Chiếc hộp sắt biết nói


Der Eisenofen


Hồi ấy, có một hoàng tử bị một mụ phù thủy bắt cóc đem nhốt trong một chiếc lò sưởi. Đã nhiều năm trôi qua, nhưng chưa có ai đến giải thoát cho chàng.
Có một công chúa ở nước kia đi chơi rừng, mải ngắm cây cỏ bên đường, nàng bị lạc lúc nào không hay. Đã chín ngày rồi, nàng đi lang thang trong rừng sâu, đến ngày thứ chín nàng đến trước một chiếc hộp bằng sắt. Vừa mới tới bên thì có tiếng người vọng ra:
- Nàng ở đâu tới đây và nàng muốn đi đâu nữa?
Công chúa đáp:
- Tôi lạc rừng tới đây và giờ không biết đường về nhà nữa.
Lại có tiếng người vọng ra từ chiếc hộp bằng sắt - chính đó là chiếc lò sưởi của mụ phù thủy.
- Chỉ trong nháy mắt nàng sẽ về tới nhà, tôi sẽ đưa nàng về, nhưng nàng phải ký giao kèo làm tất cả mọi điều tôi nói. Tôi chính là hoàng tử của một nước lớn và muốn kết duyên trăm năm cùng nàng.
Nàng bàng hoàng cả người, bụng nghĩ:
- Lạy chúa, tôi biết sống sao với chiếc hộp bằng sắt kia.
Nàng rất mong muốn được trở về nhà sống bên vua cha nên đã nhận lời làm tất cả những gì nó muốn. Rồi có tiếng nói tiếp:
- Khi trở lại đây nàng nhớ mang theo một con dao và khoét một lỗ ở hộp sắt.
Rồi có người đưa nàng về nhà, người đó đi bên cạnh nàng nhưng chẳng hề nói một tiếng nào, hai tiếng đồng hồ sau thì nàng về tới hoàng cung.
Cả hoàng cung vui nhộn hẳn lên khi thấy công chúa trở về. Nhà vua hết sức vui mừng, chạy ra ôm hôn con gái.
Với nét mặt buồn rầu, công chúa nói:
- Thưa cha kính yêu, con bị lạc trong rừng sâu. Có lẽ không bao giờ con ra được khỏi khu rừng rậm hoang vu ấy, nếu con không gặp một chiếc hộp bằng sắt. Chính nó cho người dẫn đường đưa con về nhà, và chính con có hứa là sẽ quay trở lại nơi ấy để giải thoát cho chiếc hộp sắt ấy và lấy nó.
Nghe nói vậy, nhà vua bàng hoàng cả người, làm như muốn ngất xỉu, vì công chúa là đứa con duy nhất. Bàn đi tính lại, nhà vua truyền cho người đi thay thế công chúa. Cô con gái nhà xay lúa cầm dao đi thay công chúa. Cô lấy dao đâm vào chiếc hộp sắt đã hai mươi tư tiếng mà chiếc hộp vẫn y nguyên, không hề bị sứt mẻ.
Khi trời lại vừa hửng sáng thì từ trong hộp sắt có tiếng vọng ra:
- Tôi thấy hình như trời lại hửng sáng rồi thì phải.
Cô gái nói:
- Hình như tôi nghe thấy có tiếng cối xay gió chạy.
- À, té ra cô là con gái ông thợ xay, thế thì có thể đi ngay được đấy, gọi công chúa tới đây.
Cô con gái nhà xay quay trở về tâu lại với nhà vua rằng hộp sắt không ưng cô mà chỉ ưng công chúa. Nghe vậy nhà vua đâm ra lo sợ, còn công chúa chỉ biết ngồi than thân trách phận.
Trong hoàng cung còn có một người đẹp hơn cô gái nhà xay lúa, đó là cô gái nuôi heo. Nhà vua thưởng cho cô gái nuôi heo một đồng tiền vàng và bảo cô đi thay công chúa.
Cô gái đi tới nơi, ra sức thọc đâm nhưng chiếc hộp sắt vẫn không hề bị sứt mẻ, lồi lõm. Hai mươi tư tiếng đồng hồ đã trôi qua, bỗng từ trong hộp sắt có tiếng vọng ra:
- Tôi thấy hình như trời lại hửng sáng rồi thì phải.
Cô gái đáp lại:
- Hình như tôi nghe thấy tiếng tù và của bố tôi.
- À, té ra cô là cô gái nuôi heo. Thế thì có thể đi về ngay được đấy, gọi công chúa tới đây. Nói với công chúa rằng, nếu không giữ lời hứa thì hoàng cung sẽ bị sụp đổ, mọi thứ đều sẽ vỡ nát, một viên gạch lành cũng không có.
Nghe tin đó, công chúa ngồi khóc nức nở. Nhưng không thể làm khác được, công chúa đành phải giữ lời hứa. Nàng chào từ biệt vua cha, giắt theo mình một con dao, đi vào rừng nơi có chiếc hộp sắt. Tới nơi, công chúa ngồi gõ, sau hai tiếng đồng hồ ngồi gõ, công chúa đã đục được một lỗ nhỏ. Nhìn qua lỗ đó, dưới ánh sáng lấp lánh của vàng và kim cương, công chúa nhìn thấy một người tí hon. Lòng công chúa bỗng thấy xốn xang, nàng tiếp tục gõ đục, lỗ thủng được mở rộng ra hơn trước. Một chàng trai bước ra và nói:
- Chính nàng đã giải thoát cho anh, nàng là cô dâu chưa cưới của anh, anh là của nàng.
Chàng trai muốn đưa nàng về vương quốc của mình. Nàng nói muốn về thăm vua cha một lần nữa. Chàng đồng ý với điều kiện nàng chỉ nói ba câu rồi quay lại ngay. Về tới nhà mải vui chuyện trò nàng không nhớ tới lời dặn.
Đợi một lát không thấy nàng quay trở lại, chàng trai tiếp tục lên đường. Chẳng mấy chốc, chàng đã đi qua núi thủy tinh, qua cả nơi có những thanh kiếm vung lên chém xuống liên tục.
Chuyện trò xong công chúa đem theo một ít tiền để làm lộ phí, vào chào từ biệt vua cha, nàng trở lại cánh rừng lớn để tìm người mình hẹn. Hộp sắt cũng như chàng trai nàng hẹn đều không thấy nữa, nàng cứ đi như thế chín ngày liền, bụng đói cồn cào, nàng đành leo lên cây ngồi. Trời tối đen như mực, nàng ngồi bụng ngổn ngang những lo cùng sợ bị thú dữ ăn thịt, nàng chỉ còn biết ngồi cầu mong trời chóng sáng. Vào lúc nửa đêm, nàng nhìn thấy phía xa có ánh lửa. Nàng nghĩ:
- May ra thì mình thoát nạn.
Nàng tụt xuống và thẳng hướng có ánh lửa mà đi. Vừa đi nàng vừa lâm râm cầu khấn, cuối cùng nàng tới trước một căn nhà nhỏ, cỏ mọc đầy quanh nhà, trước nhà là một đống củi chất cao. Nàng nghĩ:
- Giờ thì làm thế nào mà vào được trong nhà đây?
Lại phía cửa sổ, nhìn vào trong nhà nàng chỉ thấy một con rùa nhỏ nhưng béo mập, nhưng trên bàn bày toàn sơn hào hải vị đựng trong bát, đĩa bằng bạc. Nàng nín thở khẽ gõ cửa, con rùa cất tiếng gọi:
Chú mập tròn đâu
Mau chân lên nào
Ra mà mở cửa
Xem ai tới nhà.
Một chú rùa lon ton ra mở cửa. Mọi người đón tiếp nàng rất là vui vẻ, hỏi nàng đủ thứ:
- Cô từ đâu tới đây, cô gái? Cô còn định đi đâu nữa?
Nàng kể cho mọi người nghe hết đầu đuôi câu chuyện, vì nàng không giữ đúng hẹn nên chiếc hộp sắt cùng hoàng tử đã biến mất. Nàng nói sẽ đi tới cùng trời tận đất tìm cho tới khi gặp lại được chàng mới thôi. Nghe xong rùa mẹ nói:
Chú mập tròn cưng
Mau chân lên nào
Vào trong buồng ấy
Lấy hộp ra đây.
