Chó sói và cáo


El lobo y la zorra


Sói và cáo sống chung, cái gì sói muốn là cáo phải làm, vì trong hai thì cáo là kẻ yếu nhất. Cáo cũng rất muốn thoát ra khỏi cảnh này.
Có lần cả hai đi qua rừng, sói nói:
- Này cáo, kiếm cái gì cho ta ăn đi, không ta sẽ ăn thịt mi.
Cáo đáp:
- Tôi biết ở gần đây có nhà nông dân, ở đó có nuôi cừu. Nếu anh ưng thì cả hai ta bắt lấy một con.
Sói thấy cũng được. Cả hai tới đó, cáo bắt một con cừu non đem nộp chó sói, rồi chạy đi chỗ khác. Sói ăn hết con cừu non nhưng vẫn còn thấy thòm thèm nên tự mình vào bắt cừu. Sói vốn to và không khéo luồn lách nên cừu mẹ phát hiện và be be ầm lên, nó gắng sức la thật to làm cho nông dân ở đó chạy vội ra. Sói bị một trận đòn nhừ tử, nhưng cũng cố lết tới chỗ cáo. Sói nói:
- Mi đã chỉ cho ta chỗ có cừu và đã bắt thử cho ta một con, nhưng khi ta định bắt con khác thì bị nông dân chạy ra tóm được, đánh ta một trận nên thân, mềm nhũn cả người.
Cáo đáp:
- Đúng anh quân ăn không biết no!
Một ngày kia, cả hai ra cánh đồng, sói lại bảo:
- Này cáo, kiếm cái gì cho ta ăn đi, không ta sẽ ăn thịt mi.
Cáo đáp:
- Tôi biết ở gần đây có nhà nông dân, bà chủ nhà đang làm bánh ngọt, chúng ta lấy ít ra ăn đi.
Cả hai đi tới đó, cáo luồn lách quanh nhà, ngó và nấp nhìn xem chìa khóa treo ở chỗ nào, lấy chìa mở cửa và mang ra sáu cái bánh ngọt cho sói. Nó bảo sói:
- Đồ ăn của anh đây.
Rồi cáo chạy tung tăng đi chỗ khác. Chỉ trong nháy mắt, sói đã nuốt chửng hết bánh ngọt. Nó nói:
- Càng ăn càng thấy ngon miệng.
Sói tự mình đi lấy bánh. Nó giật chùm chìa khóa mạnh tới mức, chìa khóa tung ra kêu loẻng xoẻng trên sàn nhà. Bà chủ nhà chạy kêu hàng xóm, họ chạy tới đánh cho sói một trận tới tấp làm cho sói chỉ còn cách cố lết về với cáo. Sói nói:
- Mi đã chỉ cho ta cách mà ta vẫn bị nông dân đón đánh cho mềm cả da.
Cáo nói:
- Đúng anh quân ăn không biết no!
Ngày thứ ba cả hai lại đi, sói tập tễnh đi cùng. Sói lại nói:
- Này cáo, kiếm cái gì cho ta ăn đi, không ta sẽ ăn thịt mi.
Cáo đáp:
- Tôi biết, một người đàn ông mới mổ heo, thịt còn đang ướp ở thùng trong căn hầm. Ta đi lấy ăn đi.
Sói nói:
- Nhưng để ta đi cùng, nếu ta có sao thì mi giúp ta nhé.
Cáo đáp:
- Tôi thế nào cũng được.
Cả hai rón rén men theo đường mòn và lẻn vào trong căn hầm. Thịt chất đầy thùng, sói ta ăn ngay lập tức, nó nghĩ:
- Tới khi mình ngưng ăn thì còn chán thời gian.
Cáo vừa ăn vừa ngó nghiêng canh chừng, thỉnh thoảng tới gần chỗ chui ra, để ý xem có dễ chui ra không. Sói thấy thế hỏi:
- Cáo thân mến, sao mi lại cứ chạy ra chạy vào, nhảy hết chỗ này đến chỗ khác?
Cáo ranh mãnh đáp:
- Để canh chừng xem có ai tới không. Ăn vừa vừa thôi anh Sói!
Sói bảo:
- Tôi chỉ rời khỏi nơi này khi nào chỉ còn thùng không!
Nghe chân cáo chạy trong tầng hầm, bác nông dân đi tới.
Thấy có bóng người đang tới, cáo nhảy phốc ra ngoài, sói cũng tính nhảy ra theo, nhưng nó ăn quá no, nên không chui ra được, bị mắc kẹt lại. Bác nông dân chạy tới, tay cầm gậy lớn, bác vung gậy phang liên tiếp làm cho sói chết ngay tại chỗ.
Cáo chạy ngay vào trong rừng. Nó mừng vui vì đã thoát được tay Quân ăn không biết no.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
El lobo vivía con la zorra, y ésta debía hacer lo que él le mandaba, porque era la más débil; con mucho gusto se hubiera librado de su amo. Un día en que los dos vagaban por el bosque, dijo el lobo:
- Pelirroja, tengo hambre; búscame algo de comer o te devoraré a ti.
Respondió la zorra:
- Sé de una granja donde hay unos cuantos corderos; si quieres, iremos por uno.
Asintió el lobo, se encaminaron a la granja, robó la zorra el cordero, lo llevó a su amo y echó a correr. El lobo se comió el cordero; pero no habiendo quedado satisfecho, quiso también los restantes y fue en su busca. Pero tan torpemente lo hizo, que la oveja madre lo sintió y se puso a balar tan fuerte y a meter tanto ruido, que los campesinos acudieron corriendo y pillaron al lobo, propinándole tal paliza, que la fiera llegó a la guarida de la zorra aullando y cojeando:
- ¡A buen sitio me llevaste! -lamentóse-. Cuando quise apoderarme de otro cordero, los campesinos me atraparon y me pusieron como nuevo.
- ¿Por qué has de ser tan glotón? -replicóle la zorra.
Al día siguiente volvieron a salir a la campiña, y el glotón del lobo repitió lo de la víspera:
- Pelirroja, tráeme algo de comer o te devoraré a ti.
Y respondió la zorra:
- Conozco una alquería, donde hoy la mujer fríe buñuelos; vamos a buscar unos cuantos.
Dirigiéronse a la alquería, y la zorra se deslizó por los alrededores, espiando y olfateando hasta que, habiendo descubierto la fuente de los buñuelos, cogió media docena y se los llevó al lobo:
- Ahí tienes merienda -le dijo, y se marchó. El lobo se zampó los buñuelos de un bocado y dijo:
- Saben a más.
Entró en la despensa y se lanzó sobre la fuente, con tan mala pata que ésta se cayó al suelo y se hizo añicos, con gran estrépito. Acudió la mujer y, al ver al lobo, llamó a la gente. Vinieron todos corriendo y zurraron al animal de tal modo, que hubo de huir cojo de dos patas. En lamentable estado llegó a la madriguera de la zorra,
- ¡Maldito lugar a que me llevaste! -gritóle-. Los hombres me pescaron y me molieron a palos.
Pero la zorra le respondió:
- ¿Por qué has de ser tan glotón?
Al tercer día de salir juntos, el lobo, que andaba con dificultad y cojeando, volvió a las andadas:
- Pelirroja, tráeme algo de comer o te devoraré a ti.
Dijo la zorra:
- Sé de un hombre que ha hecho la matanza y guarda la carne salada en un barril, en la bodega; vamos por ella.
- Pero te vendrás conmigo -dijo el lobo-, para ayudarme en el caso de que no pueda huir.
- Por mí, no hay inconveniente -contestó la zorra, y le enseñó los rodeos y caminos por donde, al fin, llegaron a la bodega.
Había en ella carne en abundancia, y el lobo se puso enseguida a la tarea: "¡Hay para rato, antes no termine!", pensó. Tampoco la zorra se quedó corta, pero mientras comía, miraba en todas direcciones, y con frecuencia corría al agujero por el que habían entrado, para vigilar que su cuerpo no se hinchase demasiado y le impidiera salir. Díjole el lobo:
- Amiga zorra, ¿a qué vienen estas constantes idas y venidas, y este saltar de fuera adentro y de dentro afuera?
- Vigilo que no venga alguien -respondióle la astuta-. ¡Tú no comas demasiado!
Pero el lobo replicó:
- ¡Lo que es yo, no me marcho hasta dejar el barril vacío!
En éstas llegó el campesino a la bodega, pues había oído el ruido de los saltos de la zorra. Ésta, al verlo, de un brinco escapó por el agujero; el lobo quiso seguirla, pero a fuerza de comer se había llenado de tal modo que no pudo pasar por el agujero y se quedó en él aprisionado. Armóse el dueño de un buen garrote, y mató al lobo a garrotazos, mientras la zorra saltaba por el bosque, contenta de haberse librado del viejo glotón.