Bác thợ cả Pfriem


Pfriem Usta


Bác thợ cả Pfriem có vóc người bé nhỏ, gầy gò nhưng rất ưa hoạt động, không có giây phút nào ngồi im. Mặt bác rỗ hoa, đã thế lại có cái mũi hếch nhô lên với làn da tái nhợt như da người chết, tóc đã hoa râm nhưng mọc lởm chởm. Hai mắt ti hí, liếc trái, liếc phải liên tục. Không gì lọt được mắt bác. Gì bác cũng chê, gì bác cũng biết hơn người và trong mọi chuyện bác nói bao giờ cũng có lý.
Lúc đi ngoài đường, bao giờ hai tay bác cũng vung lấy vung để như chèo đò. Có lần bác vung tay vào một cô gái đang xách nước, thùng nước văng lên cao, nước dội luôn lên cả người bác. Vừa rung người cho nước chảy xuống, bác vừa la mắng cô gái:
- Đồ ngu như cừu! Mày không nhìn thấy tao từ đằng sau đến à?
Nghề kiếm sống của bác là nghề thợ giày. Mỗi khi ngồi khâu, tay bác rút kim vung bạt mạng, ai không để ý lánh xa một chút là xơi ngay một quả thụi vào mạng sườn. Không có một thợ phụ nào ở với bác được một tháng, vì làm giỏi mấy đi chăng nữa vẫn bị bác chê như thường. Khi bác chê đường khâu không đều, khi thì bác chê gót giày này dài hơn chiếc kia, khi thì chê hai gót giày không cao bằng nhau, lúc lại chê da dập chưa kỹ. Bác bảo chú thợ học việc:
- Ngưng tay cái đã, tớ sẽ chỉ cho chú mày cách dập cho da mềm nhé.
Miệng nói nhưng tay bác đã rút sợi dây da quất luôn mấy roi lên lưng chú bé.
Tất cả thợ phụ, thợ học việc, bác đều gọi là đồ biếng nhác. Nhưng bản thân bác cũng có làm được nhiều cho cam, vì có khi nào bác ngồi khâu vá được quá mười lăm phút.
Sáng nào cũng vậy, hễ bác gái dậy bắc nồi nhóm bếp là bác cũng nhảy ra khỏi giường, rồi cứ thế mà chạy chân không xuống bếp mà la:
- Bà định đốt nhà đấy hả? Chắc lửa bùng lên như để thui cả con bò hay sao? Củi không phải mua tốn xu nào chắc!
Thấy đám con gái ngồi giặt giũ mà rúc rích trò chuyện là bác mắng chúng ngay lập tức:
- Lại có mấy con ngỗng đứng đây quang quác, trò chuyện quên cả công việc. Đem xà bông ra nghịch, thật là phí của trời, lại còn thêm cái tính lười như hủi nữa! Không dám vò mạnh tay một chút, chắc tụi bay sợ hỏng da bàn tay chứ gì?
Bác nhảy đại tới chỗ giặt, nhưng liền vấp xô đổ nhào thùng nước xà bông, nước đổ lênh láng ra khắp bếp.
Thấy người ta xây nhà mới là bác nhảy luôn sang đứng bên cửa sổ, dòm vào rồi la:
- Đám thợ này lại xây tường bằng cát đỏ rồi! Thứ cát ấy có bao giờ ráo nước đâu? Sống trong ngôi nhà rồi cứ là ốm hết lượt! Mọi người cứ thử nhìn xem, đám thợ phụ nó đặt đá xây thế mà coi được à? Vữa chẳng ra vữa. Phải trộn sỏi vào vữa thì lại đi trộn cát. Tôi còn sống đó để nhìn thấy cảnh tượng căn nhà sụp đổ để đè bẹp chết hết mọi người trong nhà.
Ngồi khâu mới được dăm ba mũi, bác đã đứng phắt ngay dậy, tay tháo yếm da, miệng nói:
- Mình phải ra ngoài một chút để nhắc nhở lương tâm mọi người mới được.
Chạy lại chỗ đám thợ mộc đang làm, bác nói:
- Làm chi mà kỳ vậy? Các anh không đẽo theo đường chỉ kẻ rồi. Các anh tưởng những cái xà này thẳng cả sao? Rồi chẳng có cái mộng nào khít đâu!
Bác giật cái rìu từ tay một người thợ mộc, định đẽo mẫu cho họ xem. Nhưng ngay khi đó lại có một xe ngựa chở đầy đất sét đi tới. Bác quăng ngay rìu đi, nhảy xổ tới chỗ người nông dân đi kèm xe và nói:
- Các ngươi không biết thương yêu giống vật hay sao? Ai lại đi thắng ngựa non vào cái xe chở nặng như thế bao giờ! Rồi mấy con vật đáng thương ấy sẽ khụy gục tại chỗ cho các anh coi!
Người nông dân không buồn đáo lại làm bác Pfriem càng cáu bẳn rồi liền ngay đó bác lại chạy về xưởng làm việc.
Bác vừa mới ngồi xuống, tính tiếp tục công việc dở dang thì một chú thợ học nghề đưa bác xem một đôi giày. Bác quát mắng chú bé:
- Lại cái gì đây nữa? Tớ đã bảo chú mày không được khoét quá rộng thế này. Giày gì mà toang hoác gần như chỉ còn thấy đế? Thứ giày này thì ma nào nó mua? Phải làm đúng y như tớ dặn chứ!
Chú thợ học việc đáp:
- Thưa thầy thợ cả, thầy nói chí phải! Đúng là giày chẳng ra giày thật. Nhưng nó chính là chiếc giày thầy cắt và chính tay thầy khâu ạ. Lúc vội chạy ra ngoài, thầy đã quẳng nó xuống gầm bàn, con chỉ nhặt nó lên thôi. Có lẽ đến tiên giáng thế cũng không thể làm vừa được ý thầy.
Một đêm, bác cả Pfriem nằm mơ thấy mình chết, hồn đang trên đường về trời. Đến nơi, bác gõ thật mạnh vào cổng trời. Bác nói:
- Tôi thấy thật là lạ, cổng gì mà cái vòng tròn để lắc gõ cũng không có, phải gõ bằng tay đến nỗi muốn thành thương tật.
Tông đồ Petrus ra xem ai gọi cổng mà đập dữ dội vậy. Pêtơrút nói:
- Chà, tưởng ai, té ra là bác cả Pfriem! Ta sẵn lòng cho bác vào, nhưng ta xin dặn đôi điều: bỏ thói cũ nhé, có nhìn thấy mọi vật ở trên trời thì đừng có chê bai nhé. Không lại tội vạ vào thân.
Bác cả Pfriem đáp:
- Kể ra, tông đồ không dặn thì tôi cũng biết phải xử sự như thế nào. Vả lại ở đây, ơn trời, mọi việc đều hoàn hảo, chẳng có gì để mà chê bai như dưới trần gian.
Bác qua cổng, leo lên leo xuống, qua những khoảng không đất rộng của nhà trời. Bác ngó quanh, hết nhìn sang trái lại nhìn sang phải, chốc chốc lại gật đầu xuýt xoa tỏ vẻ hài lòng mỹ mãn. Giữa lúc ấy, có hai vị thiên thần khiêng một cái xà. Hai người vừa khiêng vừa nhìn vào mắt nhau, xà thì dài nhưng hai thiên thần không khênh đi theo dọc thân xà, mà cứ đi ngang. Bác Pfriem nghĩ:
- Có đời thuở nhà ai lại ngu đến thế nhỉ?
Nhưng bác cứ nín lặng, thấy nó cũng có lý của nó: rốt cuộc cũng thế thôi, khênh xà đi dọc hay đi ngang cũng có sao đâu, miễn là cứ khênh đi được. Mà cũng thật là hay, mình thấy họ có chạm vào cái gì đâu?
Một lát sau, bác lại nhìn thấy hai vị thiên thần khác ngồi trên bờ giếng lấy nước đổ vào thùng. Nhìn kỹ, bác thấy thùng nhiều chỗ có lỗ rò, nước chảy rò ra tứ phía: Các thần đương làm mưa trút xuống trần gian. Bác buột miệng bật ra:
- Toàn đồ vô dụng!
Nhưng may bác lại kìm ngay được và nghĩ: Có lẽ cũng chỉ để tiêu khiển cho vui thế thôi. Đã gọi là tiêu khiển thì toàn là những chuyện vô tích sự. Vả chăng ở trên tiên giới này - như mình đã thấy - mọi người đều rảnh rỗi cả.
Đi được một quãng, bác thấy một cỗ xe mắc kẹt vì một cái hố sâu. Bác bảo người đánh xe:
- Chẳng có gì ngạc nhiên cả! Chẳng có ai chất nặng đến thế bao giờ. Các người chở gì vậy?
Người kia đáp:
- Toàn những điều nguyện sùng đạo cả, nguyện mãi rồi mà tôi vẫn chưa vào được con đường chính, nhưng cũng may là tôi đã đẩy được cỗ xe tới được đây. Ở đây rồi thì chắc không ai lại nỡ để tôi mắc kẹt nằm lại đây.
Quả vậy, có một thiên thần dắt hai con ngựa tới đóng vào xe. Bác Pfriem nghĩ thầm:
- Được lắm, nhưng chỉ có hai con thì làm sao kéo nổi xe ra khỏi hố? Ít nhất cũng phải bốn con mới kéo nổi.
Lại có một thiên thần khác dắt hai con ngựa tới, nhưng lại không đóng nó vào phía trước xe mà đóng vào sau xe. Bác Phơrim không nhịn nổi nữa, buột miệng quát:
- Đồ vô dụng! Mày làm gì ở đó? Từ buổi khai thiên lập địa có ai làm thế không, hở? Thế mà lũ kiêu căng ngu xuẩn kia lại cứ cho là mình gì cũng hơn người.
Bác còn định nói nữa, nhưng một vị nhà trời đã kịp túm lấy gáy bác, quẳng một cái rõ mạnh ra khỏi cổng nhà trời. Ra ngoài rồi, bác còn ngoái cổ nhìn lại, thấy bốn con ngựa có cánh đương nhấc bổng chiếc xe lên khỏi hố.
- Lẽ đương nhiên là trên trời ít nhiều cũng khác dưới trần gian. Có những điều ở đó người ta có thể bỏ qua, nhưng có ai nhẫn nại đứng nhìn họ đóng ngựa vào cả đằng trước lẫn đằng sau xe được! Đã đành mấy con ngựa có cánh thật đấy, nhưng đã ai dám chắc điều đó? Mà lại càng ngu kia: ngựa sinh ra vốn có bốn vó để chạy là được rồi, chắp thêm hai cánh làm gì?
Nhưng mình phải dậy ngay thôi, kẻo ngoài kia chúng nó lại toàn làm những chuyện oái oăm ngược đời. Cũng may là mình chưa chết thật!


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Pfriem Usta kısa boylu, zayıf ve hiç yerinde durama- yan huzursuz bir adamdı. Kargaburunluydu, yüzü sivilceliydi ve soluktu; kırlaşmış saçları dağınıktı; ufacık gözleri fıldır fıldırdı. Gözünden hiçbir şey kaçmazdı; her şeyde bir kusur bulur ve haklı çıkmaya çalışırdı. Yolda kollarını sağa sola sallayarak yürürdü. Bir keresinde su taşımakta olan bir kıza öyle bir çarptı ki, kova baş aşağı olarak üstünü başını ıslattı.
Silkinerek, "Aptal kız" diye seslendi. "Arkandan geldiğimi görmedin mi?"
Mesleği kunduracılıktı; derileri dikerken kunduracı bizini öyle bir kullanırdı ki, yara almamak için uzakta durmak gerekirdi. Hiçbir çırak onun yanında bir aydan daha fazla kalamazdı; en iyi çalışanda bile hep bir kusur bulurdu. Yok dikişler uymamış, yok birinin boyu daha uzun olmuş, yok bir topuğu daha yüksek tutulmuş ya da deri iyice dövülmemiş!
Bir gün, "Dur hele" diye bağırdı çırağına. "Deri nasıl dövülürmüş göstereyim sana" diyerek eline aldığı bir değnekle oğlanın sırtına birkaç kere vurdu. Herkese tembel diyordu. Oysa kendisinin pek öyle uzun boylu çalıştığı yoktu; çünkü on beş dakika olsun bir yerde devamlı oturmuyordu.
Bir gün karısı erkenden kalkarak ocağı yaktı; bizimki yataktan fırlayarak yalınayak mutfağa koştu.
"Evi mi yakacaksın sen? Bu ateşte öküz bile kızartılır. Odunu bedava mı alıyorum sandın sen?" diye haykırdı.
Kazan başındaki hizmetçiler gülerek aralarında dedikodu yapmaya başlayınca adam durumu anladı ve "İşi olmayan kazlar hep tıslar işte! Sabun sizin neyinize? İsraf bu! Tembelliğiniz yetmiyormuş gibi bir de ellerinizi korumak için çamaşırları sıkmak istemiyorsunuz" diye haykırdı.
Sonra yerinden kalkarak içinde sodalı suyun olduğu kovaya bir tekme attı; bütün mutfak su içinde kaldı.
Bir gün yeni bir ev yapılırken pencereden baktı. "Yine deniz kumu kullanıyorlar; kurumaz ki! Bu evde kimse sağlam kalmaz; heriflere baksana, tuğlaları nasıl diziyor! Bunun harcı da bir işe yaramaz. Çakıl kullanmak lazım, kum değil! Bir gün bu evin başlarına yıkıldığını da göreceğim herhalde" diye söylendi.
Yerine oturdu, birkaç dikiş attı, sonra önlüğünü yana fırlatarak yerinden kalktı. "Dışarı çıkayım da şunların vicdanına sesleneyim bari" dedi. Ama duvarcılarla karşılaştı.
"Bu ne be!" diye bağırdı. "Ölçüye göre çalışmıyorsunuz! Keresteler doğru dikilmemiş ki! Tuğlalar hep yana kaymış!"
Duvarcılardan birinin elinden balyozu alarak nasıl kırılacağını gösterdi. Sonra kerpiç dolu bir arabanın geldiğini görünce, balyozu yere fırlattıktan sonra köylünün yanına sıçradı: "Hiç insaf yok mu sizde?" diye bağırdı: "Bu ağır yükü kim taşır be? Zavallı hayvanlar nerdeyse yere çökecek!" Köylü cevap vermedi. Pfriem o kızgınlıkla eve döndü. Tam işe başlayacaktı ki, çırağı ona bir ayakkabı uzattı. "Ne oldu yine?" diye haykırdı adam. "Ayakkabıları bu kadar geniş tutma demedim mi sana? Kim bunu satın alır? Ayakkabı değil, sırf taban bu! Emir verdim mi yerine getirilmeli, işte o kadar!"
"Belki haklısın usta" diye cevap verdi oğlan. "Ama bir işe yaramaz dediğiniz bu ayakkabının derisini siz kesip çalıştınız. Demin dışarı çıkarken tezgâhınızdan düşürdünüz, ben sadece onu yerden alıp size uzattım. Gökten melek inse size yaranamaz!"
Pfriem Usta bir gece rüyasında öldüğünü ve cennete gittiğini gördü. Oraya varınca kapıya olanca gücüyle vurdu. "Niye sanki şu kapıya demir halka asmamışlar? İnsan vururken kemikleri acıyor."
Kapıyı havari Petrus açtı ve içeri girmek isteyen bu heyecanlı kişinin kim olduğunu görmek istedi.
"Haa, siz misiniz Pfriem Usta" dedi. "Sizi içeri alayım, ama şimdiden uyarıyorum: her zamanki âdetlerinizden vazgeçin! Cennette bulunanları sakın paylamayın! Yoksa ceremesini siz çekersiniz!"
"Uyarıya gerek yok" diye karşılık verdi Pfriem. "Burada nasıl davranılacağını biliyorum ben. Neyse ki, burada her şey kusursuz, yeryüzündeki gibi değil."
Ve içeri girdi, cennetin koskocaman odalarında bir aşağı bir yukarı gezindi. Sağına soluna bakındı; az sonra başını iki yana sallayarak kendi kendine homurdandı. Bir kalas taşımakta olan iki meleğe baktı. O kalası uzunlamasına değil de, enlemesine taşıyorlardı. Kendi gözündeki merteği görmeyip karşısındakinde kusur ararcasına, "Böyle akılsız iş olur mu?" diye düşündü ama sustu ve durumu kabullendi. "Aslında fark etmez; ha öyle taşımışsın, ha böyle! Önemli olan, taşınması. Bakıyorum da, hiçbir yere çarpmıyorlar" diye kendi kendisini yatıştırdı.
Az sonra iki melek daha gördü; kuyudan çektikleri suyu bir fıçıya dolduruyorlardı. Ama fıçıda bir sürü delik vardı ve su, her delikten dışarı akıyordu. Toprağa sanki yağmur yağıyordu! "Yahu olur mu bu iş!" diye haykıracak oldu, ama kendini tuttu. "Belki de vakit geçirmek için böyle yapıyorlar; hoşlarına gidiyor herhalde! Bakıyorum, cennette bile tembellikten böyle saçma sapan işler yapıyorlar" diye mırıldandı.
Biraz daha yürüdü, derken derin bir çukura saplanmış bir araba gördü. Yanı başında duran arabacıya: "Böyle kafasızca yüklersen böyle olur işte! Hiç şaşmamak lazım! Ne yükledin ki?"
"Olmayacak istekler" diye cevap verdi adam. "Doğru yolu bulamadım, ama en azından arabayı yokuşa sürdüm; herhalde beni burda böyle bırakmazlar."
Gerçekten bir melek çıkageldi ve iki atı arabaya koştu.
"Çok iyi" dedi Pfriem. "Ama iki at, bu arabayı oradan çıkaramaz. En az dört at lazım."
Bir başka melek gözüktü, yanında iki at vardı. Ama onları öne değil de, arkaya koştu.
Pfriem Usta artık dayanamadı ve "Aptal!" diye haykırdı. "Ne yapıyorsun sen orda? Hiç böyle bir şey olur mu dünyada? Araba böyle mi kurtarılır? Sizin kafalar böyle mi çalışıyor yani?"
Daha fazla konuşmak istedi, ama cennet sakinlerinden biri, onun yakasına yapıştı ve inanılmaz bir güçle dışarı attı.
Kapı önünde Usta, başını çevirerek bir kez daha dört kanatlı atla havaya yükselen arabaya baktı.
İşte o anda Pfriem Usta uyandı.
"Cennette bazı şeyler gerçekten de dünyadakinden farklıymış" diye mırıldandı. "Bazı şeyleri hoş görebiliyorsun. Ama bir arabaya hem önden hem arkadan at koşulduğunu kim sabırla izleyebilir? Elbette, kanatları varmış atların! Ama bunu kim, nerden bilecek? Öte yandan atların dört ayağı varken onlara kanat takmak da büyük bir aptallık. Hadi artık kalkayım bari! Yoksa evde herkes yanlış bir şeyler yapacak. İyi ki ölmemişim be!"