Rùa con lon ton chạy đi lấy hộp mang ra. Sau khi ăn uống no nê, rùa con chỉ cho nàng chiếc giường dành cho khách, nàng lên giường và thiếp đi lúc này không hay.
Sáng sớm hôm sau, khi nàng thức dậy, rùa mẹ lấy từ trong hộp ra ba chiếc kim và dặn nàng nhớ mang theo người. Thế nào nàng cũng phải đi qua núi thủy tinh, đi qua chỗ có ba chiếc kiếm luôn luôn vung lên chém xuống. Và cuối cùng là qua một con sông lớn. Nếu nàng đi qua được những nơi đó thế nào nàng cũng gặp lại người thương. Trước khi chia tay, rùa mẹ đưa cho nàng thêm một lưỡi cày và ba hạt dẻ, dặn nàng phải luôn chú ý tới ba bảo vật: kim, lưỡi cày, và hạt dẻ.
Nàng lên đường, đi hoài đi mãi nàng tới một ngọn núi thủy tinh, núi trơn tuồn tuột, nhưng khi nàng cắm ba chiếc kim kia vào mũi giày thì nàng thấy mình như đang đi trên đất và nàng đi qua núi thủy tinh một cách dễ dàng. Qua núi rồi, nàng cắm ba chiếc kim kia vào thân cây bên đường và lại tiếp tục đi. Tới chỗ ba thanh kiếm, nàng lấy lưỡi cày ra và trượt qua chỗ ba thanh kiếm một cách dễ dàng. Cuối cùng nàng tới bên bờ một con sông lớn. Nàng đi đò qua sông. Ngay bên bờ sông là một tòa lâu đài lớn, nàng tới hỏi xin làm người phụ việc, vì nàng biết rằng chính hoàng tử người yêu nàng là chủ lâu đài này.
Hoàng tử đinh ninh không bao giờ gặp lại người yêu cũ nên đã ăn hỏi người khác, và đang chuẩn bị đồ cưới.
Giờ đây nàng là người hầu gái trong hoàng cung, sau khi đã chu tất mọi công việc trong ngày và tắm rửa xong, nàng lấy một hạt dẻ ra cắn tính ăn, nhưng bên trong không phải là nhân hạt dẻ mà là một bộ đồ cưới tuyệt đẹp. Nghe tin cô hầu gái có bộ đồ cưới tuyệt đẹp, cô dâu tới xem và nói muốn mua lại. Người hầu gái nói mình không bán, nhưng sẵn sàng biếu cô dâu bộ đồ cưới, nếu cô dâu cho phép người hầu gái ngủ ở trong phòng của chú rể.
Nhìn bộ đồ cưới tuyệt đẹp kia, lòng cô dâu ao ước sao có được bộ đồ ấy, cô nhận lời ngay. Cô dâu nói với chú rể:
- Đứa hầu gái điên rồ kia muốn đêm nay ngủ lại ở buồng chàng, chàng có ưng không?
Chú rể đáp:
- Nếu em bằng lòng thì anh cũng ưng thuận.
Trước khi chia tay nhau đi ngủ, cô dâu mời chú rể uống một chén rượu có pha thuốc ngủ. Sau đó chú rể về buồng mình ngủ và cho phép cô hầu gái vào cùng.
Hai người vào buồng. Chàng ngủ say đến mức nàng không sao đánh thức dậy để trò chuyện. Nàng thức suốt đêm trường than thở:
- Em đã giải thoát cho anh ra khỏi rừng sâu, ra khỏi chiếc hộp sắt giam cầm. Em đã vượt núi thủy tinh, đi qua ba lưỡi kiếm, vượt một con sông lớn để tìm chàng. Giờ đây ở bên chàng thì chàng lại chẳng hề nghe những điều em nói.
Những người hầu ngủ ở bên ngoài buồng đều nghe rất rõ tiếng nàng than thở suốt đêm hôm trước. Hôm sau họ kể lại cho chủ của mình nghe.
Tối hôm sau cô gái cắn hột dẻ thứ hai. Khi hạt dẻ vỡ, hiện ra ở bên trong một bộ đồ lộng lẫy như đồ cưới của cô dâu. Cô dâu nói xin mua lại, nhưng cô gái không bán, chỉ xin được ngủ ở trong phòng của chú rể đêm nữa. Cô dâu đồng ý nhưng trước đó đã cho chàng uống nước có pha thuốc ngủ. Vào trong buồng là chàng lăn ra ngủ ngay và ngủ say tới mức lay người chàng cũng không tỉnh.
Cô gái đầu bếp thức suốt đêm trường than thở:
- Em đã giải thoát cho anh ra khỏi rừng sâu, ra khỏi chiếc hộp sắt giam cầm. Em đã vượt núi thủy tinh, đi qua ba lưỡi kiếm, vượt một con sông lớn để tìm chàng. Giờ đây ở bên chàng thì chàng lại chẳng hề nghe những điều em nói.
Những người hầu ngủ ở bên ngoài buồng đều nghe rất rõ tiếng nàng than thở suốt đêm hôm trước. Hôm sau họ kể lại cho chủ của mình nghe.
Tối thứ ba cô gái đầu bếp lại cắn hạt dẻ thứ ba. Một bộ đồ lộng lẫy thêu bằng chỉ vàng ròng nom óng ánh. Cô dâu lại muốn mua, nhưng cô gái chỉ yêu cầu cho ngủ đêm nữa ở trong buồng chú rể.
Khi uống nước hoàng tử đã để cho nước chảy ra ngoài. Khi chàng ngủ được một lúc thì nghe thấy tiếng than thở:
- Anh yêu quý, em đã giải thoát cho anh ra khỏi rừng sâu, ra khỏi chiếc hộp sắt giam cầm.
Mới nghe tới đây chàng đã bật dậy và nói:
- Chính em mới là cô dâu thật. Em mới là người anh yêu quý, anh là của em.
Hoàng tử giấu quần áo của cô dâu giả kia, vội vã cùng người yêu mình ra xe ngựa và lên đường ngay trong đêm ấy. Tới bờ sông lớn kia, họ lên thuyền và chèo đò qua sông. Rồi họ tới chỗ có ba thanh kiếm vung lên chém xuống liên tục. Hai người ngồi lên chiếc lưỡi cày trượt qua, cuối cùng họ tới núi thủy tinh. Họ cắm ba chiếc kim gài đầu xuống núi, và đi qua núi an toàn. Khi họ vừa bước chân vào túp lều cũ thì bỗng trước mặt họ hiện ra một tòa lâu đài lớn, gia nhân ra vào tấp nập, họ hết sức vui mừng ra đón hai người.
Đám cưới của họ được tổ chức trong lâu đài nguy nga này. Sau đó họ đi đón vua cha về cùng ở. Hoàng tử lên ngôi trị vì cả hai nước.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Zur Zeit, wo das Wünschen noch geholfen hat, ward ein Königssohn von einer alten Hexe verwünscht, daß er im Walde in einem großen Eisenofen sitzen sollte. Da brachte er viele Jahre zu, und konnte ihn niemand erlösen. Einmal kam eine Königstochter in den Wald, die hatte sich irre gegangen und konnte ihres Vaters Reich nicht wiederfinden, neun Tage war sie so herumgegangen und stand zuletzt vor dem eisernen Kasten. Da kam eine Stimme heraus und fragte sie: "Wo kommst du her' und wo willst du hin?" Sie antwortete: "Ich habe meines Vaters Königreich verloren und kann nicht wieder nach Haus kommen." Da sprachs aus dem Eisenofen: "Ich will dir wieder nach Hause verhelfen, und zwar in einer kurzen Zeit' wenn du willst unterschreiben zu tun' was ich verlange. Ich bin ein größerer Königssohn als du eine Königstochter, und will dich heiraten.' Da erschrak sie und dachte 'lieber Gott, was soll ich mit dem Eisenofen anfangen!' Weil sie aber gerne wieder zu ihrem Vater heim wollte, unterschrieb sie sich doch zu tun, was er verlangte. Er sprach aber 'du sollst wiederkommen, ein Messer mitbringen und ein Loch in das Eisen schrappen.' Dann gab er ihr jemand zum Gefährten, der ging nebenher und sprach nicht, er brachte sie aber; in zwei Stunden nach Haus. Nun war große Freude im Schloß, als die Königstochter wiederkam, und der alte König fiel ihr um den Hals und küßte sie. Sie war aber sehr betrübt und sprach 'lieber Vater, wie mirs gegangen hat! ich wäre nicht wieder nach Haus gekommen aus dem großen wilden Walde, wenn ich nicht wäre bei einen eisernen Ofen gekommen, dem habe ich mich müssen dafür unterschreiben, daß ich wollte wieder zu ihm zurückkehren, ihn erlösen und heiraten.' Da erschrak der alte König so sehr, daß er beinahe in eine Ohnmacht gefallen wäre, denn er hatte nur die einzige Tochter. Beratschlagten sich also, sie wollten die Müllerstochter, die sc hön wäre, an ihre Stelle nehmen; führten die hinaus, gaben ihr ein Messer und sagten, sie sollte an dem Eisenofen schaben. Sie schrappte auch vierundzwanzig Stunden lang, konnte aber nicht das geringste herabbringen. Wie nun der Tag anbrach, riefs in dem Eisenofen 'mich deucht, es ist Tag draußen.' Da antwortete sie 'das deucht mich auch, ich meine, ich höre meines Vaters Mühle rappeln.' 'So bist du eine Müllerstochter, dann geh gleich hinaus und laß die Königstochter herkommen.' Da ging sie hin und sagte dem alten König, der draußen wollte sie nicht, er wollte seine Tochter. Da erschrak der alte König und die Tochter weinte. Sie hatten aber noch eine Schweinehirtentochter, die war noch schöner als die Müllerstochter, der wollten sie ein Stück Geld geben, damit sie für die Königstochter zum eisernen Ofen ginge. Also ward sie hinausgebracht und mußte auch vierundzwanzig Stunden lang schrappen; sie brachte aber nichts davon. Wie nun der Tag anbrach, riefs im Ofen 'mich deucht, es ist Tag draußen.' Da antwortete sie 'das deucht mich auch, ich meine, ich höre meines Vaters Hörnchen tüten.' 'So bist du eine Schweinehirtentochter, geh gleich fort und laß die Königstochter kommen, und sag ihr, es sollt ihr widerfahren, was ich ihr versprochen hätte, und wenn sie nicht käme, sollte im ganzen Reich alles zerfallen und einstürzen und kein Stein auf dem andern bleiben.' Als die Königstochter das hörte, fing sie an zu weinen, es war aber nun nicht anders, sie mußte ihr Versprechen halten. Da nahm sie Abschied von ihrem Vater, steckte ein Messer ein und ging zu dem Eisenofen in den Wald hinaus. Wie sie nun angekommen war, hub sie an zu schrappen, und das Eisen gab nach, und wie zwei Stunden vorbei waren, hatte sie schon ein kleines Loch geschabt. Da guckte sie hinein und sah einen so schönen Jüngling, ach, der glimmerte in Gold und Edelsteinen, daß er ihr recht in der Seele gefiel. Nun, da schrappte sie noch weiter fort und machte das Loch so groß, daß er heraus konnte. Da sprach er 'du bist mein und ich bin dein, du bist meine Braut und hast mich erlöst.' Er wollte sie mit sich in sein Reich führen, aber sie bat sich aus, daß sie noch einmal dürfte zu ihrem Vater gehen, und der Königssohn erlaubte es ihr, doch sollte sie nicht mehr mit ihrem Vater sprechen als drei Worte, und dann sollte sie wiederkommen. Also ging sie heim, sie sprach aber mehr als drei Worte, da verschwand alsbald der Eisenofen und ward weit weg gerückt über gläserne Berge und schneidende Schwerter; doch der Königssohn war erlöst, und nicht mehr darin eingeschlossen. Danach nahm sie Abschied von ihrem Vater und nahm etwas Geld mit, aber nicht viel, ging wieder in den großen Wald und suchte den Eisenofen, allein der war nicht zu finden. Neun Tage suchte sie, da ward ihr Hunger so groß, daß sie sich nicht zu helfen wußte, denn sie hatte nichts mehr zu leben. Und als es Abend ward, setzte sie sich auf einen kleinen Baum und gedachte darauf die Nacht hinzubringen, weil sie sich vor den wilden Tieren fürchtete. Als nun Mitternacht herankam, sah sie von fern ein kleines Lichtchen und dachte 'ach, da wär ich wohl erlöst,' stieg vom Baum und ging dem Lichtchen nach, auf dem Weg aber betete sie. Da kam sie zu einem kleinen alten Häuschen, und war viel Gras darum gewachsen, und stand ein kleines Häufchen Holz davor. Dachte sie 'ach, wo kommst du hier hin!, guckte durchs Fenster hinein, so sah sie nichts darin als dicke und kleine Itschen (Kröten), aber einen Tisch, schön gedeckt mit Wein und Braten, und Teller und Becher waren von Silber. Da nahm sie sich das Herz und klopfte an. Alsbald rief die Dicke
'Jungfer grün und klein,
Hutzelbein,
Hutzelbeins Hündchen,
hutzel hin und her,
laß geschwind sehen' wer draußen wär.'
Da kam eine kleine Itsche herbeigegangen und machte ihr auf. Wie sie eintrat, hießen alle sie willkommen, und sie mußte sich setzen. Sie fragten 'wo kommt Ihr her? wo wollt Ihr hin?' Da erzählte sie alles, wie es ihr gegangen wäre, und weil sie das Gebot übertreten hätte, nicht mehr als drei Worte zu sprechen, wäre der Ofen weg samt dem Königssohn, nun wollte sie so lange suchen und über Berg und Tal wandern, bis sie ihn fände. Da sprach die alte Dicke
'Jungfer grün und klein,
Hutzelbein,
Hutzelbeins Hündchen,
hutzel hin und her,
bring mir die große Schachtel her.'
Da ging die kleine hin und brachte die Schachtel herbeigetragen. Hernach gaben sie ihr Essen und Trinken, und brachten sie zu einem schönen gemachten Bett, das war wie Seide und Sammet, da legte sie sich hinein und schlief in Gottes Namen. Als der Tag kam, stieg sie auf, und gab ihr die alte Itsche drei Nadeln aus der großen Schachtel, die sollte sie mitnehmen; sie würden ihr nötig tun, denn sie müßte über einen hohen gläsernen Berg und über drei schneidende Schwerter und über ein großes Wasser, wenn sie das durchsetzte, würde sie ihren Liebsten wiederkriegen. Nun gab sie hiermit drei Teile (Stücke), die sollte sie recht in acht nehmen, nämlich drei große Nadeln, ein Pflugrad und drei Nüsse. Hiermit reiste sie ab, und wie sie vor den gläsernen Berg kam, der so glatt war, steckte sie die drei Nadeln als hinter die Füße und dann wieder vorwärts, und gelangte so hinüber, und als sie hinüber war, steckte sie sie an einen Ort, den sie wohl in acht nahm. Danach kam sie vor die drei schneidenden Schwerter, da stellte sie sich auf ihr Pflugrad und rollte hinüber. Endlich kam sie vor ein großes Wasser, und wie sie übergefahren war, in ein großes schönes Schloß. Sie ging hinein und hielt um einen Dienst an, sie wär eine arme Magd und wollte sich gerne vermieten; sie wußte aber, daß der Königssohn drinne war, den sie erlöst hatte aus dem eisernen Ofen im großen Wald. Also ward sie angenommen zum Küchenmädchen für geringen Lohn. Nun hatte der Königssohn schon wieder eine andere an der Seite, die wollte er heiraten, denn er dachte, sie wäre längst gestorben. Abends, wie sie aufgewaschen hatte und fertig war, fühlte sie in die Tasche und fand die drei Nüsse, welche ihr die alte Itsche gegeben hatte. Biß eine auf und wollte den Kern essen, siehe, da war ein stolzes königliches Kleid drin. Wies nun d ie Braut hörte, kam sie und hielt um das Kleid an und wollte es kaufen und sagte, es wäre kein Kleid für eine Dienstmagd. Da sprach sie nein, sie wollts nicht verkaufen, doch wann sie ihr einerlei (ein Ding) wollte erlauben, so sollte sies haben, nämlich eine Nacht in der Kammer ihres Bräutigams zu schlafen. Die Braue erlaubt es ihr, weil das Kleid so schön war und sie noch keins so hatte. Wies nun Abend war, sagte sie zu ihrem Bräutigam 'das närrische Mädchen will in deiner Kammer schlafen.' 