One-eye, two-eyes, and three-eyes


Cô Một Mắt, cô Hai Mắt và cô Ba Mắt


There was once a woman who had three daughters, the eldest of whom was called One-eye, because she had only one eye in the middle of her forehead, and the second, Two-eyes, because she had two eyes like other folks, and the youngest, Three-eyes, because she had three eyes; and her third eye was also in the centre of her forehead. However, as Two-eyes saw just as other human beings did, her sisters and her mother could not endure her. They said to her, "Thou, with thy two eyes, art no better than the common people; thou dost not belong to us!" They pushed her about, and threw old clothes to her, and gave her nothing to eat but what they left, and did everything that they could to make her unhappy. It came to pass that Two-eyes had to go out into the fields and tend the goat, but she was still quite hungry, because her sisters had given her so little to eat. So she sat down on a ridge and began to weep, and so bitterly that two streams ran down from her eyes. And once when she looked up in her grief, a woman was standing beside her, who said, "Why art thou weeping, little Two-eyes?" Two-Eyes answered, "Have I not reason to weep, when I have two eyes like other people, and my sisters and mother hate me for it, and push me from one corner to another, throw old clothes at me, and give me nothing to eat but the scraps they leave? To-day they have given me so little that I am still quite hungry." Then the wise woman said, "Wipe away thy tears, Two-eyes, and I will tell thee something to stop thee ever suffering from hunger again; just say to thy goat,
"Bleat, my little goat, bleat,
Cover the table with something to eat,"
and then a clean well-spread little table will stand before thee, with the most delicious food upon it of which thou mayst eat as much as thou art inclined for, and when thou hast had enough, and hast no more need of the little table, just say,
"Bleat, bleat, my little goat, I pray,
And take the table quite away,"
and then it will vanish again from thy sight." Hereupon the wise woman departed. But Two-eyes thought, "I must instantly make a trial, and see if what she said is true, for I am far too hungry," and she said,
"Bleat, my little goat, bleat,
Cover the table with something to eat,"
and scarcely had she spoken the words than a little table, covered with a white cloth, was standing there, and on it was a plate with a knife and fork, and a silver spoon; and the most delicious food was there also, warm and smoking as if it had just come out of the kitchen. Then Two-eyes said the shortest prayer she knew, "Lord God, be with us always, Amen," and helped herself to some food, and enjoyed it. And when she was satisfied, she said, as the wise woman had taught her,
"Bleat, bleat, my little goat, I pray,
And take the table quite away,"
and immediately the little table and everything on it was gone again. "That is a delightful way of keeping house!" thought Two-eyes, and was quite glad and happy.
In the evening, when she went home with her goat, she found a small earthenware dish with some food, which her sisters had set ready for her, but she did not touch it. Next day she again went out with her goat, and left the few bits of broken bread which had been handed to her, lying untouched. The first and second time that she did this, her sisters did not remark it at all, but as it happened every time, they did observe it, and said, "There is something wrong about Two-eyes, she always leaves her food untasted, and she used to eat up everything that was given her; she must have discovered other ways of getting food." In order that they might learn the truth, they resolved to send One-eye with Two-eyes when she went to drive her goat to the pasture, to observe what Two-eyes did when she was there, and whether any one brought her anything to eat and drink. So when Two-eyes set out the next time, One-eye went to her and said, "I will go with you to the pasture, and see that the goat is well taken care of, and driven where there is food." But Two-eyes knew what was in One-eye's mind, and drove the goat into high grass and said, "Come, One-eye, we will sit down, and I will sing something to you." One-eye sat down and was tired with the unaccustomed walk and the heat of the sun, and Two-eyes sang constantly,
"One eye, wakest thou?
One eye, sleepest thou?"
until One-eye shut her one eye, and fell asleep, and as soon as Two-eyes saw that One-eye was fast asleep, and could discover nothing, she said,
"Bleat, my little goat, bleat,
Cover the table with something to eat,"
and seated herself at her table, and ate and drank until she was satisfied, and then she again cried,
"Bleat, bleat, my little goat, I pray,
And take the table quite away,"
and in an instant all was gone. Two-eyes now awakened One-eye, and said, "One-eye, you want to take care of the goat, and go to sleep while you are doing it, and in the meantime the goat might run all over the world. Come, let us go home again." So they went home, and again Two-eyes let her little dish stand untouched, and One-eye could not tell her mother why she would not eat it, and to excuse herself said, "I fell asleep when I was out."
Next day the mother said to Three-eyes, "This time thou shalt go and observe if Two-eyes eats anything when she is out, and if any one fetches her food and drink, for she must eat and drink in secret." So Three-eyes went to Two-eyes, and said, "I will go with you and see if the goat is taken proper care of, and driven where there is food." But Two-eyes knew what was in Three-eyes' mind, and drove the goat into high grass and said, "We will sit down, and I will sing something to you, Three-eyes." Three-eyes sat down and was tired with the walk and with the heat of the sun, and Two-eyes began the same song as before, and sang,
"Three eyes, are you waking?"
but then, instead of singing,
"Three eyes, are you sleeping?"
as she ought to have done, she thoughtlessly sang,
"Two eyes, are you sleeping?"
and sang all the time,
"Three eyes, are you waking?
Two eyes, are you sleeping?"
Then two of the eyes which Three-eyes had, shut and fell asleep, but the third, as it had not been named in the song, did not sleep. It is true that Three-eyes shut it, but only in her cunning, to pretend it was asleep too, but it blinked, and could see everything very well. And when Two-eyes thought that Three-eyes was fast asleep, she used her little charm,
"Bleat, my little goat, bleat,
Cover the table with something to eat,"
and ate and drank as much as her heart desired, and then ordered the table to go away again,
"Bleat, bleat, my little goat, I pray,
And take the table quite away,"
and Three-eyes had seen everything. Then Two-eyes came to her, waked her and said, "Have you been asleep, Three-eyes? You are a good care-taker! Come, we will go home." And when they got home, Two-eyes again did not eat, and Three-eyes said to the mother, "Now, I know why that high-minded thing there does not eat. When she is out, she says to the goat,
"Bleat, my little goat, bleat,
Cover the table with something to eat,"
and then a little table appears before her covered with the best of food, much better than any we have here, and when she has eaten all she wants, she says,
"Bleat, bleat, my little goat, I pray,
And take the table quite away,"
and all disappears. I watched everything closely. She put two of my eyes to sleep by using a certain form of words, but luckily the one in my forehead kept awake." Then the envious mother cried, "Dost thou want to fare better than we do? The desire shall pass away," and she fetched a butcher's knife, and thrust it into the heart of the goat, which fell down dead.
When Two-eyes saw that, she went out full of trouble, seated herself on the ridge of grass at the edge of the field, and wept bitter tears. Suddenly the wise woman once more stood by her side, and said, "Two-eyes, why art thou weeping?" - "Have I not reason to weep?" she answered. "The goat which covered the table for me every day when I spoke your charm, has been killed by my mother, and now I shall again have to bear hunger and want." The wise woman said, "Two-eyes, I will give thee a piece of good advice; ask thy sisters to give thee the entrails of the slaughtered goat, and bury them in the ground in front of the house, and thy fortune will be made." Then she vanished, and Two-eyes went home and said to her sisters, "Dear sisters, do give me some part of my goat; I don't wish for what is good, but give me the entrails." Then they laughed and said, "If that's all you want, you can have it." So Two-eyes took the entrails and buried them quietly in the evening, in front of the house-door, as the wise woman had counselled her to do.
Next morning, when they all awoke, and went to the house-door, there stood a strangely magnificent tree with leaves of silver, and fruit of gold hanging among them, so that in all the wide world there was nothing more beautiful or precious. They did not know how the tree could have come there during the night, but Two-eyes saw that it had grown up out of the entrails of the goat, for it was standing on the exact spot where she had buried them. Then the mother said to One-eye, "Climb up, my child, and gather some of the fruit of the tree for us." One-eye climbed up, but when she was about to get hold of one of the golden apples, the branch escaped from her hands, and that happened each time, so that she could not pluck a single apple, let her do what she might. Then said the mother, "Three-eyes, do you climb up; you with your three eyes can look about you better than One-eye." One-eye slipped down, and Three-eyes climbed up. Three-eyes was not more skilful, and might search as she liked, but the golden apples always escaped her. At length the mother grew impatient, and climbed up herself, but could get hold of the fruit no better than One-eye and Three-eyes, for she always clutched empty air. Then said Two-eyes, "I will just go up, perhaps I may succeed better." The sisters cried, "You indeed, with your two eyes, what can you do?" But Two-eyes climbed up, and the golden apples did get out of her way, but came into her hand of their own accord, so that she could pluck them one after the other, and brought a whole apronful down with her. The mother took them away from her, and instead of treating poor Two-eyes any better for this, she and One-eye and Three-eyes were only envious, because Two-eyes alone had been able to get the fruit, and they treated her still more cruelly.
It so befell that once when they were all standing together by the tree, a young knight came up. "Quick, Two-eyes," cried the two sisters, "creep under this, and don't disgrace us!" and with all speed they turned an empty barrel which was standing close by the tree over poor Two-eyes, and they pushed the golden apples which she had been gathering, under it too. When the knight came nearer he was a handsome lord, who stopped and admired the magnificent gold and silver tree, and said to the two sisters, "To whom does this fine tree belong? Any one who would bestow one branch of it on me might in return for it ask whatsoever he desired." Then One-eye and Three-eyes replied that the tree belonged to them, and that they would give him a branch. They both took great trouble, but they were not able to do it, for the branches and fruit both moved away from them every time. Then said the knight, "It is very strange that the tree should belong to you, and that you should still not be able to break a piece off." They again asserted that the tree was their property. Whilst they were saying so, Two-eyes rolled out a couple of golden apples from under the barrel to the feet of the knight, for she was vexed with One-eye and Three-eyes, for not speaking the truth. When the knight saw the apples he was astonished, and asked where they came from. One-eye and Three-eyes answered that they had another sister, who was not allowed to show herself, for she had only two eyes like any common person. The knight, however, desired to see her, and cried, "Two-eyes, come forth." Then Two-eyes, quite comforted, came from beneath the barrel, and the knight was surprised at her great beauty, and said, "Thou, Two-eyes, canst certainly break off a branch from the tree for me." - "Yes," replied Two-eyes, "that I certainly shall be able to do, for the tree belongs to me." And she climbed up, and with the greatest ease broke off a branch with beautiful silver leaves and golden fruit, and gave it to the knight. Then said the knight, "Two-eyes, what shall I give thee for it?" - "Alas!" answered Two-eyes, "I suffer from hunger and thirst, grief and want, from early morning till late night; if you would take me with you, and deliver me from these things, I should be happy." So the knight lifted Two-eyes on to his horse, and took her home with him to his father's castle, and there he gave her beautiful clothes, and meat and drink to her heart's content, and as he loved her so much he married her, and the wedding was solemnized with great rejoicing. When Two-eyes was thus carried away by the handsome knight, her two sisters grudged her good fortune in downright earnest. The wonderful tree, however, still remains with us," thought they, "and even if we can gather no fruit from it, still every one will stand still and look at it, and come to us and admire it. Who knows what good things may be in store for us?" But next morning, the tree had vanished, and all their hopes were at an end. And when Two-eyes looked out of the window of her own little room, to her great delight it was standing in front of it, and so it had followed her.
Two-eyes lived a long time in happiness. Once two poor women came to her in her castle, and begged for alms. She looked in their faces, and recognized her sisters, One-eye, and Three-eyes, who had fallen into such poverty that they had to wander about and beg their bread from door to door. Two-eyes, however, made them welcome, and was kind to them, and took care of them, so that they both with all their hearts repented the evil that they had done their sister in their youth.
Ngày xưa có một bà có ba cô con gái. Cô con lớn tên là Một Mắt, vì cô chỉ có độc một mắt ở ngay chính giữa trán. Cô thứ hai có hai mắt như những người bình thường khác nên được gọi là cô Hai Mắt. Cô con út có tên là Ba Mắt, vì cô có hai mắt như mọi người khác, nhưng lại có mắt thứ ba ở giữa trán.
Chỉ vì không giống chị và cũng không giống em nên cô Hai Mắt bị chị và em cũng như mẹ ruồng bỏ. Họ bảo cô:
- Có hai mắt thì có gì là hơn người thường, nó chẳng phải là giống nhà ta.
Gặp cô đâu thì cả nhà xua đấy. Mặc thì toàn đồ thừa xấu xí, ăn thì ăn toàn thức ăn còn thừa lại, thôi thì tìm mọi cách để hành hạ cô.
Có lần cô Hai Mắt phải ra đồng chăn dê nhưng bụng còn đói vì chị và em để phần cho ăn ít quá. Ra tới đồng, cô ngồi trên bờ ruộng và khóc nức nở, nước mắt chảy ràn rụa như hai dòng suối nhỏ.
Lúc cô vừa mới ngẩng mặt nhìn lên thì thấy một bà già đang đứng bên cất tiếng hỏi:
- Hai Mắt, vì sao con khóc?
Hai Mắt thưa:
- Con không khóc sao được. Chỉ vì con có hai mắt như những người bình thường khác nên mẹ, chị và em lúc nào cũng thấy khó chịu, xua con từ xó này sang xó khác, quẳng toàn đồ cũ nát cho con mặc, ăn thì ăn toàn những đồ thừa còn lại. Sáng nay cho con ăn có chút xíu, bụng con còn đói meo.
Bà già nói:
- Hai Mắt, con lau nước mắt đi. Bà sẽ nói cho con điều này để con không bị đói nữa. Con chỉ cần bảo con dê cái của con:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Thì lập tức hiện ra trước mắt con một chiếc bàn xinh xắn, bày đủ mọi thứ sơn hào hải vị, con muốn ăn bao nhiêu cũng được. Và khi con đã ăn no, cần dọn hết đi, con chỉ việc nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Và chỉ trong nháy mắt bàn biến đi. Sau đó bà mụ đi. Hai Mắt nghĩ mình phải thử xem lời bà dặn có đúng không. Nhất là lại đúng lúc mình đang đói. Cô nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Vừa mới nói dứt lời đã có một chiếc bàn xinh xắn phủ khăn trắng tinh hiện ra. Trên bàn có rất nhiều thức ăn ngon, hơi bay lên nghi ngút, người ta có cảm giác thức ăn vừa mới bưng ở bếp lên. Trên bàn lại có sẵn cả đĩa, dao, dĩa và thìa bằng bạc. Hai Mắt thầm cảm ơn bà già và ngồi vào bàn ăn uống ngon lành.
No nê rồi, cô lại nói đúng như lời bà cụ dặn:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Chiếc bàn xinh xắn cùng tất cả các thứ bày trên bàn đều biến đi ngay lập tức.
Hai Mắt nghĩ bụng: "Làm nội trợ kiểu này thú vị thật." Cô rất lấy làm hả hê và phấn chấn.
Tối khi cô đi chăn về nhà, thấy có âu thức ăn mà chị em để phần cho, nhưng cô không hề đụng đến. Sáng hôm sau, cô lại cho dê ra đồng, để nguyên mấy mẩu bánh phần cô ở bàn. Lần thứ nhất và lần thứ hai, chị và em không để ý, nhưng rồi cả hai cũng biết và nói với nhau:
- Con Hai Mắt đáng nghi lắm. Mọi khi phần nó cái gì nó ăn hết nhẵn. Tại sao bây giờ không hề thấy nó đụng đến thức ăn phần nó. Chắc nó ăn ở đâu đó rồi.
Để dò cho ra sự thật, Một Mắt được phái đi chăn dê cùng với Hai Mắt. Một Mắt phải cố dò la xem Hai Mắt làm gì để có cái ăn hay có người nào đó đưa thức ăn đồ uống cho Hai Mắt.
Sáng sớm, khi Hai Mắt chuẩn bị đi thì Một Mắt nói:
- Hôm nay tao đi chăn dê cùng với mày, để xem mày có trông nom dê và cho dê ăn ở nơi có cỏ ngon không.
Hai Mắt hiểu ngay ý định của Một Mắt nên cố lùa dê tới cánh đồng cỏ rậm và có cỏ lau cao vút. Hai Mắt nói:
- Chị Một Mắt ơi, chị lại đây, chị ngồi xuống đây, em muốn hát cho chị nghe.
Một Mắt ngồi xuống, người mệt nhoài vì đường xa và vì oi bức của trưa hè. Một Mắt ngồi nghe Hai Mắt hát:
Chị Một Mắt ơi, chị thức đấy à?
Chị Một Mắt ơi, chị đã ngủ chưa?
Nghe tiếng hát đều đều cộng với mệt nên Một Mắt cứ thế mà thiu thiu ngủ.
Thấy Một Mắt đã ngủ say, biết không thể nào lộ được, lúc ấy Hai Mắt mới nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Bàn hiện ra, Hai Mắt ngồi vào bàn ăn uống. No nê rồi cô nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Và chỉ trong nháy mắt tất cả lại biến đi.
Mọi việc xong xuôi, Hai Mắt mới đánh thức Một Mắt dậy:
- Chị Một Mắt, chị đi chăn dê mà lại lăn ra ngủ thế à. Chăn dê kiểu chị thì dê nó đi đâu cũng không biết. Dậy đi, mau lên chị, tối rồi, ta về nhà đi.
Hai chị em về nhà. Hai Mắt vẫn không hề đụng đến âu thức ăn. Tuy đi theo nhưng Một Mắt cũng không phát hiện được lý do tại sao Hai Mắt vẫn không ăn ở nhà. Nó đành thú thật, xin lỗi mẹ:
- Ra đồng con ngủ quên mất.
Hôm sau mẹ bảo Ba Mắt:
- Lần này, mày đi chăn cùng, phải để ý xem Hai Mắt có ăn gì ở ngoài đồng không hay có ai mang đồ ăn thức uống cho nó, chắc chắn là nó có ăn uống lén lút.
Ba Mắt bước lại nói với Hai Mắt:
- Em muốn đi chăn dê cùng với chị, để xem đàn dê có được ăn chỗ cỏ non không.
Hai Mắt đoán được ngay ý định của Ba Mắt nên xua đàn dê tới cánh đồng cỏ rậm cao vút và nói:
- Ba Mắt ơi, chị em ta ngồi xuống đây đi, chị sẽ hát cho em nghe.
Ba Mắt ngồi xuống. Vì đường xa, trời nắng nên nó mệt nhoài. Hai Mắt lại cất tiếng hát:
Ba Mắt ơi, em thức đấy à?
Đáng lẽ phải hát tiếp:
Ba Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Nhưng do đãng trí nên cô hát:
Hai Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Và rồi cứ thế mà hát:
Ba Mắt ơi, em thức đấy à?
Hai Mắt ơi, em đã ngủ chưa?
Hai mắt của Ba Mắt nhắm lại ngủ, nhưng mắt thứ ba ở trán không bị phép của câu thần chú nên không ngủ. Để đánh lừa nên Ba Mắt nhắm luôn cả mắt thứ ba, làm như ngủ nhưng thỉnh thoảng nó lại nháy mắt nên vẫn nhìn biết hết được sự việc.
Hai Mắt tưởng Ba Mắt đã ngủ say, liền niệm chú:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Cô ăn uống thỏa thích, xong cô lại nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Ba Mắt trông thấy hết. Hai Mắt đến đánh thức nó và bảo:
- Ui chà, Ba Mắt, em ngủ đấy à? Thế thì sao chăn được dê, thôi chị em ta về đi.
Về đến nhà, thấy Hai Mắt lại không ăn. Ba Mắt liền mách lại:
- Giờ thì con đã rõ tại sao chị ấy làm bộ không thèm ăn ở nhà. Ở ngoài đồng chị ấy nói:
Be lên dê ơi,
Bày lên bàn ơi.
Thì một chiếc bàn nhỏ hiện ra, trên bàn bày toàn thức ăn đồ uống tuyệt ngon mà ở nhà ta không bao giờ có. Ăn uống thỏa thích xong chị ấy lại nói:
Be lên dê ơi,
Biến đi bàn ơi.
Tức thì mọi thứ đều biến mất. Với mắt thứ ba con trông thấy rõ tất cả mồn một. Chị ấy niệm thần chú nên hai mắt con díu lại và ngủ ngay, nhưng mắt ở trán vẫn còn thức.
Nghe kể, người mẹ vốn đố kỵ liền la:
- Mày tưởng mày hơn mẹ con tao à? Phải cho mày chừa cái thói ấy đi mới được.
Mụ lấy dao mổ lợn, đâm trúng tim dê, dê khuỵu xuống chết.
Thấy vậy, Hai Mắt buồn lặng lẽ bỏ đi ra đồng, ngồi trên bờ ruộng khóc sướt mướt.
Bà mụ bỗng lại xuất hiện đứng bên cô và hỏi:
- Hai Mắt, sao con lại khóc?
Cô đáp:
- Con dê vẫn dọn bàn ăn mỗi khi con niệm thần chú, mẹ con đã đâm chết nó. Bà bảo con không khóc sao được. Giờ con lại rơi vào cảnh đói khát.
Bà mụ bảo:
- Hai Mắt, bà bày cho con kế này nhé: con hãy xin chị và em bộ lòng của con dê ấy, đem chôn ở trước cửa nhà. Chắc chắn con sẽ gặp may.
Rồi bà biến mất. Hai Mắt đi về nhà, nói với chị và em:
- Chị và em gái yêu dấu ơi, hãy cho xin chút gì đó ở con dê của tôi. Tôi chẳng dám đòi lấy những chỗ thịt ngon, tôi chỉ xin bộ lòng thôi.
Thế là cả hai chị em cười ồ lên và nói:
- Ồ, chỉ có thế thôi à, thế thì cứ việc vào mà lấy.
Hai Mắt lấy bộ lòng, theo lời dặn của bà mụ, đêm tối cô lặng lẽ đem chôn bộ lòng ở trước cửa nhà.
Sáng hôm sau, lúc cả nhà thức dậy và ra đứng ở cửa nhà thì thấy một cái cây kỳ lạ, cành lá xum xuê, quả vàng xen giữa những chiếc lá bạc, có lẽ ở trần gian này không có cây nào đẹp bằng, quả nom ngon như thế. Mọi người đều ngạc nhiên rằng chỉ có qua một đêm mà cây đã mọc nhanh như vậy. Chỉ có Hai Mắt là biết rõ nguyên do, đúng nơi chôn bộ lòng mọc lên cái cây lá bạc quả vàng này.
Bà mẹ bảo Một Mắt:
- Một Mắt của mẹ, con trèo lên hái quả đi.
Một Mắt trèo lên, nhưng khi giơ tay hái quả thì cành lại bật tuột khỏi tay. Mà lần nào cũng vậy, tìm đủ mọi cách nhưng Một Mắt vẫn không hái được quả nào.
Lúc đó bà mẹ nói:
- Ba Mắt, con hãy trèo lên, với ba mắt chắc là con nhìn quanh rõ hơn Một Mắt.
Một Mắt tuột xuống để cho Ba Mắt trèo lên. Nhưng Ba Mắt cũng chẳng khéo léo hơn chút nào, ngắm nghía mãi nhưng vẫn không sao với hái được lấy một quả. Chuyện đó làm cho bà mẹ sốt ruột, giờ đích thân bà trèo lên cây, nhưng bà cũng chẳng hơn gì Một Mắt và Ba Mắt, toàn giơ tay quờ quạng trong không trung.
Thấy vậy, Hai Mắt nói:
- Để con trèo thử lên xem, biết đâu con hái được thì sao.
Chị và em gái đồng thanh nói:
- Đồ Hai Mắt thì được trò trống gì mà làm.
Nhưng khi Hai Mắt trèo lên, táo vàng không trượt ra khỏi tay cô, mà còn đung đưa lại gần cho cô dễ hái, cô hái nhiều đến nỗi đầy một tạp dề táo vàng. Đáng lẽ mẹ, Một Mắt và Ba Mắt phải đối xử với Hai Mắt tốt hơn trước, bà mẹ giật phắt lấy tạp dề táo. Chuyện chỉ mình Hai Mắt hái được táo vàng chỉ làm tăng thêm lòng ghen ghét đố kỵ của họ, làm họ trở nên cay nghiệt hơn trước đối với Hai Mắt.
Một hôm cả nhà đang đứng bên cây thì có một hiệp sĩ trẻ tuổi đi tới.
Cô chị và cô em vội la:
- Hai Mắt, mau lên nào, xuống chui vào trong thùng để chúng tao đỡ ngượng vì mày.
Nói rồi hai người dúi ngay Hai Mắt vào trong chiếc thùng không bên gốc cây, tiện tay chúng nhét luôn tất cả táo vàng vào trong đó.
Hiệp sĩ tới gần - đó là một chàng đẹp trai - chàng dừng chân, lặng ngắm cây quả vàng lá bạc và hỏi hai cô gái đứng đó:
- Cây đẹp này của ai thế các cô? Ai ngắt cho ta một cành, người đó muốn gì ta cũng sẵn lòng báo đáp.
Một Mắt và Ba Mắt trả lời ngay là cây của chúng, chúng sẵn sàng ngắt cho chàng một cành quả vàng lá bạc. Hai chị em ra sức trèo và tìm cách ngắt lấy một cành, nhưng cành cây cứ trượt khỏi tầm tay họ.
Lúc đó hiệp sĩ nói:
- Kể cũng kỳ lạ thật, sao cây của các cô mà các cô không ngắt được một cành?
Hai cô gái vẫn cứ khăng khăng nói là cây của họ. Trong khi ấy, Hai Mắt bực mình về sự gian dối của chị và em, cô lăn mấy quả táo vàng tới chỗ hiệp sĩ đứng. Ngạc nhiên về những quả táo vàng, hiệp sĩ hỏi họ táo ở đâu ra thế. Lúc bấy giờ Một Mắt và Ba Mắt mới nói cho biết rằng chúng còn có một người em, nhưng vì nó chỉ có hai mắt như những người bình thường khác nên không dám để nó ra mắt hiệp sĩ. Hiệp sĩ đòi xem mặt và gọi:
- Cô Hai Mắt ơi, bước ra đây nào.
Hai Mắt từ từ chui ở đáy thùng ra. Sắc đẹp lộng lẫy của cô làm cho hiệp sĩ phải ngạc nhiên và nói:
- Cô Hai Mắt ơi, chắc cô có thể bẻ cho tôi một cành quả vàng lá bạc chứ?
Hai Mắt đáp:
- Thưa vâng, cây này là của em nên em hái được.
Hai Mắt trèo lên cây, nhẹ nhàng bẻ một cành lá bạc quả vàng thật đẹp đưa cho hiệp sĩ.
Hiệp sĩ nói:
- Cô Hai Mắt ơi, tôi biết lấy gì trả công cô bây giờ?
Hai Mắt đáp:
- Em biết nói thế nào đây. Đói khát cơ cực buồn tủi là bạn đồng hành của em từ sớm tinh mơ đến tận khuya, nếu chàng cho em đi theo chàng chính là chàng giải thoát cho em khỏi cảnh ấy, như vậy là em hạnh phúc nhất.
Hiệp sĩ liền đỡ Hai Mắt lên ngựa, cùng nàng cưỡi ngựa về lâu đài. Chàng hiệp sĩ rất thương yêu cô Hai Mắt, chàng để cho cô tùy ý lựa chọn quần áo, ăn uống theo ý thích, lễ cưới của hai người được tổ chức rất vui vẻ.
Thấy Hai Mắt được đi cùng với chàng hiệp sĩ đẹp trai, chị và em lồng lộn lên vì ghen tức.
Hai cô tự an ủi: "Cây thần còn nằm trong tay ta, cho dù ta không hái nổi một quả ở cây ấy, nhưng ai đi qua thấy cây lạ cũng phải dừng chân đứng ngắm cây. Ai mà biết trước được ngày nào chúng ta sẽ gặp may."
Nhưng sáng hôm sau, cây thần kia bỗng biến mất, hy vọng của hai cô thế là tiêu tan. Cũng vào sáng sớm, khi cô Hai Mắt đang đánh phấn tô son, chợt cô nhìn qua cửa sổ, cô hết sức mừng rỡ khi thấy cây thần lại đứng trước cửa.
Hai Mắt sống trong cảnh đầy đủ sung sướng đã nhiều năm. Một hôm có hai người đàn bà nghèo bước tới lâu đài chắp tay xin bố thí. Nhìn kỹ mãi hai người, Hai Mắt nhận ra đó chính là chị và em mình. Cảnh nhà sa sút, hết chỗ nương tựa nên giờ đây Một Mắt và Ba Mắt phải kéo nhau đi ăn xin.
Hai Mắt niềm nở đón tiếp chị và em, chăm sóc và cung phụng họ đầy đủ, khiến hai người thấy hối hận trong lòng vì đã đối xử độc ác với Hai Mắt trong thời tuổi trẻ.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng