大拇指汤姆


Chú bé tí hon


从前有一个贫穷的樵夫,夫妻两个一直没有孩子。 一天晚上他坐在自家小屋的火边想着心事,妻子坐在他身边纺着线。 樵夫说道:"我们坐在这儿,没有孩子嘻闹逗乐,这是多么的孤独啊,看别人家有孩子,家庭显得多么幸福欢乐!"
"你说的不错,"妻子发出了同感,叹了一口气,转动着纺车继续说,"如果我们有自己的孩子,那怕只有一个,也将是多么的幸福啊!即使这个孩子很小,我们也会全心全意地爱护他的。"过了一段时间,这位善良妇女的愿望真的实现了。 就如她所期盼的一样,她生下了一个小男孩,孩子生下后身体相当健康强壮,但个头却比大拇指大不了多少。 可他们还是说:"真棒!尽管他这么小,但我们的愿望毕竟实现了,我们要用我们全部的热情来爱护他。"因为他太小,所以他们叫他大拇指汤姆。
虽然他们尽量让他多吃,可他就是不长高,始终和他生下时一样大。 不过他的眼睛里却透着一股灵气和活力,不久就显露出他是一个聪明的小家伙,做事总是有条不紊,令父母相当满意。
有一天,樵夫准备到树林里去砍柴,他说:"我真希望有一个人能帮我把马车赶去,这样我就快多了。"
"嗨,爸爸!"汤姆叫道,"我来帮你,我会按你的要求及时把车赶到树林里的。"樵夫大笑起来,说道:"这怎么可能呢?你连马的缰绳都够不着呢。""爸爸,没关系,"汤姆说道,"只要妈妈把马套好,我就呆在马的耳朵里,告诉它往哪条路走。"爸爸只得答应:"好吧!那就试一次看看。"说完,他自己一人先去了。
出发的时间到了,妈妈把马套在了车上,将汤姆放进马的耳朵里。 小人儿在里面坐好后,便开始指挥马匹上路。 当他要走时就喊"喔驾!"要停时就叫"吁--!"所以马车有目的地向树林走去,就像樵夫自己在赶车一样。 走了一会儿,车跑得快了一点,汤姆马上喊道:"喔,喔!"就在这时,过来了两个陌生人,他们看到这情形,一个说:"竟有这种怪事!一辆马车自己在走,又听见车夫在叫喊,却看不到人。"另一个说:"是有点奇怪,我们跟着马车走,看它到底会到哪儿去。"这样他们跟着马车走进了树林,最后来到了樵夫所在的地方。 大姆指汤姆看见他爸爸,马上喊道:"爸爸,来看呀!我在这里,我把马车安安稳稳地赶来了,现在把我拿下来吧。"他爸爸一手挽住马,一手将儿子从马耳朵里拿出来,把他放在麦秆上面,汤姆坐在上面高兴极了。
那两个陌生人一直都在一旁注视着,看到这一切,惊奇得连话都不知道说了。 最后,其中的一个把另一个拉到一边说:"如果我们能得到这个小孩,把他带到各个城市里去展览,他一定能使我们发财的。我们得把他买下来。"于是他们走到樵夫面前,对他说他们想买这小人儿,还说道:"他跟我们在一起会比和你在一起要好得多。"父亲说:"我自己的心肝宝贝比世界上所有的银子和金子都要值钱得多。"但汤姆听到他们想做的交易后,他爬上他爸爸的大衣,到了他的肩上,悄悄地对着他的耳朵说:"爸爸,把钱拿着,让他们带着我走,我很快又会回到你身边的。"
于是,樵夫最后同意以一大块金子把汤姆卖给这两个陌生人。 其中一个问汤姆:"你想坐在哪儿?""嘿,就把我放在你的帽缘上吧,对我来说,那是一个很好的阳台,我能够在上面走动,还能沿途看看田园风光。"他们满足了他的要求。
汤姆和他父亲告别后,他们带着他离开了。
走到黄昏的时候,小人儿说:"我困了,让我下来吧。"这人把他的帽子取了下来,将他放在路边田地里的一团土块上面。 汤姆却在犁沟间到处跑来跑去,最后溜进了一个老鼠废弃了的洞内,叫道:"主人们,晚安!我走了,下一次可要留点神,小心地看着我呀。"他们马上路过来,用手杖捅进老鼠洞,折腾了好一阵子,但一切都是徒劳,因为汤姆已经爬到里面去了。 不久,天完全黑了,他们只得空着两手垂头丧气地走了。
汤姆确定他们已经离去后,从洞里爬了出来。 看见外面这么黑,他有点害怕,自言自语说道:"在这种田地里走多危险啊。天这么黑,一不小心从这些大土块上掉下去,我的脖子会摔断的。"幸运的是他找到了一个大的空蜗牛壳,他兴奋地说道:"谢天谢地!我现在能在这里面好好的睡上一觉了。"
说完就爬了进去。
他正要入睡,忽然听到有两个人打这儿经过,其中一个人对另一个说:"我们怎么偷那个财主的金子和银子呢?"汤姆听后,马上大声叫道:"我来告诉你!"小偷听见后大吃一惊,问道:"这是什么声音?我明明听见有人说话。"他俩马上停下来留神静听。 汤姆又说道:"带我和你们一起去,我很快就会让你们知道如何偷到那人的钱财。"两个小偷说道:"可是你在哪儿呢?"汤姆回答说:"你们在地里找吧,注意听声音是从哪儿发出的。"最后,他们找到了他,把他拿在手里问道:"你这个小顽童,你能给我们做什么?""我能从那人住的房子的铁窗栏之间爬进去,把你们所要的东西扔出来。"
"这是个好主意,"小偷说道,"走吧!我们来看看你能做些什么事。"
当他们来到财主的房屋时,汤姆悄悄地爬过窗栏,溜进了房子里,然后尽力大声喊道:"这儿所有的东西你们都要吗?"听到他的叫喊声,两个小偷大吃一惊,急忙说道:"嘘!轻点,说得小声一点,你会把屋里的人叫醒的。"但汤姆却装作没有理解他们的话,继续大声叫道:"你们要多少?要我把所有的东西都扔出来吗?"这回,他的说话声被睡在隔壁房间里的厨娘听到了,她从床上坐起来,张着耳朵凝神细听。 这时,两个小偷听到他又大声说话,更加慌了,撒腿就往回跑。 跑了一段,又觉得有点不甘心,于是又鼓起了勇气,说道:"这小家伙是把我们当笨蛋来作弄,我们不要被他吓住了。"所以,他们又回来轻轻地对他说:"现在不是和我们开玩笑的时候,快把钱财扔出来吧。"汤姆又敞开嗓门叫道:"好的,你们把手伸过来接吧。"厨娘这回听得相当清楚,马上从床上跳起来,冲过去将门打开,两个小偷就像夹着的尾巴的狼一样急忙逃走了。
厨娘四下里瞧了瞧,什么也没发现,又走进去点了一盏灯。 等她返回来时,汤姆已经溜进谷仓里去了。 厨娘将屋子的每一个角落都仔细察看了一遍,还是没有发现异常情况,她以为自己是睁着眼睛在做梦,便又回到床上睡觉去了。
小汤姆在草料堆里爬来爬去,最后找了一个很舒适的地方躺了下来,打算等天亮后,再起来上路,回到他父母的身边去。
天有不测风云,人有旦夕祸福。 第二天发生的事对大拇指汤姆来说,真是太残酷,太痛苦,太不幸了。
这天天不亮,厨娘就起来了,她要去给牛喂草料。 她径直来到草料堆,抱了一大捆给牛吃。 小汤姆在这捆草里睡得正香,茫然不知所发生的一切。 牛慢慢地吃着,竟连草带小汤姆一起卷进了嘴里,待到他醒来时,他已经到了牛的嘴里。 "呜呼哀哉!"小汤姆叫了起来,"我怎么滚进磨粉机里来了呀?"但现实已容不得他去想了,为了不让自己被卷到牙齿中间给咬碎,他不得不全神贯注地运用自己的聪明和灵巧来躲避,最后与草料一起进了牛胃。 来到牛的肚子里面,他什么也看不到,叹道:"这地方太黑了,他们一定是忘记在这房子里设窗户了,太阳光射不进来。可是点一根蜡烛也不赖呀。"