'Wenn dus zufrieden bist, bin ichs auch,' sprach er. Sie gab aber dem Mann ein Glas Wein, in das sie einen Schlaftrunk getan hatte. Also gingen beide in die Kammer schlafen' und er schlief so fest, daß sie ihn nicht erwecken konnte. Sie weinte die ganze Nacht und rief 'ich habe dich erlöst aus dem wilden Wald und aus einem eisernen Ofen, ich habe dich gesucht und bin gegangen über einen gläsernen Berg, über drei schneidende Schwerter und über ein großes Wasser, ehe ich dich gefunden habe, und willst mich doch nicht hören.' Die Bedienten saßen vor der Stubentüre und hörten, wie sie so die ganze Nacht weinte, und sagtens am Morgen ihrem Herrn. Und wie sie im andern Abend aufgewaschen hatte, biß sie die zweite Nuß auf, da war noch ein weit schöneres Kleid drin; wie das die Braut sah, wollte sie es kaufen. Aber Geld wollte das Mädchen nicht und bat sich aus, daß es noch einmal in der Kammer des Bräutigams schlafen dürfte. Die Braut gab ihm aber einen Schlaftrunk, und er schlief so fest, daß er nichts hören konnte. Das Küchenmädchen weinte aber die ganze Nacht und rief 'ich habe dich erlöst aus einem Walde und aus einem eisernen Ofen, ich habe dich gesucht und bin gegangen über einen gläsernen Berg, über drei schneidende Schwerter und über ein großes Wasser, ehe ich dich gefunden habe, und du willst mich doch nicht hören.' Die Bedient en saßen vor der Stubentüre und hörten, wie sie so die ganze Nacht weinte, und sagtens am Morgen ihrem Herrn. Und als sie am dritten Abend aufgewaschen hatte, biß sie die dritte Nuß auf, da war ein noch schöneres Kleid drin, das starrte von purem Gold. Wie die Braut das sah, wollte sie es haben, das Mädchen aber gab es nur hin, wenn es zum drittenmal dürfte in der Kammer des Bräutigams schlafen. Der Königssohn aber hütete sich und ließ den Schlaftrunk vorbeilaufen. Wie sie nun anfing zu weinen und zu rufen 'liebster Schatz, ich habe dich erlöst aus dem grausamen wilden Walde und aus einem eisernen Ofen,' so sprang der Königssohn auf und sprach 'du bist die rechte, du bist mein, und ich bin dein.' Darauf setzte er sich noch in der Nacht mit ihr in einen Wagen, und der falschen Braut nahmen sie die Kleider weg, daß sie nicht aufstehen konnte. Als sie zu dem großen Wasser kamen, da schifften sie hinüber, und vor den drei schneidenden Schwertern, da setzten sie sich aufs Pflugrad, und vor dem gläsernen Berg, da steckten sie die drei Nadeln hinein. So gelangten sie endlich zu dem alten kleinen Häuschen, aber wie sie hineintraten, wars ein großes Schloß, die Itschen waren alle erlöst und lauter Königskinder und waren in voller Freude. Da ward Vermählung gehalten, und sie blieben in dem Schloß, das war viel größer als ihres Vaters Schloß. Weil aber der Alte jammerte, daß er allein bleiben sollte, so fuhren sie weg und holten ihn zu sich, und hatten zwei Königreiche und lebten in gutem Ehestand.
Da kam eine Maus, Das Märchen war aus.