Bác nông dân và con quỷ


Der Bauer und der Teufel


Ngày xưa, có một bác nông dân thông minh và nhanh trí. Có rất nhiều chuyện kể về sự thông minh nhanh trí của bác. Nhưng câu chuyện hay nhất là chuyện bác chơi khăm con quỷ và biến nó thành thằng hề ngu xuẩn.
Một ngày kia, bác nông dân làm ruộng trên cánh đồng, khi chuẩn bị về nhà thì trời đã xẩm tối. Đúng lúc ấy, bác chợt nhìn thấy giữa ruộng của mình có một khối lửa hồng. Bác rất đỗi ngạc nhiên, đi lại phía đó thì thấy một con quỷ nhỏ xíu, đen xì, ngồi trên ngọn lửa. Bác nông dân nói:
- Mi ngồi trên một đống của quý phải không?
- Đúng vậy, trên một đống của quý chứa nhiều vàng bạc hơn số vàng bạc mà ngươi đã nhìn thấy trong đời.
- Đống của quí ấy nằm trên cánh đồng của ta nên thuộc về ta.
- Nó là của ngươi, nếu ngươi chịu chia nửa số hoa lợi của cánh đồng này cho ta trong hai năm liền. Tiền ta không thiếu, nhưng ta thích hoa lợi của cánh đồng.
Bác nông dân chấp nhận yêu cầu đó. Bác nói:
- Trong chuyện chia hoa lợi, chẳng cần bàn cãi làm gì, mi thu hoạch phần trên mặt đất, còn ta thu hoạch phần nằm dưới mặt đất.
Con quỷ rất hài lòng về chuyện đó, nhưng bác nông dân khôn ngoan kia lại gieo củ cải đường. Khi vụ thu hoạch tới, con quỷ xuất hiện và đòi phần hoa lợi của mình, nhưng nó nhìn mãi vẫn chẳng thấy gì ngoài những chiếc lá vàng úa, còn bác nông dân lòng hân hoan vui mừng đào bới thu hoạch củ cải đường. Con quỷ nói:
- Mối lợi hoa mầu lần này mi lấy, nhưng lần sau thì không thế nữa. Mi lấy phần mọc trên mặt đất, còn của ta là những gì nằm dưới mặt đất.
Bác nông dân trả lời:
- Đối với ta thế cũng tốt thôi.
Đến thời vụ gieo trồng, bác không gieo hạt củ cải nữa mà gieo hạt lúa mì. Khi lúa chín trĩu bông, bác nông dân ra đồng cắt lúa. Lúc còn quỷ tới thì chỉ thấy toàn gốc rễ cây lúa mì, nó điên cuồng bực bội chạy về hang trong núi. Bác nông dân nói:
- Con người cần phải thắng lũ quỷ tinh ranh như thế đó!
Bác ra đồng và lấy của quý.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Es war einmal ein kluges und verschmitztes Bäuerlein, von dessen Streichen viel zu erzählen wäre, die schönste Geschichte ist aber doch, wie er den Teufel einmal dran gekriegt und zum Narren gehabt hat.
Das Bäuerlein hatte eines Tages seinen Acker bestellt und rüstete sich zur Heimfahrt, als die Dämmerung schon ein getreten war. Da erblickte er mitten auf seinem Acker einen Haufen feuriger Kohlen, und als er voll Verwunderung hinzuging, so saß oben auf der Glut ein kleiner schwarzer Teufel. "Du sitzest wohl auf einem Schatz," sprach das Bäuerlein. "Jawohl," antwortete der Teufel, "auf einem Schatz, der mehr Gold und Silber enthält, als du dein Lebtag gesehen hast." - "Der Schatz liegt auf meinem Feld und gehört mir," sprach das Bäuerlein. "Er ist dein," antwortete der Teufel, "wenn du mir zwei Jahre lang die Hälfte von dem gibst, was dein Acker hervorbringt: Geld habe ich genug, aber ich trage Verlangen nach den Früchten der Erde." Das Bäuerlein ging auf den Handel ein. "Damit aber kein Streit bei der Teilung entsteht," sprach es, "so soll dir gehören, was über der Erde ist und mir, was unter der Erde ist." Dem Teufel gefiel das wohl, aber das listige Bäuerlein hatte Rüben gesät. Als nun die Zeit der Ernte kam, so erschien der Teufel und wollte seine Frucht holen, er fand aber nichts als die gelben welken Blätter, und das Bäuerlein, ganz vergnügt, grub seine Rüben aus. "Einmal hast du den Vorteil gehabt," sprach der Teufel, "aber für das nächstemal soll das nicht gelten. Dein ist, was über der Erde wächst und mein, was darunter ist." - "Mir auch recht," antwortete das Bäuerlein. Als aber die Zeit zur Aussaat kam, säte das Bäuerlein nicht wieder Rüben, sondern Weizen. Die Frucht ward reif, das Bäuerlein ging auf den Acker und schnitt die vollen Halme bis zur Erde ab. Als der Teufel kam, fand er nichts als die Stoppeln und fuhr wütend in eine Felsenschlucht hinab. "So muß man die Füchse prellen," sprach das Bäuerlein, ging hin und holte sich den Schatz.