尽管他已经很不幸了,现在又到了这个他一点也不喜欢的地方,更糟糕的是草料进得越来越多,他所能够待的空间越来越少了。 情急之下,他放声大叫道:"不要再给我送草料来了!不要再给我送草料来了!"那女仆此刻正在挤牛奶,听到说话声,又看不到人,并且这声音分明就是她昨天晚上听到的同一声音,吓得从凳子上跌了下来,连挤奶的桶也给打翻了,她慌慌张张地跑到她主人那儿说:"先生,先生,那牛在说话哩!"可她的主人却说:"你这妇道人家,一定是疯了!"随即,他与女仆一同到牛栏里来看到底是怎么回事,他们的脚还只是刚刚伸进门槛,小汤姆又叫道:"不要再给我送草料来了!"主人一听也吓了一大跳,他认为这条母牛一定是中邪了,急忙叫人把牛杀了。 牛杀死后,装着大姆指汤姆的牛胃被扔到了外面的粪堆上。
听听外面没有动静了,汤姆才挣扎着往外爬,可牛胃里装已满了草料,他爬起来很吃力。 当他费了九牛二虎之力刚刚把头伸出来时,新的灾难又降临到他头上:一只饿狼跳了过来,一口将整个牛胃连着汤姆咽到肚子里去了。
尽管如此,汤姆并没有灰心丧气,他想,狼也许可以边走边与他聊天,所以,他大声叫道:"亲爱的朋友,我能带你去一个地方,那儿有好多你爱吃的东西。"狼听了也不管这声音是从哪儿发出的,连忙问道:"那地方在哪儿?"汤姆就把他爸爸住的地方一五一十地告诉给狼听,然后又说道:"你可以从排水沟爬进厨房里去,在里面你可以找到蛋糕、火腿、牛肉以及你想吃的各种东西。"狼不等他说第二遍,趁着漆黑的夜晚来到了他爸爸的住处,从排水沟钻进了厨房,开开心心地大喝起来。 待狼吃饱喝足之后,再想出去可就不行了。 因为它吃得太多,肚子胀得大大的,再从排水沟出去已经办不到了。 汤姆估计差不多了,就开始放开嗓门大喊大叫起来。 狼急忙说:"你安静一点行吗?你这样叫喊会把屋里的人吵醒的。"小人儿说道:"我怎么了?你现在吃饱了,快活了,我也想快活快活呀。"说完,再次敞开喉咙又是唱歌又是叫喊。
这一来,樵夫和他的妻子被这声音闹醒了。 他们急忙起来,由厨房的门缝往里一瞧,看见里面竟是一条狼,他俩这下可吓了一大跳。 樵夫赶忙跑去拿了一把斧头,又给他妻子拿了一把长柄的镰刀,对她说:"你跟在后面,当我一斧头砍在它的头上后,你就用镰刀割开它的肚子。"汤姆听到这里,连忙喊道:"爸爸,爸爸!我在这儿,狼把我吞到肚子里来了。"他爸爸一听,兴奋地说道:"谢天谢地,我们又找到我们的宝贝儿子了。"他担心妻子会割伤自己的儿子,马上要她把镰刀扔了,自己拿着斧子,对准狼头狠狠地劈去,正劈在狼的头顶。 狼死了,他们切开狼的肚子,把大拇指放了出来。 "啊!"他爸爸舒了一口气,说道:"我们真为你担惊受怕啊!"汤姆回答说:"好了,爸爸,我们分别之后,我周游了不少地方,现在我真高兴又呼吸到新鲜空气了。""啊唷,你到了哪些地方呀?"他爸爸问道。 "我钻过老鼠洞,待过蜗牛壳,进过牛的咽喉,最后又到了狼的肚子里。不过我现在已安全完好地待在这儿了。"儿子说完,他们齐声说道:"谢谢老天爷,我们再也不把你卖出去了,即使是用世界上所有的财富来换,我们也不卖"说完紧紧地抱起他们的宝贝儿子,亲个不停,并给了他好多好多吃的喝的东西,又拿来新衣服为他换上,因为他原来的衣服在这次历险中已经完全破损了。
Xưa có một bác nông dân nghèo, tối tối bác thường ngồi bên lò sưởi, gẩy than cho lửa cháy, và bác gái ngồi xe chỉ. Một hôm bác nói với vợ:
- Vợ chồng mình hiếm hoi, không có con nên thật là buồn. Nhà mình lạnh ngắt, còn các nhà láng giềng thì thật là vui vẻ, nhộn nhịp.
Bác gái thở dài đáp:
- Ờ, giá chỉ có một đứa duy nhất, dù nó có thật bé nhỏ như ngón tay cái đi chăng nữa tôi cũng thỏa lòng. Chắc vợ chồng mình sẽ yêu quí nó lắm nhỉ.
Được ít lâu, người vợ ốm nghén, và bảy tháng sau sinh một đứa con trai đầy đủ mặt mũi, chân tay nhưng chỉ bằng ngón tay cái. Hai vợ chồng bảo nhau:
- Thật đúng như lời ước nguyện! Nó chắc chắn sẽ là đứa con cưng của vợ chồng mình.
Vì nó bé chỉ bằng ngón tay nên họ đặt tên nó là Tí Hon. Tuy hai bác cho nó ăn đầy đủ, nhưng đứa bé vẫn chẳng lớn lên được tí nào, cứ nhỏ xíu như lúc mới sinh. Được cái mắt nó sáng, đầy vẻ thông minh. Chẳng bao lâu nó trở thành một đứa trẻ khôn ngoan, khéo léo, gì cũng bắt chước làm được.
Một hôm, bác nông dân chuẩn bị vào rừng đốn củi, bác lẩm bẩm một mình:
- Giá lát nữa có người đánh xe hộ ta thì thích quá!
Tí Hon bèn thưa rằng:
- Cha ơi, con có thể đánh xe vào rừng, cha cứ tin ở con, đúng giờ hẹn là xe đã có ở trong rừng.
Cha cười và nói:
- Làm sao mà làm được! Con bé tí xíu, làm sao mà cầm nổi cương ngựa?
- Không sao, cha ạ. Mẹ sẽ thắng ngựa vào xe cho con. Con sẽ ngồi trong tai ngựa; nghe tiếng con thúc, ngựa sẽ chạy.
Cha nói:
- Được, ta cứ thử một lần xem sao!
Đến giờ mẹ thắng ngựa vào xe và đặt Tí Hon vào tai ngựa. Tí Hon thét: "Tắc tắc! Hây hây!" cho ngựa chạy. Thế là ngựa chạy băng băng như có người đánh xe cầm cương. Xe cứ đúng hướng chạy vào rừng. Khi xe rẽ ở một chỗ ngoặt và Tí Hon đang thét: "Hây, hây" thì cũng vừa lúc đó có hai người đi tới.
Một người nói:
- Lạ chưa kìa! Chỉ nghe thấy tiếng, không thấy người đánh xe mà xe cứ đi. Thật là quái lạ.
Người kia nói:
- Ừ, mà cũng lạ đời thật, ta thử đi xem xe đỗ ở chỗ nào.
Xe chạy thẳng một mạch vào rừng, rồi dừng lại đúng chỗ có củi đã để sẵn.
Thoáng nhìn thấy cha, Tí Hon đã gọi:
- Cha ơi, cha thấy chưa, con đã đưa xe đến đây, giờ cha bế con xuống đi.
Cha chạy đến, tay trái nắm cương ngựa, tay phải nhấc con trai Tí Hon ra khỏi tai ngựa. Tí Hon vui vẻ ngồi lên một cọng rơm.
Trông thấy Tí Hon, hai người lạ mặt sửng sốt không nói được nên lời. Một người níu tay bạn ra một chỗ rồi nói:
- Này anh bạn, nếu ta đem thằng nhóc con tí xíu kia đi làm trò ở tỉnh lớn chắc sẽ phát tài lắm. Hay ta mua nó đi!
Hai người liền đến chỗ bác nông dân và nói:
- Ông bán cho chúng tôi thằng bé tí xíu này, chúng tôi sẽ chăm sóc nó cẩn thận.
Người cha đáp:
- Tôi không bán nó. Nó là đứa con cưng của tôi. Bạc vàng trên cả thế gian này đối với tôi cũng không bằng nó.
Nghe thấy hai người hỏi mua, Tí Hon níu quần cha, leo lên vai, nói thầm vào tai:
- Cha ơi, cha cứ bán con đi, thế nào rồi con cũng về nhà được.
Nghe lời con, người cha bán con cho hai người kia lấy một món tiền lớn.
Hai người kia hỏi Tí Hon:
- Mày muốn ngồi ở đâu?
- Có gì đâu, cứ đặt cháu lên vành mũ của các bác. Ở trên ấy cháu có thể đi dạo chơi, ngắm phong cảnh, cháu không ngã đâu mà sợ.
Đúng như nguyện vọng của Tí Hon, một người đặt nó lên vành mũ. Sau khi Tí Hon đã chào tạm biệt cha, hai người mang nó đi theo. Họ đi mãi, đến khi trời xâm xẩm tối thì Tí Hon nói:
- Nhấc cháu xuống đất một lát với, cháu có việc cần lắm.
Người mang nó trên mũ nói:
- Cứ việc ở trên ấy, bác sẽ chẳng nói gì về chuyện ấy đâu. Thỉnh thoảng chim vẫn "bĩnh" ở trên ấy đấy mà.
Tí Hon nói:
- Không mà, cháu cũng biết cư xử thế nào cho phải, bác cho cháu xuống mau mau đi!
Người ấy nhấc mũ, đặt Tí Hon xuống ruộng gần vệ đường. Xuống tới đất, Tí Hon chạy lẩn ngay vào giữa những tảng đất. Bỗng nhiên nó nhìn thấy một cái hang chuột, nó chui luôn vào đó. Rồi còn vẫy gọi, cười chế nhạo hai người kia:
- Thôi, xin chào hai ông, hai ông về với nhau nhé!
Hai người lấy gậy chọc vào hang chuột để bắt nó, nhưng đúng là mất công vô ích vì Tí Hon cứ bò sâu mãi trong lòng đất. Trời cứ mỗi lúc một tối hơn, hai người bực mình, đành phải bỏ về tay không.
Khi hai người đã đi xa, lúc đó Tí Hon mới chui ở hang từ trong lòng đất ra. Nó nghĩ bụng:
- Đi trong đêm tối ở giữa cánh đồng thì thật là nguy hiểm, vỡ đầu, gãy cẳng như chơi.
May sao Tí Hon lại vấp phải một cái vỏ sên rỗng. Tí Hon nói:
- Lạy chúa! Đêm nay con có chỗ ngủ yên rồi.
Vừa mới chợp mắt được một lúc thì nó nghe thấy có tiếng hai người đi qua. Một người nói:
- Chúng mình phải làm thế nào để cậy được cửa mà ăn trộm vàng bạc của lão cha xứ giàu sụ ấy nhỉ?
Tí Hon chen vào:
- Để tôi bày mưu cho!
Một tên trộm hốt hoảng nói:
- Cái gì thế nhỉ? Tao vừa nghe thấy có tiếng người nói.
Chúng dừng lại, lắng tai nghe. Tí Hon lại nói:
- Các bác đem tôi đi theo thì tôi sẽ giúp cho.
- Nhưng mày ở chỗ nào?
Tí Hon đáp:
- Các bác cứ tìm ở dưới đất và lưu ý chỗ nào có tiếng nói vọng ra.
Bọn kẻ trộm tìm mãi mới thấy chỗ Tí Hon. Chúng nhấc nó lên hỏi:
- Này, thằng nhãi con, mày giúp chúng ta được việc gì?
Tí Hon đáp:
- Rồi các bác coi, cháu sẽ luồn qua chấn song cửa sổ để vào buồng cha xứ. Các bác muốn lấy thứ gì, cháu chuyển cho thứ đó.
- Được, chúng tao muốn coi xem tài mày ra sao.
Khi kẻ trộm tới nhà cha xứ, Tí Hon luồn chui ngay vào buồng, rồi ráng hết sức hỏi thật to:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Hai tên trộm sợ hãi bảo nó:
- Này, nói khe khẽ thôi, không thì chủ nhà thức dậy bây giờ!
Nhưng Tí Hon tảng lờ làm như chẳng hiểu gì cả, lại lớn tiếng hỏi:
- Các bác muốn gì nào? Các bác có muốn khoắng sạch buồng này không?
Cô đầu bếp ngủ ở buồng bên cạnh nghe thấy liền ngồi nhổm dậy, lắng tai nghe. Bọn kẻ trộm hốt hoảng nên vội lảng ra xa, nhưng rồi chúng trấn tĩnh lại, cho là Tí Hon giỡn bọn chúng. Chúng lại quay vào, khẽ gọi Tí Hon:
- Này, đừng có giỡn nữa! Chuyển ra cho bọn tao chút ít đi!
Tí Hon lấy hết sức hét:
- Cháu chuyển cho các bác tất cả nhé! Giơ cả hai tay ra mà đón.
Cô hầu nghe thấy rõ mồn một là có tiếng người la, cô bước ra khỏi giường, lò mò đi ra cửa. Bọn ăn trộm bỏ chạy, chúng chạy bán sống bán chết như có ma đuổi sát ở đằng sau. Cô hầu nghe ngóng lại không thấy gì cả, đi vào nhà thắp nến. Khi cô cầm nến vào buồng thì Tí Hon đã lẻn trốn được ra ngoài đồng cỏ. Cô lục soát khắp các xó xỉnh nhưng cũng chẳng thấy gì, cô tưởng mình mê ngủ nên lại vào giường ngủ tiếp.
Tí Hon leo quanh đống cỏ khô, cuối cùng tìm được một chỗ ấm cúng để ngủ, nó tính ngủ đến sáng mai thì về nhà với cha mẹ. Tí Hon định thế này nhưng chuyện xảy ra lại không như thế. Chà, chuyện đời thật lắm nỗi gian truân!
Trời mới tang tảng sáng, cô hầu đã ra khỏi giường, đi lấy cỏ khô cho súc vật ăn. Cô lấy một ôm cỏ, lại lấy ngay đúng chỗ Tí Hon ngủ. Tí Hon ngủ say quá nên không hề hay biết, mãi đến khi bò đã ngoạm vào mồm, Tí Hon mới thức giấc. Nó kêu lên:
- Trời ơi, sao tôi lại ở trong cái cối nghiền nắm thế này!
Nhưng ngay sau đó, Tí Hon biết được mình đang ở đâu. Nó cố tránh cho khỏi bị răng bò nghiền thì lại bị nuốt trôi vào dạ dày. Nó nghĩ bụng:
- Gian nhà này người ta quên không làm cửa sổ, ánh nắng mặt trời không rọi chiếu vào được, đã thế lại chẳng có đèn đóm gì cả.
Ở đây Tí Hon thấy khó chịu, bực nhất là cỏ cứ tuôn vào mãi, chỗ ở ngày càng chật hẹp. Trong lúc hoảng sợ, nó thét lớn:
- Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuôn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Cô hầu đang vắt sữa bò, cô không trông thấy một ai mà lại nghe thấy tiếng nói y hệt như tiếng đêm qua. Cô đang ngồi trên ghế, vì sợ quá mà ngã lăn ra làm đổ hết cả sữa.
Cô hầu vội vã chạy lên tìm cha xứ và mách:
- Trời ơi, con bò nó biết nói cha ạ.
Cha xứ nói:
- Cô có điên không đấy?
Rồi cha xuống chuồng bò xem thực hư như thế nào. Cha vừa mới bước xuống chuồng Tí Hon lại la:
- Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa! Đừng tuồn cỏ tươi vào chỗ tôi nữa!
Lúc đó, cha xứ cũng đâm hoảng. Cha cho là bò bị quỷ ám và sai giết bò. Mổ bò xong, người ta quẳng chiếc dạ dày ra đống phân, mà Tí Hon lại ở trong dạ dày. Loay hoay mãi, Tí Hon mới thò được đầu ra thì lại gặp ngay chuyện chẳng lành: một con chó sói đang đói bụng chạy ngay lại, nuốt chửng luôn cả chiếc dạ dày trong đó có Tí Hon. Nhưng Tí Hon vẫn không nản chí, nó nghĩ chắc mình có thể nói với sói được. Rồi từ trong bụng sói, Tí Hon nói vọng ra:
- Anh bạn Sói thân mến, tôi muốn mách cho bạn chỗ có mồi ngon tuyệt vời.
Sói hỏi:
- Ở đâu có thứ ấy hở?
Tí Hon tả thật cặn kẽ nơi cha mẹ mình đang ở.
- Cậu cứ chui qua cổng nhà thì vào được trong bếp, ở đó cậu sẽ tha hồ chén bánh ngọt, mỡ, xúc xích.
Chẳng đợi Tí Hon nói tới lần thứ hai, đêm đến, Sói chui qua cổng để vào bếp và đánh chén một bữa thỏa thuê. Khi đã no căng bụng rồi, Sói tính bài chuồn, nhưng giờ đây bụng Sói đã căng phồng lên, chui ra bằng đường cũ không lọt nữa. Tí Hon đã tính trước đến nước đó. Ở trong bụng Sói, Tí Hon vung tay vung chân la lối om sòm lên. Sói bảo:
- Mày có im đi không nào! Mày làm ầm, mọi người thức dậy bây giờ.
Tí Hon đáp:
- Ui chà, cậu đã ăn uống no nên rồi, giờ phải để cho tớ vui đùa một chút chứ!
Rồi Tí Hon lại lấy hết sức ra mà la hét. Cuối cùng, cha mẹ Tí Hon nghe tiếng la lối om sòm nên thức giấc, chạy xuống bếp, nhìn qua kẽ hở thì thấy Sói đang ở trong đó. Ông chạy đi lấy rìu, bà chạy đi lấy hái.
Lúc vào, chồng nói:
- Bà đứng sau tôi, nếu tôi choảng một cái mà nó chưa chết ngay thì bà bổ hái vào bụng nó mà rạch ra.
Tí Hon nghe thấy giọng nói của cha, nó reo lên:
- Cha kính yêu, con đang ở trong này, con ở trong bụng Sói.
Mừng quýnh lên, người cha nói:
- Lạy Chúa! Đứa con cưng nhất của chúng tôi lại về.
Rồi bác bảo vợ vứt hái đi để Tí Hon khỏi bị thương. Đoạn bác lấy đà, giơ rìu lên giáng cho Sói một nhát trúng đầu, Sói lăn ra chết tươi. Hai vợ chồng bác lấy dao kéo mổ bụng Sói, lôi Tí Hon ra.
Bác trai nói:
- Trời, cha mẹ ở nhà lo cho con quá!
- Thưa cha, con đã đi nhiều nơi trên thế giới, lạy Chúa, giờ con lại được thở không khí trong lành!
- Thế con đã đi những đâu?
- Chà, cha ơi, con đã từng ở trong hang chuột, trong dạ dày bò, trong ruột sói, giờ con đang ở bên cha mẹ.
Cha mẹ ân cần ôm hôn đứa con cưng của mình, rồi nói:
- Từ nay, dù có được tất cả của cải trên thế gian này, cha mẹ cũng chẳng bán con nữa đâu.
Rồi cha mẹ cho Tí Hon ăn uống, đo quần áo mới, vì trong chuyến ngao du kia, quần áo của Tí Hon đã sờn rách hết cả.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng