng rỡ, thưởng cho bác một chiếc dây chuyền bằng vàng.
Tên thợ giày thấy mưu kế thứ nhất của mình thất bại, liền tìm mưu kế thứ hai. Y đến vua, tâu rằng:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may lại huênh hoang nói là có thể làm được mô hình cung điện nhà vua bằng sáp ong, mô hình chính là cung điện nhà vua thu nhỏ lại, giống hệt nhau bên ngoài cũng như bên trong.
Vua lại cho triệu bác thợ may đến, truyền phải làm cung điện bằng sáp ong, bên ngoài cũng như bên trong phải giống hệt như cung điện của nhà vua. Nếu bác không làm xong việc ấy, hay có xong mà hãy còn thiếu dù chỉ một cái đinh đóng trên tường thì cũng bị đem bỏ ngục tối dưới lòng đất cho đến mãn đời.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Toàn là những chuyện bực mình! Thế này ai mà chịu nổi.
Nói xong, bác khăn gói lên đường.
Khi tới bên thân cây rỗng lúc trước, bác ngồi xuống, cúi gầm mặt. Đàn ong ở trong tổ bay ra. Ong chúa hỏi bác bị gió cứng cổ hay sao mà đầu gục xuống thế? Bác thợ may đáp:
- Không phải vậy đâu! Có một chuyện khác làm tôi buồn rầu.
Rồi bác kể cho ong chúa nghe về những việc mà vua truyền cho bác phải làm. Cả đàn ong vo ve rầm rì với nhau. Ong chúa bảo:
- Bác cứ yên tâm về nhà. Sáng mai, cũng giờ này, bác nhớ đem theo một chiếc khăn lớn đến đây, chắc chắn mọi việc sẽ đâu vào đấy.
Bác thợ may quay trở về nhà. Đàn ong bay đến cung điện nhà vua, bay qua các cửa sổ đang mở, bò khắp chốn khắp nơi trong cung điện, đo từng li từng tí thật chính xác. Đo xong, chúng bay về tổ. Cả dàn ong xúm vào làm mô hình bằng sáp, chiều tối hôm đó đã xong. Ong làm nhanh đến nỗi người ta có cảm tưởng lâu đài cứ hiện dần trong nháy mắt. Sáng hôm sau, khi bác thợ may đến thì cung điện nguy nga đã để sẵn đó rồi, một cái đinh ở tường cũng không thiếu, không thiếu cả một hòn ngói trên mái nhà. Mô hình trông mịn màng, trắng như tuyết, thơm phức mùi mật ong. Bác phó may lấy khăn bọc cẩn thận mô hình lại, rồi đem dâng vua. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên, truyền trưng bày mô hình ở giữa phòng khách lớn nhất, rồi thưởng cho bác thợ may một ngôi nhà to xây bằng đá. Nhưng tên thợ giày vẫn chưa từ bỏ ý xấu. Lần thứ ba, y lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng! Trước đây hoàng thượng có cho đào giếng giữa sân rồng nhưng nước không phun lên. Nghe chuyện đó, tên thợ may đã cả quyết là mình có thể đào để cho nước phun lên cao bằng đầu người, trong suốt như pha lê.
Vua cho đòi bác thợ may đến, rồi phán rằng:
- Ngay sáng mai, nếu trong sân rồng của trẫm không có tia nước phun lên như lời ngươi hứa hẹn thì đao phủ sẽ chém đầu ngươi ngay tại sân đó.
Chẳng còn phải suy nghĩ lâu la gì nữa, bác thợ may đáng thương vội vã rời khỏi kinh thành. Nghĩ mình chuyến này mất mạng như chơi, nước mắt bác cứ thế trào ra. Trong lúc bác còn đang ủ rũ đi lang thang thì con ngựa non bác thả khi trước lao tới, giờ nó đã là một con ngựa màu nâu tuyệt đẹp. Ngựa nói:
- Giờ đã đến lúc con có thể trả ơn bác. Con biết bác đang cần gì. Bác cứ yên tâm chẳng mấy chốc con sẽ hoàn tất chuyện đó cho bác. Mời bác lên yên lưng con nay đủ sức để hai người như bác ngồi lên rồi.
Bác thợ may lại thấy vững dạ, nhảy phắt lên lưng ngựa. Ngựa phi nước đại vào kinh đô, vào thẳng sân rồng trong cung điện. Ngựa chạy ba vòng quanh sân, rồi nhanh như chớp, ngựa lấy hết sức bình sinh giáng bốn vó xuống nền sân. Tiếng đất nứt kêu răng rắc, một tảng đất ở sân bắn tung lên không trung, văng qua mái cung điện, tiếp theo là một tia nước phun lên, cao bằng người cưỡi ngựa. Nước sạch và trong như pha lê, ánh nắng mặt trời như nhảy múa cùng tia nước. Nhìn cảnh ấy, vua hết sức ngạc nhiên, chạy lại ôm hôn bác thợ may trước mặt mọi người.
Nhưng hạnh phúc nào được lâu dài. Vua có một bầy con gái, cô nào cũng xinh đẹp, nhưng không có con trai. Lần thứ tư, tên thợ giày nham hiểm kia lại đến tâu vua:
- Muôn tâu hoàng thượng, tên thợ may vẫn chưa chừa cái thói huênh hoang của mình. Giờ y lại khoe là nếu y thích, y có thể sai khiến một em bé trai rơi từ không trung xuống để làm con vua.
Vua cho triệu bác thợ may tới và phán:
- Nếu nội trong chín ngày, ngươi dâng trẫm một đứa con trai, thì lúc ấy ngươi có thể kết bạn trăm năm cùng con gái cả của trẫm.
Bác thợ may nghĩ bụng:
- Phải nói phần thưởng ấy lớn thật, ai mà chẳng muốn nhưng quả anh đào lại ở cao quá tầm tay mình, cố vươn lên hái thì cành dưới chân sẽ gãy và mình rơi ngay xuống đất.
Bác đi về nhà, ngồi gác chân lên bàn may, tính xem phải làm gì bây giờ. Bác than thở:
- Làm sao mà sống được bây giờ? Ta đành ra đi, ở đây chắc chắn không thể sống yên thân.
Bác bèn vội vã rời kinh thành. Khi qua cánh đồng, bác gặp lại người bạn cũ của mình - anh bạn cò - đang đi đi lại lại, thỉnh thoảng lại dừng chân, dáng ra vẻ như một nhà hiền triết, đứng ngắm nghía một con ếch rồi nuốt chửng. Cò đi về phía bác và chào. Cò cất giọng:
- Tôi thấy bác khăn gói trên lưng, có việc gì mà bác phải từ giã kinh đô thế?
Bác thợ may kể cho cò nghe chuyện nhà vua đòi hỏi bác phải làm những việc mà mình không tài nào làm được. Bác phàn nàn về số phận long đong của mình.
Cò nói:
- Có gì mà bác phải lo phiền cho bạc tóc ra? Tôi sẽ giúp bác qua cơn hoạn nạn. Tôi vẫn đi đón hài nhi mang về kinh đô. Để tôi đem về cho một hoàng tử từ giếng nước thần. Bác về nhà và cứ yên tâm chờ. Chín ngày nữa bác đến cung vua chờ, tôi sẽ có mặt ở đó.
Bác thợ may về nhà. Đúng ngày hẹn, bác có mặt ở cung điện. Ngay lúc đó, cò bay đến, gõ cửa sổ. Bác thợ may mở cửa sổ cho cò. Ông bạn cao cẳng bước vào, bước đi khoan thai trên nền đá cẩm thạch. Mỏ cò ngậm một đứa bé đẹp như thiên thần đang giơ tay đòi theo hoàng hậu. Cò đặt đứa bé vào lòng hoàng hậu. Hoàng hậu ôm ấp và hôn đứa bé, lòng rất đỗi vui mừng, tim như ngừng đập.
Trước khi từ biệt, cò lấy chiếc túi trên vai xuống, dâng biếu hoàng hậu. Trong túi là kẹo đủ màu để làm quà cho các công chúa. Cô cả thì không được phần kẹo nào cả mà được một người chồng là bác thợ may vui tính. Bác thợ may nói:
- Đối với tôi thật đúng như là trúng số độc đắc!
Tên thợ giày phải đóng giày cho bác thợ may dùng để nhảy hôm cưới. Sau đó có lệnh y phải vĩnh viễn rời khỏi kinh đô. Y chạy vào rừng như người mất hồn và có lẽ đã chết ở trong đó, vì không ai trông thấy hoặc nghe nói gì về y nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng