Thích đi chu du thiên hạ


Partir en voyage


Ngày xưa có một bà già nghèo khó có một người con trai. Một hôm anh ta nói với mẹ là muốn đi chu du thiên hạ, bà mẹ nói:
- Con làm sao mà đi được, mẹ nghèo không có tiền cho con làm lộ phí.
Người con trai đáp:
- Con sẽ tìm cách xoay xở sống qua ngày, lúc nào con cũng khấn cầu: "Không nhiều, không nhiều, không nhiều."
Gặp toán thuyền chài đang quăng lưới đánh cá anh ta nói:
- Mong trời phù hộ các người, không nhiều, không nhiều, không nhiều.
- Này, anh nói gì đấy.
Khi họ kéo lưới lên, mẻ lưới ít cá, họ liền lấy sào nện cho anh ta một trận nên thân và nói:
- Đã nhiều chưa hay không nhiều?
Anh ta hỏi:
- Thế tôi phải cầu khấn như thế nào?
- Anh phải nói: "Bắt được nhiều, bắt được nhiều."
Anh ta lại tiếp tục cuộc hành trình của mình, giờ thì mồm lúc nào cũng lẩm bẩm:
- Bắt được nhiều, bắt được nhiều.
Đi qua chỗ dân làng đang hành hình một tên cướp, họ đang treo cổ nó lên, anh ta lại nói:
- Chúc dân làng bắt được nhiều, bắt được nhiều.
- Này anh nói gì đấy, bắt được nhiều hở? Một thằng chưa đủ khổ hay sao mà còn phải chúc thế?
Thế là dân làng xúm vào đánh cho anh một trận mềm xương sống.
Ngóc đầu lên anh ta hỏi:
- Thế tôi phải cầu khẩn như thế nào?
- Nói thế này này: Xin trời thương kẻ khốn khó.
Đi được một thôi đường anh thấy một tên trộm đang làm thịt ngựa lấy da. Anh ta lại nói:
- Chào anh bạn, xin trời thương kẻ khốn khó.
- Này, nói gì đấy, thằng khốn khiếp kia?
Rồi tên trộm tiện tay quật roi tới tấp vào mặt anh ta, làm cho xây xẩm cả mặt mày.
Anh ta còn hỏi:
- Thế tôi phải cầu chúc như thế nào?
- Chúc thế này này: Đồ chết toi nằm trong hố.
Rồi anh ta lại lên đường, mồm luôn nói:
- Đồ chết tôi nằm trong hố.
Đúng lúc ấy có một chiếc xe ngựa chở đầy khách đi qua, tới gần xe anh ta nói:
- Xin chào mọi người, đồ chết toi nằm trong hố.
Chiếc xe đang chạy bỗng đổ nghiêng xuống hố, người đánh xe ngựa chạy lại quật roi tới tấp vào chân anh ta.
Bị đòn đau quá, anh ta chỉ còn cách lết bò quay trở về nhà, từ đó anh ta không bao giờ mở mồm nói đến chuyện đi chu du thiên hạ nữa.


Dịch: Lương Văn Hồng, © Lương Văn Hồng
Il était une fois une pauvre femme dont le fils n'avait qu'une idée en tête: voyager. "Mais comment le pourrais-tu?" disait sa mère. "Il te faudrait avoir de l'argent et tu sais bien que nous n'en avons pas!" - "Je vais me débrouiller," pensa le fils, "je serai honnête et partout je dirai: pas beaucoup, pas beaucoup, pas beaucoup."
Et pendant un certain temps, il se promenait en répétant sans arrêt: "Pas beaucoup, pas beaucoup, pas beaucoup." Il arriva ainsi vers un groupe de pêcheurs et les salua: "Que Dieu vous garde! Pas beaucoup, pas beaucoup, pas beaucoup." - "Qu'est-ce que tu racontes, chenapan, pourquoi 'pas beaucoup'?" se fâchèrent les pêcheurs. Et quand ils sortirent les filets, quelques poissons seulement y frétillaient, vraiment pas beaucoup. Ils chassèrent le jeune homme avec leurs bâtons. "Tiens! Et tiens! Tu l'as bien mérité!" crièrent-ils. "Que dois-je dire alors?" demanda le jeune homme. "Bonne pêche, tu devais dire, attrapez-en le plus possible!"
Et le jeune homme continua son voyage en répétant sans arrêt: "Bonne pêche, attrapez-en le plus possible," jusqu'à ce qu'il arrive à une potence. On était juste en train de pendre un malheureux pêcheur. "Bonjour," commença le jeune homme, "bonne pêche, attrapez-en le plus possible." - "Comment? Quel goujat! Que veux-tu dire par ton: 'attrapez-en le plus possible'? Tu ne crois pas qu'il y en a assez comme ça? Selon toi il devrait y en avoir encore plus peut-être?" Et il se fit rosser à nouveau. "Comment devrais-je dire alors?" demanda le jeune homme. "Tu dois dire: 'Que Dieu soit miséricordieux avec cette pauvre âme.'"
Le jeune homme se remit à marcher et répéta partout où il allait: "Que Dieu soit miséricordieux avec cette pauvre âme." Il arriva au bord d'un fossé où il vit un équarrisseur qui s'apprêtait à supprimer un cheval. "Bonne journée," dit le garçon en se précipitant vers lui, "que Dieu soit miséricordieux avec cette pauvre âme!" - "Qu'est-ce qui te prend, chenapan!" s'écria l'homme. Et il frappa le garçon sur la tête avec ses outils si fort que ce dernier n'entendait plus et ne voyait plus. "Qu'aurais-je dû vous dire alors?" - "Dans le fossé, charogne; dans le fossé, charogne!"
Juste à cet instant un coche plein de monde arrivait par la route et le jeune homme cria: "À la vôtre! Dans le fossé, charogne!" Et le coche quitta la route et se renversa dans le fossé. Le cocher leva son fouet et frappa le jeune homme si fort que ce dernier put à peine marcher. C'est de bon gré qu'il rentra à la maison, auprès de sa mère, et ne mit plus jamais les pieds hors de chez lui. Il avait abandonné pour toujours l'idée de voyager.