Lo gnomo


Người tí hon trong lòng đất


C'era una volta un re motto ricco che aveva tre figlie; esse andavano tutti i giorni a passeggio nel giardino del castello. Il re aveva una gran passione per tutti gli alberi belli, e uno gli piaceva in particolare, tanto che, se qualcuno ne coglieva una mela, egli lo malediva, che potesse sprofondare cento braccia sotto terra. Quando venne l'autunno, le mele sull'albero divennero rosse come sangue. Le tre fanciulle andavano tutti i giorni sotto l'albero e guardavano se il vento non avesse per caso buttato a terra qualche mela, ma non ne trovavano mai, e l'albero ne era così carico che sembrava dovesse spezzarsi, e i rami pendevano fino a terra. La più giovane ebbe una gran voglia di mangiarne e disse alle sorelle: -Nostro padre ci ama troppo per poterci maledire; credo che l'abbia fatto solo con gli estranei-. Così dicendo, la fanciulla colse una bella mela, corse davanti alle sorelle e disse: -Ah, assaggiate care sorelline! Non ho mai mangiato nulla di così buono-. Allora anche le altre due principesse assaggiarono la mela, e tutte e tre sprofondarono sotto terra senza che nessuno se ne accorgesse. A mezzogiorno il re volle chiamarle a tavola, ma non riuscì a trovarle da nessuna parte: le cercò a lungo nel castello e in giardino, ma invano. Egli se ne addolorò molto e rese noto in tutto il regno che chiunque gli avesse riportato le figlie ne avrebbe avuta una in isposa. Allora molti giovani partirono alla loro ricerca, facendo l'impossibile per trovarle: poiché‚ tutti amavano le tre fanciulle che erano così gentili con tutti e così belle. Partirono anche tre giovani cacciatori, e dopo aver camminato otto giorni, arrivarono a un gran castello dove c'erano delle sale bellissime e in una di queste sale c'era una tavola apparecchiata, coperta di cibi deliziosi, così caldi che fumavano ancora; ma in tutto il castello non si sentiva n‚ si vedeva anima viva. Aspettarono ancora mezza giornata e i cibi erano sempre caldi e fumanti; alla fine erano così affamati che si misero a tavola e mangiarono; e stabilirono di rimanere nel castello e di tirare a sorte, di modo che uno restasse a casa e gli altri due andassero a cercare le principesse. Così fecero, e per sorte toccò al maggiore rimanere al castello. Il giorno dopo i due più giovani andarono a cercare le principesse e il maggiore dovette restare a casa. A mezzogiorno arrivò un omino piccolo piccolo che chiese un pezzetto di pane; allora il giovane prese del pane che aveva trovato là, ne tagliò una fetta e fece per dargliela; come gliela porse, l'omino la lasciò cadere e lo pregò, per favore, di raccoglierla. Egli acconsentì, si chinò, e intanto l'omino prese un bastone, l'afferrò per i capelli e lo picchiò. Il giorno dopo rimase a casa il secondo, e non gli andò meglio. La sera, quando gli altri due rincasarono, il maggiore gli chiese: -Be', come ti è andata?-. -Oh, malissimo!- Allora si confidarono le loro disavventure, ma al minore non dissero nulla: non lo potevano soffrire e lo chiamavano sempre il Grullo. Il terzo giorno rimase a casa il più giovane; tornò l'omino e gli chiese un pezzetto di pane. Il giovane glielo diede ed egli lo lasciò cadere e lo pregò, per piacere, di ridarglielo. Allora il giovane disse all'omino: -Che cosa?! Non puoi raccoglierlo tu? Se non sai nemmeno darti da fare per il tuo pane quotidiano, non meriti neanche di mangiarlo-. Allora l'omino andò su tutte le furie e gli ordinò di darglielo; ma egli, senza perder tempo, prese il nostro omino e lo picchiò di santa ragione. L'omino strillava a più non posso e gridava: -Basta, basta! Lasciami stare, e ti dirò dove sono le principesse!-. All'udire queste parole, il giovane smise di picchiarlo e l'omino gli disse che era uno gnomo e che ce n'eran più di mille come lui; gli disse di seguirlo che gli avrebbe mostrato dove si trovavano le principesse. E gli indicò un pozzo profondo, dove però non c'era acqua. Sapeva bene, gli disse, che i suoi fratelli non erano sinceri con lui; se voleva liberare le principesse, doveva fare da solo. Anche gli altri due fratelli avrebbero liberato volentieri le principesse, ma non volevano esporsi a rischi e fatiche. Egli doveva prendere un gran cesto, entrarvi con il suo coltello da caccia e con un campanello e farsi calare giù. Sotto c'erano tre stanze, in ognuna delle quali c'era una principessa, costretta a spidocchiare un drago con molte teste: egli doveva mozzare le teste del drago. Detto questo, lo gnomo sparì. A sera ritornarono a casa gli altri due e gli domandarono come fosse andata. Egli disse: -Oh, mica male!-; non aveva visto nessuno fino a mezzogiorno, quand'era arrivato un omettino che gli aveva domandato un pezzetto di pane; lui glielo aveva dato, e l'omino l'aveva lasciato cadere e lo aveva pregato di raccoglierlo; e siccome egli aveva rifiutato, l'omino aveva incominciato a maltrattarlo; ma la cosa non gli era piaciuta e l'aveva picchiato, e allora l'omino gli aveva detto dove si trovavano le principesse. Gli altri due diventarono verdi e gialli dalla rabbia. Il mattino dopo si recarono al pozzo e tirarono a sorte chi dovesse entrare per primo nel cesto; toccò di nuovo al maggiore che dovette entrarvi e prendere il campanello. Disse: -Se suono dovete tirarmi su in fretta-. Era sceso da poco quando si sentì scampanellare e lo tirarono su; entrò nel cesto il secondo, che fece lo stesso; infine toccò al più giovane, che si fece calare fino in fondo. Come uscì dal cesto, prese il suo coltello da caccia, si fermò davanti alla prima porta e stette ad ascoltare: e sentì il drago russare forte. Aprì la porta piano piano: nella stanza era seduta la maggiore delle principesse, e aveva in grembo nove teste di drago e le spidocchiava. Allora egli prese il suo coltello, colpì con gran forza e le nove teste caddero. La principessa balzò in piedi, gli saltò al collo abbracciandolo e baciandolo, prese la sua collana d'oro rosso, e gliela mise al collo. Poi egli andò dalla seconda principessa, che doveva spidocchiare un drago con sette teste, e liberò anche lei; e così andò pure dalla più giovane, che doveva spidocchiare un drago con quattro teste. Allora tutte e tre quante domande si fecero! E non finivano mai di baciarsi e di abbracciarsi. Egli suonò forte, finché‚ lo sentirono in alto. Fece entrare le principesse nel cesto, l'una dopo l'altra, e le fece tirare su tutt'e tre. Ma quando toccò a lui, gli vennero in mente le parole dello gnomo, e cioè che i suoi compagni avevano cattive intenzioni nei suoi confronti. Allora prese un pietrone che era là per terra e lo mise nel cesto, e quando il cesto fu quasi a metà del pozzo, i fratelli malvagi tagliarono la fune, sicché‚ il cesto precipitò con la pietra, e credettero che egli fosse morto. Fuggirono poi con le tre principesse e si fecero promettere che avrebbero detto al padre di essere state liberate da loro due; andarono dal re e le chiesero in matrimonio. Nel frattempo il fratello più giovane vagava tutto triste per le tre stanze e pensava che avrebbe dovuto morire. Vide un flauto appeso alla parete e disse: -Che cosa ci fai lì appeso? Qui nessuno può essere allegro-. Guardò anche le teste del drago e disse: -Neanche voi potete aiutarmi-. E passeggiò a lungo su e giù, tanto che il pavimento divenne liscio. Alla fine gli venne un'altra idea, staccò il flauto dalla parete e suonò un'arietta: d'un tratto arrivarono tanti gnomi, e a ogni nota ne arrivava un altro; ed egli continuò a suonare finché‚ la stanza fu piena. Tutti gli chiesero che cosa desiderasse, ed egli rispose che voleva ritornare sulla terra, alla luce del giorno. Allora lo afferrarono per i capelli, quanti ne aveva in testa, e volarono con lui fuori dal pozzo. Come fu fuori dal pozzo, egli andò al castello regale, dove stavano per celebrare le nozze della maggiore delle principesse, ed entrò nella stanza dove si trovava il re con le sue tre figlie. Al vederlo le fanciulle svennero. Allora il re andò in collera e lo fece subito gettare in prigione, perché‚ credeva che avesse fatto loro del male. Ma quando le principesse tornarono in s‚, lo pregarono di rimetterlo in libertà. Il re volle sapere perché‚ ed esse risposero che non potevano dirlo, ma il padre disse loro di raccontarlo alla stufa. Poi uscì e si mise ad ascoltare dietro la porta e sentì tutto. Allora fece impiccare i due fratelli, mentre al più giovane diede la figlia minore. E io avevo un paio di scarpe di vetro, ma inciampai in una pietra: fecero "clinc!" e si spezzarono.
Ngày xửa ngày xưa có một ông vua giàu có, nhà vua có ba người con gái ngày nào cũng dạo chơi ở ngự uyển. Nhà vua rất thích cảnh trí và các loài cây trong ngự uyển, đặc biệt yêu thích cây táo cho quả đỏ tươi. Nhà vua thề nguyền, ai hái trộm táo sẽ bị vùi sâu dưới lòng đất trăm sải tay.
Khi trời sang thu, táo trên cây đổ màu đỏ tươi, táo sai ơi là sai, táo trĩu cành từ trên ngọn tới gần mặt đất. Cả ba chị em thường ngày hay đến ngắm cây táo, nhưng không thấy có quả táo nào rụng dưới gốc cây. Cô em út nhìn táo chín thơm ngon nên rất thèm. Cô bảo với hai chị:
- Vua cha rất thương yêu chị em mình. Việc vua cha thề nguyền chắc chỉ là đối với người ngoài, chứ không phải đối với chị em mình.
Cô hái một quả to và cắn ăn. Cô nói:
- Trời, ngon quá các chị ạ. Đời em chưa bao giờ ăn táo ngon như thế!
Rồi cô đưa táo cho hai chị em ăn. Vừa mới ăn xong thì cả ba bị chìm sâu trong lòng đất, sâu tới mức tiếng gà gáy cầm canh cũng không vang được tới đó.
Đến trưa, nhà vua muốn gọi các con về cùng ăn, nhà vua tìm khắp mọi nơi, ở ngự uyển cũng như trong hoàng cung, nhưng chẳng thấy bóng đứa nào. Nhà vua rất buồn, ra lệnh cho cả nước đi tìm, ai tìm ra sẽ được lấy một trong ba công chúa làm vợ.
Nhiều chàng trai cất công đi tìm khắp mọi nơi. Trong số họ có ba chàng thợ săn. Họ đã tám ngày đi tìm, cuối cùng họ tới một lâu đài lớn, trong lâu đài có nhiều phòng đẹp. Trong phòng họ, thức ăn đã dọn sẵn trên bàn và còn bốc hơi nóng, nhưng chẳng nghe thấy tiếng người cũng như chẳng thấy một bóng người.
Cả ba đợi nửa ngày ở trong phòng mà vẫn không gặp một ai. Thức ăn vẫn còn nóng mà bụng họ lại đói. Họ lại bàn ngồi và cùng nhau ăn thật ngon miệng. Họ chia nhau công việc. Một người ở lại canh lâu đài, trong khi đó hai người kia đi tìm ba công chúa. Người nhiều tuổi nhất ở lại canh lâu đài, hai người kia trẻ hơn thì đi tìm.
Ngày thứ nhất có một người tí hon tới xin bánh mì. Người canh lâu đài lấy bánh mì, cắt một miếng đưa cho người tí hon. Người này không đưa tay đỡ mà để bánh mì rớt xuống đất, rồi còn bảo người canh lâu đài cúi xuống nhặt bánh mì đưa cho mình. Trong lúc người canh lâu đài mải cúi nhặt bánh mì thì người tí hon túm tóc và lấy gậy đánh người đó túi bụi.
Ngày hôm sau đến lượt người khác phải ở lại canh lâu đài. Số phận anh ta cũng chẳng khác gì.
Tối đến hai người kia về nhà. Người nhiều tuổi nhất hỏi:
- Nào, có chuyện gì không hở?
Người kia đáp:
- Chà, tôi cũng bị đòn nhừ tử.
Hai người kể cho nhau những chuyện xảy ra với mình, nhưng họ không kể cho người trẻ nhất biết. Hai người thường gọi người trẻ nhất là Hans ngu ngốc, vì chàng thường chậm chạp trong ứng xử mọi việc.
Ngày thứ ba đến lượt Hans ngu ngốc phải ở lại canh lâu đài. Người tí hon lại đến xin bánh mì. Hans cắt bánh mì đưa cho, người tí hon để bánh rơi xuống đất và bảo chàng cúi nhặt hộ. Hans bực mình nói:
- Cái gì, có thế mà không tự nhặt được hay sao, miếng ăn vào mồm mà còn lười biếng thì không đáng ăn tí nào cả.
Người tí hon giận dữ, bảo chàng phải làm. Hans liền túm lấy người tí hon quật cho nhừ tử làm người tí hon phải van xin:
- Hãy ngưng tay đừng đánh tôi nữa. Tôi sẽ chỉ cho nơi ở của ba công chúa.
Nghe nói vậy, Hans liền ngưng, người tí hon kể mình là người ở trong lòng đất, và ở trong lòng đất có hàng ngàn người như vậy. Người tí hon bảo cứ đi cùng, rồi sẽ chỉ cho nơi các công chúa đang ở. Người tí hon dẫn tới một cái giếng rất sâu nhưng đã khô cạn. Người tí hon bảo, hai người kia không thật lòng, và cũng không muốn chịu hiểm nguy để đi tìm công chúa. Vì vậy muốn giải nguy cho các công chúa thì phải làm một mình và phải mang theo một cái giỏ lớn, một con dao thợ săn và một cái lục lạc loại chuông đeo ở cổ ngựa. Rồi ngồi vào trong giỏ, thòng dây mà xuống đáy giếng. Ở đó có ba buồng, ở mỗi buồng có một công chúa. Có con rồng nhiều đầu ngồi canh giữ. Phải chặt hết đầu của nó. Khi nói xong thì người tí hon biến mất.
Đến tối, hai người kia về và hỏi, có chuyện gì xảy ra không. Chàng nói:
- Ô, mọi chuyện tốt cả.
Rồi nói chẳng có người nào tới, chỉ có một người tí hon đến xin bánh mì, khi đưa cho lại để bánh rơi và bảo nhặt hộ. Chàng chẳng muốn nhặt hộ thì người tí hon hù dọa. Chàng không hiểu ý nên túm đánh cho người tí hon một trận nhừ tử. Sau đó người tí hon chỉ cho biết nơi ở của ba công chúa.
Nghe chuyện, hai người kia ghen tức đến nỗi mặt xanh nanh vàng. Hôm sau cả ba người tới bên giếng. Họ phân việc cho nhau. Người lớn tuổi nhất xuống trước và dặn:
- Khi nào tôi rung chuông thì phải kéo ngay lên nhé!
Vừa tới chạm đất anh chàng đã rung chuông, hai người kia vội kéo lên.
Giờ tới lượt người thứ hai. Người này cũng làm vậy. Rồi đến lượt người thứ ba là chàng trẻ tuổi nhất bọn.
Tới đáy giếng, chàng bước ra khỏi giỏ, tay cầm đao thợ săn, chàng nghe thấy tiếng ngáy ngủ của rồng. Chàng khe khẽ mở cửa thì thấy có một công chúa đang ngồi vuốt ve mấy cái đầu rồng ở trong lòng. Chàng dùng dao chặt đứt chín chiếc đầu rồng. Công chúa nhảy bật dậy, ôm hôn chàng say sưa. Nàng tháo dây chuyền đeo ở ngực đeo vào cổ chàng. Rồi chàng đi giải thoát cho công chúa thứ hai, người ngồi vuốt ve bảy cái đầu rồng. Xong chàng lại tới giải thoát cho công chúa thứ ba - người trẻ nhất, người ngồi vuốt ve bốn cái đầu rồng.
Ba công chúa ôm hôn chàng say sưa. Chàng rung chuông to tới mức ở trên cũng nghe thấy. Chàng bế các công chúa vào trong giỏ để cho mọi người kéo lên. Bỗng chàng nhớ tới lời dặn của người tí hon, rằng hai người kia có ác ý. Đến lượt mình, chàng lấy hòn đá nặng đặt vào trong giỏ. Khi giỏ tới nửa chừng thì hai người kia cắt đứt dây để giỏ rớt xuống đáy giếng. Hai người kia cho rằng, thế là hết đời thằng ấy.
Hai người lên đường cùng với ba công chúa, bắt họ phải nói vua cha rằng hai chàng đã giải thoát cho các công chúa. Họ tới hoàng cung tâu trình nhà vua, chàng nào cũng muốn được lấy công chúa.
Trong lúc đó chàng trai trẻ nhất buồn rầu đi đi lại lại khắp ba buồng. Chàng nghĩ, chắc mình sẽ chết ở đây. Bỗng chàng nhìn thấy chiếc sáo treo ở tường. Chàng nói:
- Sao mi lại treo ở đây nhỉ? Ở đây có vui thú gì đâu mà thổi sáo!
Nhìn đống đầu rồng, chàng nói:
- Các ngươi cũng chẳng giúp được ta gì cả!
Chàng cứ thế đi đi lại lại khắp ba căn buồng, đi nhiều tới mức nền nhà nhẵn bóng. Tự nhiên chàng nảy ra ý nghĩ, lấy sáo treo trên tường xuống, rồi đưa lên miệng thổi. Bỗng nhiên người tí hon ở đâu nhảy ra, cứ mỗi nốt nhạc chàng thổi là lại một người tí hon nhảy ra. Giờ đây người tí hon đã đứng đầy gian buồng. Họ hỏi chàng muốn gì. Chàng nói, chàng muốn lên lại trên mặt đất.
Chàng liền đi thẳng tới hoàng cung. Lúc chàng tới là lúc đang chuẩn bị đám cưới công chúa. Chàng tới chỗ nhà vua đang ngồi với ba công chúa. Vừa nhìn thấy chàng là cả ba công chúa lăn ra bất tỉnh. Nhà vua nổi cơn thịnh nộ, ra lệnh tống chàng vào ngục tối, vì vua cho rằng, chính chàng đã làm cho ba công chúa ngất đi.
Khi ba công chúa tỉnh lại, họ xin vua cha thả chàng trai. Nhà vua hỏi tại sao. Cả ba nói là không được phép kể. Nhà vua nói, nếu thế thì kể cho cái lò sưởi nghe. Nhà vua đi ra ngoài, nhưng ghé tai sát cửa lắng nghe câu chuyện họ kể.
Sau đó, nhà vua ra lệnh đem treo cổ hai kẻ lừa phản kia. Chàng trai trẻ nhất được nhà vua gả cho công chúa con út.
Bạn có biết không, lúc ấy tôi xỏ đôi giày thủy tinh, lại bước ngay phải hòn đá lớn thế là "cắc" một cái, giày vỡ đôi.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng